Dinh dưỡng cho bà mẹ sau khi sinh con là rất quan trọng và vô cùng phải thiết. Sau sinh nếu chúng ta không bổ sung những chất dinh dưỡng phải thiết cho cơ thể thì bà mẹ và em bé sẽ không có đủ sức khỏe dẫn đến suy dinh dưỡng, hay mắc bệnh. Vì vậy hôm nay TopChuan.com sẽ giới thiệu cho khách hàng những món cháo ngon cực kỳ, đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh nhé.
Cháo cà rốt thịt bò
Cháo thịt bò vừa dễ ăn, vừa dễ nấu lại vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ. Đặc biệt, thịt bò có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác nhau như cà rốt để nấu cháo cho mẹ sau sinh nhiều sữa, bồi bổ sức khỏe.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 100g.
- Thịt bò: 100g.
- Cà rốt: 1/2 củ.
- Hành ngò.
- Giá đỗ.
- Gia vị.
Cách nấu Cháo cà rốt thịt bò:
- Bước 1: Đem gạo trắng vo sạch rồi để ráo nước. Rang gạo với chảo rang và lửa nhỏ. Rang đến khi hạt gạo hơi nóng là đươc. Như vậy sẽ giúp cháo nhừ nhanh hơn và khi nấu cháo thịt bò cà rốt sẽ có vị thơm hơn.
- Bước 2: Thịt bò mẹ rửa sạch rồi băm nhuyễn hoặc mua chiếc đã xay sẵn về cho vào ướp cùng với một ít tiêu và hạt nêm, trộn đều rồi để khoảng 15 phút cho thấm. Mẹ nhớ chú ý cho vào một ít nước lọc vào thịt để thịt không bị vón thành cục sau đó mới cho vào cháo.
- Bước 3: Sau khi rang gạo xong mẹ cho gạo vào nồi đổ nước vào nấu cho nhừ khi mà hạt gạo nở bung ra. Còn cà rốt thì nạo vỏ, rửa sạch sau đó cắt hạt lựu rồi cho vào trong nồi cháo hầm cùng.
- Bước 4: Cuối cùng mẹ nấu cháo thịt bò cà rốt cho nhừ, sau đó nêm nếm lại ít gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc cháo ra tô. Mẹ có thể cho thêm rau mùi, giá và một ít tiêu xay sẽ làm cho món cháo thịt bò cà rốt hấp dẫn hơn.
Cháo tim lợn
Trong tim lợn chứa các chất cực kì quý như protein, lipit, canxi, kali, sắt…nó là nguồn cung cấp các Vitamin quan trọng trong cơ thể như Vitamin a, b… Bên cạnh đó các nhà khoa học đã chứng minh ăn tim lợn sẽ bồi bổ cơ thể để khỏe mạnh hơn. Vì vậy đây là món ăn rất tốt cho sức khoẻ của mẹ sau sinh.
Nguyên liệu:
- Tim lợn 500 gr
- Gạo tẻ 200 gr
- Hành tím 30 gr
- Hành lá 30 gr
- Dầu ăn 50 ml
- Hạt nêm 10 gr
- Muối 10 gr
- Bột ngọt 10 gr
- Tiêu 10 gr
- Nước mắm 10 ml
Cách nấu cháo tim lợn:
- Sơ chế nguyên liệu: Gạo tẻ vo sạch, ngâm nước 30 phút để gạo nở mềm. Tim lợn mua về nếu nguyên quả bạn dùng dao cắt làm đôi. Cho vào thau sạch, rắc một ít muối, mang bao tay vào rồi vò, bóp, vuốt từng rảnh, góc trong tim lợn cho thật sạch, xả 2 đến 3 nước cho hết muối. Hành lá nhặt rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó bạn cắt tim heo thành miếng mỏng vừa ăn cho vào tô lớn ướp với 1 củ hành tím băm, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa tiêu, 1 thìa nước mắm, trộn đều để khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
- Xào tim heo: Bạn bắc chảo lên bếp cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Đun nóng dầu trong chảo rồi cho tim heo đã ướp gia vị vào xào đến khi chín.
- Nấu cháo: Bạn chuẩn bị nồi với 1-1.5 lít sạch, cho gạo đã ngâm vào. Nấu đến khi gạo nở bung đều cho thêm 50 ml nước vào, nấu đến khi cháo chín nhừ, nêm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp nhé. Trong quá trình nấu cháo lưu ý khuấy đều để cháo không bị cháy.
- Thành phẩm: Cho cháo ra bát, cho tim heo đã xào và cho hành lá lên, rắc thêm ít tiêu cho món ăn dậy mùi và thưởng thức thôi nào.
Cháo chim bồ câu
Nói về giá trị của bồ câu hẳn ai cũng đều biết nó bổ dưỡng thế nào rồi. Trong thịt bồ câu chứa chất đạm, chất khoáng như magie, canxi, sắt, kali, photpho, kẽm và các Vitamin như Vitamin a,b,c. Ăn cháo bồ câu giúp mẹ sau sinh bổ sung dinh dưỡng, giúp mẹ có sức khỏe tốt để chăm em bé. Và đặc biệt cháo bồ câu cũng giúp mẹ kích thích tuyến sữa phát hiện tốt.
Nguyên liệu:
- 1 con chim bồ câu
- 3 nắm nhỏ gạo tẻ
- 4 cái nấm hương
- 1/2 củ cà rốt
- 5 trái đậu cove
- 1 củ hành tím
- 1 nắm hành ngò
- Gia vị: dầu ăn, nước mắm ngon, bột ngọt
Cách nấu Cháo chim bồ câu:
- Sơ chế nguyên liệu: Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Nấm hương ngâm trong nước cho nở mềm rồi cắt nhỏ. Hành ngò nhặt bỏ lá sâu, úa, rửa sạch, cắt nhỏ. Chim bồ câu làm sạch lông, bỏ nội tạng, rửa sạch bằng nước pha chút chanh và muối. Sau đó, chặt bỏ phần chân, lọc thịt 2 bên lườn và đùi, xương giữ lại để nấu nước dùng.
- Nấu cháo: Gạo tẻ ngon nhặt bỏ sạn, vo sạch, bỏ vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ ăn. Nấu cho đến khi gạo chín mềm, nhừ thì tắt bếp.
- Nấu nước dùng với xương chim bồ câu: Trong khi chờ cháo nhừ, dùng một nồi khác cho xương vào, đổ thêm nước rồi nấu trong khoảng 40 phút để lấy nước dùng.
- Xào thịt chim bồ câu: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành với dầu ăn rồi cho thịt chim bồ câu vào xào chín, nêm gia vị với nước mắm ngon và bột ngọt, có thể thêm tiêu xay nếu thích. Xào cho thịt chim chín, săn lại, tỏa hương thơm lừng và thấm gia vị đậm đà.
- Hoàn thành và thưởng thức: Khi cháo chín mềm, bạn múc cháo ra nồi khác, đổ thêm phần nước dùng nấu từ xương bồ câu vào đun cùng. Sau đó cho cà rốt, nấm hương, đậu cove vào đun đến khi rau củ mềm, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Cho thịt chim bồ câu vào đảo đều, đun thêm vài phút nữa rồi tắt bếp, múc cháo ra chén, rắc hành ngò lên trên rồi thưởng thức.
Cháo chân chó
Thịt chó có tác dụng thông mạch, lợi sữa, tiêu viêm, tốt cho những người cơ thể suy nhược, thận dương hư, chính khí suy yếu… Ngoài gạo thì món cháo chân chó thường được hầm chung với lá đinh lăng. Cả 3 thứ này cộng lại vừa có tác dụng bổ tì vị, chống hư tổn, thông mạch, lợi sữa vừa giúp giải độc, tiêu sưng viêm, tăng sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp tống đẩy huyết hôi sau sinh.
Nguyên liệu:
- Bàn chân chó đen 1 – 2 cái
- Gạo nếp 100 – 150g
- Lá đinh lăng 20 – 30g
Cách nấu Cháo chân chó:
- Chân chó làm sạch, để ráo nước, đem thui vàng khía theo chiều dọc; lá đinh lăng, gạo nếp đem vo, rửa sạch.
- Cho lá đinh lăng vào nồi, đổ 500 – 600ml nước đun sôi nhỏ lửa trong 10 – 15 phút rồi lấy dịch chiết đinh lăng.
- Sau khi đun được nước đinh lăng, gạn lấy nước trong bỏ bã, cho gạo và chân chó vào đun nhỏ lửa tới khi chín nhừ, nêm gia vị đủ dùng.
- Ăn ấm trong ngày, ăn liên tục tới khi có sữa và thỉnh thoảng ăn nhắc lại.
Bài thuốc có tác dụng thanh can, ích vị, khỏe tỳ, cường thận, bồi bổ khí huyết, thông mạch lợi sữa, tiêu viêm… Thích dụng với những bệnh nhân sau sinh khí huyết suy nhược, mất sữa, thiếu sữa, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, ăn uống khó tiêu, máu hôi kéo dài… Theo Đông y, thịt chó vị mặn, tính ôn có tác dụng bổ trung, ích khí, ôn thận trợ dương, bổ phế khí, cố thận khí, ích tinh tủy, mạnh tỳ, vị, tăng khí lực, tốt cho những người cơ thể suy nhược, thận dương hư, chính khí suy yếu, thông mạch, lợi sữa, tiêu viêm… Lá đinh lăng vị nhạt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng bổ 5 tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Đồng thời giúp cơ thể phụ nữ tăng sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp, tống đẩy huyết hôi sau đẻ… Gạo nếp vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, chống hư tổn, thông mạch, lợi sữa. Ba vị thuốc trên kết hợp với nhau có tác dụng tư bổ can thận, ích tỳ vị, bổ dưỡng huyết, kích thích tăng tiết sữa. Bởi theo y lý y học cổ truyền, đầu vú thuộc can còn bầu vú thuộc vị, buộc phải bài thuốc này công năng chính là bổ vào can và vị, sẽ kích thích khai mở được cái sữa.
Cháo cá chép
Theo đông y, cá chép có tính bình, vị ngọt, có tác dụng vào các tạng, tỳ vị và thận. Cá chép có tác dụng kiện tỳ vị, lợi tiểu, chữa sưng phù, thông sữa, chữa ho, cá chép cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Nguyên liệu:
- 300 gram cá chép
- 200 gram gạo tẻ
- 75 gram đỗ xanh
- 1 ít nước mắm, muối, dầu ăn, hành khô, gừng, hành lá, thì là.
Cách nấu Cháo cá chép:
- Bước 1: Cá chép đánh sạch vảy, bỏ ruột rồi cho vào luộc cùng gừng và thì là cho bớt tanh
- Bước 2: Khi cá chín lọc thịt ra riêng, phần xương cho vào máy xay lấy nước, phần thịt đem ướp với 1 thìa nước mắm, tiêu, hạt nêm trong 5 phút
- Bước 3: Gạo và đỗ vo sạch cho vào nồi nước rồi đổ nước cốt xương cá cùng với ít muối ăn khuấy đều nấu lên
- Bước 4: Khi cháo chín cho cá vào khuấy lên, nêm lại rồi tắt bếp
- Bước 5: Rắc hành lá rửa sạch thái nhỏ vào là bạn đã hoàn thành món cháo đầy dinh dưỡng rồi.
Có thể bạn thích: