Lập dàn ý là bước quan trọng giúp các bạn hình dung ra cách làm một bài văn hoàn chỉnh. Dưới đây là những dàn ý phân tích các dạng đề điển hình thường gặp … xem thêm…trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử. Đọc và ghi nhớ để tự tin hơn khi làm bài bạn nhé:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Hai câu sau tả cảnh dòng sông trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ.
Từ Hán – Việt (nhân ảnh): từ Hán – Việt duy nhất được tác giả sử dụng trong bài, có sự dự cảm về chính cuộc đời của tác giả.
Không gian ở câu này được mở rộng hơn so với đoạn 1: mây, gió
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vừa là câu hỏi, vừa là lời chào mời. Lời thơ nhẹ nhàng gợi nhắc đến bóng dáng xưa cũ, ở đó có người con gái Huế ông thương.
Ông hoài nghi rằng trong một thế giới như vậy, thì” ai biết tình ai có đậm đà”?
Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:
Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
Dàn ý tham khảo số 2: Cảm nhận bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
- Cảm nhận chung về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
II. Thân bài
1. Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ
*Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Câu hỏi có hai cách hiểu:
- Lời của người thôn Vĩ hỏi tác giả
- Lời phân thân của tác giả tự hỏi chính mình
=> Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi trên cũng thể hiện được nỗi nhớ thôn Vĩ da diết cũng như mong muốn được về chơi thôn Vĩ.
*Câu 2: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
- Hình ảnh “nắng hàng cau”: ánh nắng của bao trùm khắp làng quê.
- Điệp ngữ: “nhìn nắng” – “nắng mới” thể hiện một không gian tràn đầy ánh nắng sức sống.
*Câu 3:
- Khu vườn không chỉ tràn ngập sắc nắng mà còn sắc xanh.
- “xanh như ngọc” một màu xanh mát mẻ, tươi mới và dễ chịu.
* Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền
- Trong không gian thiên nhiên thôn Vĩ, hình ảnh con người thoáng xuất hiện:
- Khuôn mặt chữ điền của người thôn Vĩ thấp thoáng sau tán trúc. Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành phúc hậu, phải chăng đó là khuôn mặt của người con gái Hàn Mặc Tử thầm thương?
=> Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong sáng, tươi tắn và có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
2. Bức tranh sông nước trong đêm trăng
* Câu 5 và câu 6:
- Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sự chia lìa: gió, mây vốn quấn quýt nay chia lìa đôi ngả.
- Dòng sông như nhuốm màu tâm trạng buồn bã, thê lương.
- Hình ảnh hoa bắp khẽ lay cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người.
* Câu 11: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh gợi khung cảnh huyền ảo, không có thật.
=> Hình ảnh thiên nhiên đêm trăng đượm buồn và mờ ảo, hư không.
=> Sự đối lập giữa hai bức tranh thiên nhiên nơi làng quê thôn Vĩ và đêm trăng.
3. Tâm trạng của nhà thơ
- Khung cảnh cũng vận động từ thực đến ảo, từ vườn thôn Vĩ đến sông trăng và cuối cùng chìm vào tâm thức mờ ảo của sương khói.
- Câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà?” là lời nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao được sống, được yêu.
=> Làm nhòe mờ hình tượng của khách thể và chủ thể trữ tình, tạo nên một nỗi ám ảnh về nỗi đau trong cõi mênh mông vô tận, tâm trạng hụt hẫng và đầy tuyệt vọng của nhà thơ.
III. Kết bài
Cảm nhận về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Câu phiếm định: “thuyền ai?”, rồi lại “bến sông trăng”. Quả thật, đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong “Thi nhân Việt Nam”: “Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.
“mướt”: một trạng thái gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật
Có thể bạn thích: