Mỗi vùng miền trên đất nước Viêt Nam đều có những món ăn đặc sản riêng, những món ăn dù đơn giản hay cầu kỳ đều tạo nên một nét đặc sắc riêng cho vùng đất đấy, và Đăk Nông cũng thế. Hãy cùng TopChuan.com khám phá những món đặc sản ở Đăk Nông nhé.
Cá lăng sông Sêrêpốk
Cá lăng là loài cá da trơn sinh sống ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không ở đâu cho chất lượng cá tuyệt vời như sông Sêrêpốk, thịt cá lăng sông Sêrêpốk săn chắc, có vị ngọt, giàu dinh dưỡng.
Một số món ăn nổi tiếng được chế biến từ cá lăng tại Đắk Nông như: cá lăng hấp xì dầu, cá lăng nướng, lẩu cá lăng hay cá lăng om chuối… Kết hợp với cá gia vị đi kèm càng tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Trong đó, món cá lăng nướng được xem là món ngon Đắk Nông nổi tiếng nhất nơi đây, được nhiều thực khách yêu thích
Điều đặc biệt trong bất kì món ăn nào thì cái vị ngon ngọt, béo và thanh khiết ở thịt cá lăng cũng đều được giữ, Để làm được điều đó thì công đoạn sơ chế rất quan trọng, phải dùng tro bếp thoa đều quanh da cá rồi cạo thật sạch sau đó rửa sơ qua nước muối và chanh để khử bớt đi mùi tanh của cá thì mới làm cho món ăn mới dậy mùi, hấp dẫn.
Măng chua rừng
Đến với Đăk Nông không, chúng ta không chỉ được thưởng thức những hương vị như rượu cần, cà phê..mà thêm một đặc sản Đắk Nông nữa mà chúng ta có thể mua về làm quà đó là măng chua rừng.
Để có được măng chua rừng, người dân cũng phải lặn lội vào rừng, rúc vào những bụi tre đầy gai để có thể lấy những mụt măng ngon về làm măng chua. Măng để làm măng chua ở đây có măng mai, măng tre, và măng giang. Đối với măng giang đột măng chỉ nhỏ bằng ngón tay, nên khi làm măng chua bạn có thể để nguyên, còn đối với măng mai, măng tre do đột măng bự và phần gốc thường cứng và già nên phải thái lát mỏng ra, bỏ phần già đi.
Măng sau bóc vỏ và thái mỏng xong, đem ngâm với nước pha loãng ít muối trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày cho lên men. Sau đó, cho thêm ớt và bỏ vào ủ trong chậu sành, khoảng 2 tuần là men chua đã chín và có thể lấy ra dùng được.
Đến với Đăk Nông, bạn nên một lần nếm món măng chua của đồng bào dân tộc nơi đây mới cảm nhận hết được những nét giản dị, mộc mạc kèm theo đó là hương sắc hùng vĩ của núi rừng đại ngàn
Khoai lang Tuy Đức
Tuy Đức là huyện biên giới ở Đăk Nông nổi tiếng với khoai lang, và nó cũng là một trong những đặc sản ở Đăk Nông bạn có thể mua về làm quà được. Trước đây khoai lang chỉ là một loại củ dùng để chống đói thôi, nhưng giờ đây nó đã trở thành đặc sản mà không có tỉnh thành nào cạnh tranh nổi.
Xuất xứ của sản phẩm này là từ những năm đầu mới thành lập tỉnh, người dân xã Đắk Búk So (huyện Đắk R’lấp nay thuộc địa bàn huyện Tuy Đức) đã đưa giống khoai lang Benzen có nguồn gốc từ Nhật Bản về trồng.Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên khoai lang Tuy Đức đạt năng suất cao, mang hương vị đặc trưng riêng: Thơm ngon, bùi, ngọt, hàm lượng tinh bột và dinh dưỡng cao; được người tiêu dùng ưa chuộng
Khoai lang được Huyện Tuy Đức cho xây dựng thương hiệu, đảm bảo tính được tính an toàn, sạch và chất lượng nên càng có giá trị. Chính vì thế, khoai lang ở Huyện Tuy Đức giờ không còn là đặc sản nữa mà là bộ mặt của Huyện. Nên bạn cứ yên tâm mà thưởng thức nhé
Cà phê Đức Lập
Cà phê Đức Lập là sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn khi đi du lịch Đăk Nông. Một mặt thổ nhưỡng nơi đây có chứa rất nhiều dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của cà phê, mặt khác người dân nơi đây có kinh nghiệm lâu đời trong việc chăm sóc, thu hoạch và chế biến nên cà phê Đức Lập có chất lượng rất cao
Cà Phê Đức Lập mang hương thơm nồng nàng đầy mê hoặc, khi thưởng thức nó bạn phải giữ cho tâm trí của mình thật bình tĩnh, thoải mái trong không gian yên tĩnh và bình lặng để có thể cảm nhận được vị tuyệt vời của thức uống này, sau đó ngụm từng ngụm cà phê thật chậm rãi để vị của nó thấm và tan vào đầu lưỡi, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một cảm giác thú vị.
Hiện nay ở Đăk Nông cà phê Đức Lập đã tạo ra một dấu ấn riêng trên thị thường Việt Nam, đó sẽ là một món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân, gia đình, bạn bè khi bạn đến với vùng đất này.
Cơm lam
Nói đến món ngon Đắk Nông ai cũng nên thử thì không thể không kể đến món cơm lam. Cơm lam Đắk Nông là cơm được làm từ gạo dẻo hoặc gạo nếp, khi nấu không cho vào nồi mà cho vào ống tre, giang, nứa…
Người ăn có thể cảm nhận cả mùi nếp thơm lẫn hương rừng trong miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất rõ cái vị đậm đà của nó.
Cách làm món này cũng rất kỳ công, gạo nếp ngâm lẫn với lá thơm đêm trước, cho vào ống nứa non. Khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người nấu khéo léo đổ nước suối mát lạnh đựng trong những cái bầu khô đen bóng dốc vào từng ống một. Người ta tước những thẻ lá chuối già hườm hườm vàng đã tai tái héo bởi hơi nóng lửa hơ và bắt đầu vê từng cái nút cho từng ống nứa.
Mặc dù cơm lam Đắk Nông được làm từ gạo nếp, nhưng bởi cách nấu đặc biệt nên cơm lam có hương vị mới lạ so với món cơm nếp thông thường. Khi dùng cơm lam, người ăn không hề biết ngán và dù có kèm với những món ăn khác như gà nướng, bò nướng thì mùi cơm lam vẫn không thể lẫn vào đâu được.
Cà đắng
Cà đắng là một loại cà hoang, cà dại mọc nhiều trên rừng, trên các nương rẫy, hiện nay nó đã được bà con trồng khá nhiều trong vương nhà cũng như trên các cánh đồng ruông, ra quả quanh năm, trái cà dài và to hơn cà pháo của người Kinh.
Loại cà này có vị đắng nhẹ, và có thể ăn sống nên rất thích hợp cho nhưng ai thích ăn sống. Tuy nhiên đã gọi là cà đắng thì ăn vào sẽ bị đắng, nhưng sau đó nó sẽ ngọt dần dần. Cà đắng thường xuất hiện trong mỗi bữa ăn của người dân ở Đăk Nông. Cà đắng thường nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép,… nếu thưởng thức được bạn sẽ cảm nhận được một sự kết hợp diệu kỳ từ cái đắng thấm vào tận chân răng của cà, vị mặn của cá, vị ngọt của tép cùng vị cay xé lưỡi từ ớt.
Với sự kỳ lạ của nó, nên cà đắng đã trở thành món đặc sản ở Đăk Nông, mang màu sắc , hơi hướng rất riêng biệt cảu vùng đất bazan đại ngàn, hùng vĩ. Hãy đến và thường thức nhé có thể bạn sẽ bị nghiện món này đấy
Rượu cần Đắk Nông
Giữa rất nhiều loại rượu ngoại, rượu hảo hạng,thì rượu cần Đắk Nông vẫn đứng hiên ngang, được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Vì khi thưởng thức, nó mang đến cho con chúng ta hương vị và cảm giác rất riêng mà các loại rượu khác không có được. Đó là hương vị của sự bình dân, dân dã, và của núi rừng tây nguyên bạt ngàn, hùng vĩ.
Sự hấp dẫn của nó còn từ sự nghiêm ngặt trong cách chế biến. Nguyên liệu chính làm cái rượu có thể dùng ngô, sắn, gạo nếp, gạo tẻ, hạt bo bo… Nhưng ngon nhất vẫn là gạo nếp, thường được dùng trong những dịp đặc biệt. Men để ủ rượu phải được làm từ vỏ và lá cây rừng… Phương pháp làm rượu đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng rồi phơi; giã nhỏ men rượu rắc lên trên nia cơm, sau đó trộn thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào ché trấu ủ, dùng lá cây rừng hoặc lá chuối khô ủ kín khoảng từ 10 đến 15 ngày là có thể dùng.
Rượu có mùi thơm đặc trưng, ngọt ngào, màu rượu vàng óng, uống vào có chút đắng nhưng lại hòa vào vị ngọt là chính. Uống vài hơi vẫn thấy chưa say nhưng khi rượu ngấm có cảm giác ấm người, lâng lâng. Rượu cần để lâu năm được xem là quý, hương rượu thơm ngát lan tỏa nồng nàn rất hấp dẫn.
Có thể bạn thích: