Bài viết dưới đây TopChuan.com đã tổng hợp các bài văn mẫu nêu cảm nghĩ về người cha (lớp 7) hay nhất, các bạn cùng tham khảo để rèn luyện cách viết cho mình nhé!… xem thêm…
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 4
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 8
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 11
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 4
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ. Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai. Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy. Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm. Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo. Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 2
Hàng năm đều như vậy, hể cứ rằm tháng bảy đến gần, mùa vu lan sắp sửa về, là lòng tôi lại bui ngùi cảm xúc vì không còn cha mẹ để được yêu thương.
Đối với tôi, mỗi lần mùa vu lan đến là mỗi lần tôi buồn rưng rức muốn sống lại hồi ức cùng cha mẹ, chỉ bằng cách quay tìm về trong ký ức, và trong ký ức ấy sẽ hiển hiện ra bức tranh sống động một thời tuổi thơ của tôi đã trải qua, nơi đó chứa rất nhiều hình ảnh thân thương mà cha mẹ đã hết lòng chăm lo cho tôi, giúp tôi vững bước đi vào đời. Theo tiếng gọi của người miền Nam, gọi cha bằng tiếng ba, gọi mẹ bằng tiếng má, trong bài viết này tôi muốn nhắc đến người cha, đó là ba của tôi! Một người nông dân chất phát, thật thà, nhưng có tâm hồn cầu tiến, biết đặt nặng trong trách quan tâm giáo dưỡng con cái của mình sao cho được vươn lên, khỏe mạnh và được học hành, mặc dù số phận của người nông dân như ba tôi vào thời đó rất nhạt nhòa đen tối, luôn sống trong sự cam chịu nghèo nàn, quê dốt.
Trong xã hội, kể cả trong văn thơ đều thường hay nhắc đến người mẹ, tô đậm hình ảnh người mẹ, kể cả tôi vẫn thường hay nhắc đến má nhiều hơn ba . Thật đáng tội cho tôi! Đối với tôi hình ảnh người mẹ luôn khắc sâu trong trí nhớ và lúc nào cũng dạt dào nổi nhớ thương dù câu chuyện xãy ra rất mỏng như sợi tơ cũng nhớ, còn cha dù gánh nặng ngàn cân cũng it gợi lên niềm cảm xúc. Từ lâu tôi đã lầm lẫn đáng trách! Không hay rằng tôi có một người cha tuyệt vời mà tôi vô tình không nghĩ tới, tâm tư lúc nào cũng nhớ má và nghĩ đến má nhiều hơn ba. Tôi thường xem má là ánh hào quang lung linh tỏa sáng, là bài học yêu thương lan tỏa vào tâm hồn khiến cho tôi rất khó quên, còn với ba tôi trong ký ức rất nhạt nhòa bởi do tính cách khô khan ít bộc lộ tình cảm, lúc nào ông cũng mang phong cách nghiêm khắc của người đàn ông trụ cột trong gia đình, nên có lẽ vì thế mà con cái như anh em chúng tôi ít khi gần gũi.
Nhìn về bức tranh ký ức tuổi thơ của tôi, làm sao có thể thiếu bóng dáng ba tôi trong đó chứ! Kể từ cái thời tôi còn là đứa bé học tiểu học, là con bé Nhỏ của ba tôi(tên gọi của tôi lúc còn nhỏ) với biết bao công sức mà ba tôi đã từng chăm lo cho tôi, từ cái ăn, chốn ở học hành, cùng những lời khuyên dạy, răn đe, rồi lai dỗ dành, mục đích của người là mong muốn con cái được học hành và nên người. Nhìn nét mặt của ba tôi ít khi có nụ cười cởi mở mà chỉ thấy nghiêm nghị, hay la rầy , nhưng mọi thứ công việc nặng nhọc, tốn nhiều công sức ông đều lảnh phần gánh vác. Có những công việc ông đã từng làm cho tôi, mà tôi thì lại là đứa con hời hợt hay dỗi hờn thì làm sao có cảm nhận và thấu đáo hết được. Vậy chứ có những điều tôi nhớ rất rõ: Chính ba tôi từng cõng tôi, không để cho tôi phải lội sình lúc nước ròng sông cạn, người cõng đưa tôi xuống xuồng sang sông đi hoc trường làng, Tay ba tôi từng nắm chặc tay tôi trong nghiêm khắc, dẫn đến gởi ở nhờ nhà người bà con để đi học, ba cương quyết bắt buộc tôi phải đi xa nhà mới có trường để học, và xem đó là điều cần thiết cho tôi …..
Trong những bửa cơm ba tôi luôn chọn ăn phần cá có xương, phần thịt dành cho các con, thường thường đến bửa cơm ông ăn rất nhanh, dường như cố tình ăn nhanh để phần còn lại cho con cái tha hồ bóc lũm. Trong năm học, nhất là những ngày đầu tuần, đối với tôi, rất thường xãy ra cảnh tượng, ba vừa hăm dọa vừa dỗ dành tôi phải thức dậy sớm để đi học ở trường xa( vì trường làng chiến tranh đỗ sập). Khi tôi bệnh, ba vừa nghiêm khắc vừa dỗ dành bắt buộc tôi phải uống thuốc đắng cho mau hết bệnh, tôi vì sợ ba nên vừa khóc vừa uống….Chình ba tôi là người đã mang lại lợi ích cho cuộc đời, cho tương lai của tôi nhiều thứ thế mà tôi luôn xem đó là những điều do vì khó khăn mà bắt buộc. Trong ký ức tuổi thơ của tôi thì ba tôi là người tôi hay hờn giận nhất. Cho đến khi tôi đã trưởng thành và mãi đến bây giờ tôi mới ngộ ra rằng, ba tôi từng nghiêm khắc và bắt buộc tôi phải làm theo như thế, chỉ vì chăm lo cho tôi. Nhìn lại, đường đời tôi đang đi và đã trải qua thì chính ông là người dẫn dắt tôi đi từng bước vào đời và lớn lên trong sự bình yên, khỏe mạnh. Mặc dù tôi chỉ là người thành công trong cuộc sống rất bình thường.
Những câu khuyên dạy của ba thường dành cho anh em chúng tôi rằng: Ráng học để có chữ nghĩa, biết sống có đạo đức để nên người, có nghề nghiệp, sung sướng được tấm thân, đừng để giống như ba, cả đời khổ cực chân lắm tay bùn…… Chúng tôi nghe ba nhắc nhở riết đâm ra chán không muốn nghe, kệ ba nói gì thì nói, chúng tôi im lặng hồn nhiên và xem chuyện học hành không quan trọng bằng ông. Ba đánh anh hai mê chơi trốn học, đánh lộn với bạn bè, thấy ba đánh anh mà tôi cảm thấy giận và sợ ba nhiều hơn. Có lúc, tôi giận ba vì không cho nghĩ học thêm một ngày do mê ngủ không chịu dậy sớm xuống đò đi đến trường học cho kịp buổi sáng….Ba tôi luôn bộc lộ sự nghiêm khắc trước mặt con cái, lúc nào cũng đem chuyện tốt của người khác truyền đạt lai cho chúng tôi nghe, ông nói tới, nói lui anh em tôi nín thinh không dám nói lại, dù không muốn nghe cũng phải nghe, nghe riết rồi thuộc lòng luôn, và dần dần trở thành y như thế vào cuộc sống chúng tôi lúc nào cũng không hay.Thật kỳ lạ!
Sau ngày giãi phóng, ba tôi từ bỏ nghề buôn bán đã nhiều năm gắn bó, để trở về quê nhà sống với ruộng vườn.Từ đó chẵng hiểu vì sao cái nghèo luôn bám lấy gia đình tôi, lao động cật lực, không dám đua đòi xài phí thế mà vẫn không dư giã. Có lẽ do cuộc sống nhọc nhằn và thiếu thốn đã làm cho tâm tính của ba tôi càng lúc càng khô khan khó tính, có những khi tôi thoáng thấy ông buồn rầu lẩm bẩm, tự giận bản thân mình tại sao lao động vất vả như thế mà vẫn nghèo. Ngày tôi chuẩn bị lấy chồng(năm 1977) tôi mới cảm nhận hết tình cảm và sự lo lắng của ba tôi dành cho tôi, ông lộ vẻ buồn kín đáo khi nhìn lại cảnh nhà nghèo, vách lá sơ xài không lành lặn, trong im lặng tự mình tìm cách đóng sửa lại từng nơi cho ngôi nhà trở nên lành lặn, vén khéo khang trang thêm chút, ba bảo, kẻo bên nhà chồng chê con gái nhà mình nghèo mà không vén khéo, lúc đó tôi nghe ba nói tôi cảm xúc nhẹ lòng vì đã được ba chia sẻ mặc cảm cùng tôi.
Ngày tôi sinh con gái đầu lòng(năm 1978) đồng lương của vợ chồng tôi thấp lè tè, không đủ trang trải, nên việc ăn uống bồi dưỡng sau sinh ba lo tất bật, ba ra sức cắm nhiều cần câu, thường xuyên đi chài cá dưới sông, kiếm được cá ngon ,ba đều dành trọn cho tôi, ông bảo là ăn cho có sữa giúp cháu ngoại chóng lớn. Rồi cháu ngoại lớn dần lên, ba lui cui đốn tre, vuốt cho láng,mỏng từng mảnh nhỏ thật công phu rồi đóng thành một cái khung gỗ vuông gọi là cái nôi, ba ngắm nghía rồi nói, cho cháu ngoại ở trong nôi chơi vừa sạch sẽ mà không sợ té….Tôi sung sướng và cảm động và xem cha mẹ mình là chỗ vựa vững chắc.
Thằng em trai út của tôi đậu đại học bách khoa năm 1986 phải học ở TP Hồ Chí Minh, là người nông dân như ba tôi khi nghe tin con đỗ đại học bách khoa ông mừng vui không thể tả và biểu lộ sự thỏa mãn vì đó là ước mơ của ông từ lâu. Thời điểm đứa em út tôi vào đại học cũng là lúc ba tôi không còn trẻ, sức lực không còn khỏe mạnh, thế nhưng ông vẫn quyết tâm không phó mặc, cố tìm ra những công việc làm để có tiền, như đi chài có được vài con tôm, con cá lớn liền kêu má đem đi bán cất tiền dành cho thằng út, rồi ra sức chăn nuôi gà, vịt trồng rau, nấu rượu nếp bán kiếm đồng lời…. cả hai ông bà ở nhà dốc sức lao động, có món ngon không dám ăn, lúa bán, không dám xài tất cả các thứ đều dành dụm cho thằng con học đại học, thằng em út học ở Sài gòn cũng đâu được sung sướng đầy đủ gì nơi thành phố lớn, so với đồng tiền của ba kiếm được, thật quá nhỏ nhoi, ít ỏi, nhưng đó là cả sự cần cù vất vã, dành dụm mới có được. Riêng thằng em út phải vừa học vừa làm thuê kiếm tiền thêm mới đủ sống. Sau này con tôi đậu đại học một lúc 3 trường, ba mừng vui vô kể. Ba luôn tự hào và xem thành tích con cháu nhà mình dù nghèo nhưng học hành đỗ đạt là niềm hạnh phúc lớn nhất cả đời ông, từ đó ông trở nên vui vẻ cởi mở, đặc biệt ông rất tự hào khi nhìn thằng con trai út của mình trở thành kỹ sư.
Tôi muốn nhắc thật nhiều về ba tôi để nhằm nhắc nhở cho chính mình rằng cần phải tự hào và trân trọng tri ân một người cha cả đời khổ cực, chất phát hiền lành mà có tinh thần luôn cầu tiến. Tìm về hồi ức tôi mới thấy mình có diễm phúc, thế mà từ lâu tôi đã hời hợt không cảm nhận được tấm lòng cao cả đáng yêu của ba mình, rõ ràng ba không thua kém má chút nào về tình thương dành cho con. Tội tự thấy mình có lỗi và chậm hiểu về ba của mình nhiều quá! Ba tôi, nhìn bề ngoài tuy khô khan nghiêm khắc nhưng bên trong tâm hồn của ba là kho báu tình thương, cả đời tình nguyện làm những công việc nặng nề khổ cực để tìm kiếm cái no ấm cho gia đình, chăm lo cho con cái được trưởng thành và nên người hữu dụng, ông không đòi hỏi sung sướng hưỡng thụ cho riêng mình, Nhìn lại, thì ước mơ của ba tôi đã đạt được phần nào, nhưng rất tiếc sự thụ hưỡng chưa được bao nhiêu, thì ông đã ra đi về cỏi vĩnh hằng. Tôi thường xem những hình tượng người cha trong xã hội, giúp tôi để tâm nghĩ nhiều đến ba tôi, quả thật ông là một người cha tốt.Tôi nghĩ, nếu đến kiếp sau tôi có còn được một người cha như thế không? Càng nghĩ về ba tôi, tôi càng tự trách mình còn thật nhiều thiếu sót đối với người. Mỗi mùa vu lan về là tôi bùi ngùi muốn làm một điều gì đó để đền đáp công ơn ba của tôi, nhưng biết làm gì hơn ngoài sự thành tâm cầu nguyện cho ba tôi nơi cõi vĩnh hằng được an lành siêu thoát.
Hỡi những ai còn cha mẹ bên cạnh, nên trân trong từng phút từng giây để được nhìn thấy mặt và bày tỏ niềm yêu thương với cha mẹ mỗi ngày mỗi nhiều hơn, vì ngày được gần gũi với cha mẹ càng lúc càng ít. Ai còn cha mẹ là còn kho báu, chớ nên chỉ vì lười biếng hoặc không chịu khó khắc phục dành thời gian tới lui thăm viếng, để đến khi cha mẹ qua đời rồi dù có khóc tràn ly nước mắt hay có thật nhiều vàng bạc, kim cương cũng không đổi lại được tiếng nói, giọng cười, lời khuyên dạy của cha mẹ bên tai , cha mẹ còn sống là ta còn cơ hội được ngắm nhìn, dù cha mẹ của mình có một hình hài xấu xí, nhăn nheo, đen đúa và quê mùa, vẫn luôn đẹp trong niềm yêu thương dành cho con, và mãi mãi là kho báu cần phải trân trọng giữ gìn. Cha mẹ mất rồi thì không bao giờ tìm lại được.
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 8
Trong gia đình em, ai em cũng yêu cũng thương. Nhưng người em kính trọng nhất là bố em. Vì bố là niềm tự hào và mong ước trong lòng em.
Bố em là bộ đội, thời gian ở nhà rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, từ bé có khi em chẳng mấy khi được gặp, chẳng mấy khi được ôm bố, không được như bọn bạn em được gọi bố hàng ngày, được bố lai đi học, được nũng nịu. Đôi lúc em còn không tưởng tượng ra được bố mình như thế nào nữa, vì khoảng cách với bố quá xa vời, muốn gặp đâu phải thích là được, bố còn bận rất nhiều công việc khác, nên khó ở bên cạnh em suốt được.
Bố em có khuôn mặt tròn, mà đặc biệt nhất là chiếc trán hói, nhìn rất là đáng yêu. Đôi mắt bố trong và rất đẹp, bố không có bị cận nên lúc nào bố cũng nhắc nhở em phải cẩn thận giữ đôi mắt của mình. Bố sống rất bình dị, mọi thứ bố đều rất tiết kiệm. Tuổi thơ của bố không được chơi nhiều như em bây giờ, từ bé bố đã phải lo công việc trong nhà, nên rất vất vả, vừa cố gắng học vừa làm giúp cha mẹ. Bố kính yêu của em khá là nghiêm khắc, chắc bị lây từ bố, nên tính cách của em khá là khó tính và hơi để ý như bà cụ non, việc cần cẩn thận thì không bao giờ cẩn thận, nhưng những việc không cần thì lại làm tốt hơn người khác. Chẳng hiểu sao mỗi lần thấy bố mặc gì cũng đẹp cũng xinh.
Em hay lôi ảnh của bố lúc trẻ ra ngắm, rồi hỏi mẹ linh tinh những câu chuyện về bố. Bé mỗi lần nhớ bố quá, lại cố gắng viết một lá thư thật dài cho bố, nói là “Con nhớ bố”, “Bố về mua bánh socola cho con”. Nhưng khi bố về, bố dang đôi tay ra để ôm thì lại chạy thật xa khỏi đấy vì quá sợ hãi không biết phải làm như thế nào. Bố rất quan tâm mọi người, mỗi lần đi đâu xa bố đều mua quà cho từng người, coi em học bài dù trời đã muộn, thấy bố vẫn xem phim xong học xong thấy bố ngủ khì ở ghế uống nước. Bố chẳng mấy khi nói ra thương con như thế nào nhưng bố luôn âm thầm từ phía sau.
Bố rất hay mắng và bắt em học bài, nhiều lúc ghét bố lắm, nhưng mỗi lần được điểm cao là hạnh phúc vô cùng. Người làm cha làm mẹ chỉ muốn tốt cho con cái thôi. Bố em rất tâm lí, vào ngày lễ hay dịp gì cũng đều mua bao nhiêu là hoa hồng thơm nức, thích gì đòi bố một tí là được mua. Em chỉ nhớ có một lần rất lâu về trước, ngày mà bố đi công tác về em không nhận ra bố mình, một đứa trẻ con không nhận ra bố có phải rất đáng thương không. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời em không nhận ra bố mình. Giờ thì bố em cũng về nhiều hơn trước một chút rồi, nhưng nó không đủ cho em.
Bố em rất thích làm vườn và trồng cây cảnh, bố em trồng bao nhiêu cây xanh quanh nhà, cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi lần về là bố lại bón phân rồi tỉa lá, bắt sâu. Bố rất yêu công việc, lúc nào cũng làm lụng trồng rau cho mẹ, bố em dạy em cách tận hưởng thiên nhiên, dạy em cách sống là chính mình. Có đôi lúc em thấy mình thật may mắn, có lẽ vì em xa bố em lâu quá, nên em không có những trận đánh đòn, không có những ngày bị bố la mắng, nhưng bị bố mắng khóc những lúc làm sai thì tất nhiên là có.
Em rất thương bố, rất muốn lớn thật nhanh để làm giúp bố tất cả mọi việc. Cuộc sống bên ngoài toàn cạm bẫy và những sự đố kị, đôi lúc muốn mình nhỏ bé bên vòng tay cha mẹ để tránh tất cả những nguy hiểm của cuộc sống. nhưng phải lớn thôi vì cuộc sống là không chờ đợi, bố mẹ cũng đang đợi mình tự tin vững bước vào tương lai.
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 12
Người ta thường hay nói rằng “Tấm lòng người cha là một tuyệt tác của tạo hóa”. Tình yêu thương và tấm lòng mà cha đã dành cho tôi thực sự thiêng liêng và cao quý. Tôi luôn biết ơn cuộc đời khi cho tôi có một người cha đáng kính, tuyệt vời như thế.
Cha tôi năm nay ngoài bốn mươi tuổi nhưng dường như gánh nặng cuộc đời đã khiến cha già đi nhiều. Sự nhọc nhằn hằn in rõ nhất trên mái đầu bạc của cha mà mỗi lần nhìn nó tôi không khỏi chạnh lòng, xót xa. Nước da của cha ngăm đen khỏe mạnh. Bờ vai rắn chắc, đầy vững chãi khiến tôi luôn tin tưởng để dựa vào. Dáng người cha hơi đậm nhưng làm việc rất nhanh nhẹn. Tôi rất thích đứng ở đằng sau để nhìn bóng lưng của cha. Đôi mắt của cha luôn nhìn tôi dịu dàng, yêu thương. Cha có khuôn mặt chữ điền nhìn rất phúc hậu, nổi bật trên khuôn mặt ấy đó là vầng trán cao lộ rõ sự thông minh.
Cha tôi không hoàn hảo nhưng ông luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Cha tôi không phải dân trí thức, cũng không giàu có, cha chỉ là một người lao động bình dân với đồng lương công nhân trong xí nghiệp thế nhưng chưa bao giờ cha để tôi phải thiếu thốn thứ gì. Cha lo cho tôi ăn học, cho tôi một cuộc sống đủ đầy mặc dù tôi biết chính cha cũng không có nhiều tiền. Tôi để ý có đến cả năm cha cũng không may cho mình một bộ áo mới. Dù vai áo đã sờn, chiếc quần cũ kĩ bạc màu nhưng cha vẫn cứ cười xòa mà bảo rằng trong tủ cha còn nhiều đồ đẹp. Thế mà với tôi, cứ đến ngày tựu trường, ngày lễ tết, rồi thời tiết chuyển mùa cha lại giục mẹ đi sắm cho tôi quần áo mới.
Thuở nhỏ vô tư không nghĩ suy, cứ hồn nhiên coi đó là điều bình thường nhưng càng lớn khôn, càng hiểu chuyện thì tôi lại càng thương cha nhiều hơn. Từ chiếc bóng đèn học đến bộ áo mưa, tập vở để đi học chính tay cha cũng là người mua. Cả ngày đi làm vất vả nhưng cha không bao giờ quên quan tâm đến chuyện học hành của tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ cùng cha những buồn vui, những câu chuyện hằng ngày bởi tôi cảm nhận được sự lắng nghe và thấu hiểu từ cha. Đặc biệt, tôi rất thích được lắng nghe những lời khuyên của cha dành, đứng từ phương diện của một người đàn ông trưởng thành cha luôn chỉ ra cho tôi những con đường đi đúng đắn, để tôi không chệch bước trên những lối đi gập ghềnh. Những điều ấy khiến tôi càng kính yêu và tự hào hơn về người cha của mình.
Tôi không bao giờ quên những bài học đạo đức, bài học làm người mà cha đã dạy cho tôi. Ngày còn bé, cha dạy tôi phải biết tự đứng lên sau những lần tập đi, dạy tôi cách sống tự lập và biết giúp đỡ, nhường nhịn người khác, đến khi lớn khôn, cha dạy tôi cách để trưởng thành, biết tự tin vào bản thân, vào cuộc sống, biết yêu thương và tôn trọng người khác. Cha chính là người thầy đầu tiên trong cuộc đời tôi, những bài giảng của cha đều không được viết thành sách, ít khi nói thành lời mà hầu hết được dạy thông qua cách cha sống và đối nhân xử thế với mọi người. Cứ như thế, những bài học của cha đi vào trong đầu tôi một cách tự nhiên mà thấm thía, sâu sắc.
Tôi luôn tự hào với bạn bè về gia đình của mình. Nhà tôi giàu có lắm nhưng không phải giàu vì tiền bạc mà giàu bởi tình cảm. Có được điều đáng quý này phải kể đến sự góp công rất lớn của cha. Gia đình muốn giữ được lửa hạnh phúc cần có sự đồng cảm, quan tâm và sẻ chia. Cả ngày đi làm vất vả nhưng cha vẫn luôn sẵn sàng đỡ đần mẹ công việc nhà. Tôi biết công việc của cha cũng nhiều khó khăn và áp lực, nhưng đến khi bước chân vào cánh cổng mọi buồn bực ưu phiền cha đều gác lại, để cho nụ cười hé nở trên môi. Có nhiều lần tôi bắt gặp nét âu sầu trên khuôn mặt cha, thế nhưng khi tôi hỏi cha lại tỏ ra vui vẻ như không có chuyện gì. Cha tôi là vậy đấy, luôn đem niềm vui, sự ân cần tin tưởng cho người khác còn nỗi buồn chỉ để cho riêng mình. Tôi thương và trân quý tấm lòng của cha vô cùng.
Cha tôi hiền lắm, lại dễ gần dễ mến cho nên ai gặp cũng đều có cảm tình. Mọi người trong xóm thường xuyên sang nhà tôi chơi cũng bởi sự thân thiện, quý khách của cha. Trong làng, nhà ai có công chuyện cha tôi đều nhiệt tình giúp đỡ cho nên mọi người đều rất quý mến ông. Từ khi tôi biết nhận thức đến giờ chưa một lần tôi thấy cha to tiếng với ai. Tính cha tôi xởi lởi nhưng rất biết cách cư xử với mọi người vì thế cha tôi không bao giờ để mất lòng người khác. Điều này khiến tôi vô cùng khâm phục.
Nói về người cha thân yêu của mình, ngôn ngữ cũng không thể giúp tôi đong đầy tất cả cảm xúc. Tôi sẽ chứng minh tình cảm của tôi đối với cha bằng hành động, tôi sẽ cố gắng chăm chỉ học tập thật tốt, rèn luyện thật tốt như những lời cha dạy, phát huy tất cả năng lực cản bản thân để trở thành một người con hiếu thảo, một công dân có ích cho xã hội. Bạn bè con chạy theo những thần tượng âm nhạc, phim ảnh nhưng với con cha chính là thần tượng mà con sùng bái suốt đời.
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 13
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 9
Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời từ sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.
Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ dành cho gia đình.
Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế. Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.
Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống. Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.
Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.
Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 1
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 3
Bài văn cảm nghĩ về người cha mẫu 15
Gia đình là nơi con người được sinh ra và lớn lên. Trong mái ấm gia đình, mỗi người được hưởng tình thương vô bờ bến của mẹ, và sự dạy dỗ vừa nghiêm khắc vừa dịu dàng của cha. Người cha thân yêu của em chính là người đã đem lại cho em biết bao điều tốt đẹp, khiến cho em đã và sẽ luôn kính yêu và biết ơn người.
Ba em sinh ra ở một vùng quê nghèo tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Gia đình ông bà nội sinh được mười người con thì ba là con út. Ba hay kể cho em nghe về tuổi thơ của ba, rất được ông bà nội yêu chiều, đến nỗi ba không phải động tay vào làm việc nhà. Khi trưởng thành, ba kết hôn với mẹ, và cùng mẹ bắt tay xây dựng gia đình. Ba nói, buổi đầu ấy bao nhiêu vất vả, nhất là khi ba phải làm đủ thứ việc để nuôi vợ và sau này là hai đứa con thơ. Ba cũng nghiệm ra, có lẽ vì lúc nhỏ, ba có phần dựa dẫm vào ông bà nội và các bác, nên khi trưởng thành, có nhiều việc vụng về, làm rất khó khăn. Ba mong chúng em phải biết tự lập, để học hành thành tài, có nghề nghiệp tốt, chỉ có như thế mới có cuộc sống sung túc và ý nghĩa.
Nhưng ba em cũng là người có ý chí rất vững vàng. Ba làm hết công việc này đến công việc khác: bán hàng, bán bảo hiểm, thậm chí chạy xe ôm công nghệ… để nuôi sống gia đình. Ba đi làm từ tờ mờ sáng, đến tận khi đêm tối buông xuống, em mới thấy ba trở về với khuôn mặt mệt mỏi. Em rất thương ba, em thường chạy ra ôm lấy tay ba và nũng nịu nói: “Ba mệt không? Ba mau tắm rửa rồi con dọn cơm cho ba ăn nhé”. Nghe em nói như thế, ba cười như thể ánh sáng mặt trời đang tỏa ra trên khuôn mặt, ba bảo: “Nghe con cưng nói thế này, ba chả thấy mệt gì nữa”. Ba em là như thế đấy, ba làm việc vì con, ba vui vì con, đúng như mẹ em hay bảo, có lẽ chúng em chính là lẽ sống và nguồn hạnh phúc trong đời của ba em.
Trong việc dạy dỗ con cái, ba lại rất nghiêm khắc và công bằng. Ba luôn dặn dò chúng em phải siêng năng học hành, đặt việc học lên hàng đầu. Ba quy định mỗi tối, chúng em phải dành phần lớn thời gian để xem lại bài vở và hoàn thành nhiệm vụ học tập mà các thầy cô giao cho. Ba đề nghị chúng em viết một thời gian biểu rõ ràng và dán ngay trước bàn học. Nếu chúng em không thực hiện đúng thời gian biểu đạt ra, ba sẽ phạt chúng em bằng những công việc nhà hoặc bằng việc cắt mất suất đi chơi ngày Chủ nhật. Chúng em sợ nhất là không được đi chơi ngày Chủ nhật với ba. Đó là ngày ba thường dẫn chúng em về quê đi câu cá, bơi lội, ăn những món ngon quê nhà Đức Huệ, hoặc cho chúng em đi nhà sách, mua những cuốn sách thú vị mà chúng em thích. Tuy vậy, ba em lại không khuyến khích chúng em đi học thêm. Ba luôn khuyên nhủ chúng em nên tự học, điểm có thể chưa cao, miễn sao em hiểu rõ vấn đề và nắm vững kiến thức bài học là được. Chính nhờ vậy, hai anh em chúng em đều không cảm thấy chịu áp lực học hành quá nhiều. Việc học của chúng em trở thành niềm vui, khi luôn có ba ở đằng sau khuyến khích và nâng đỡ.
Có một lần, đứa bạn ngồi cạnh em khoe ba của nó là tiến sĩ, hay đi nước ngoài, có nhiều tiền, và thường mua cho nó những thứ đồ chơi đắt tiền. Nghe bạn kể thế, em cũng hơi chạnh lòng tủi thân, khi nghĩ ba mình chỉ là một người lao động bình thường, không có học vấn cao. Nhưng buổi tối, khi trở về nhà, và gặp lại ba, nhìn vào khuôn mặt rắn rỏi và phong trần ấy, em đột nhiên yêu thương ba đến quặn cả lòng. Đây chính là người cha đã sinh ra em, đã đem hết cả tuổi trẻ, và cả tuổi trung niên để nuôi dưỡng em thành người. Tình thương của ba đối với con cái chính là kho tàng vô giá nhất. Làm sao em có thể chạnh lòng buồn bã khi có một người cha cao cả như thế. Em thấy hối hận lắm, và từ đó, em luôn tự hào kế cho các bạn em biết rằng: “Ba mình rất thương mình. Ba đã lao động vất vả để cho mình một cuộc sống no ấm. Mình tự hào vì được làm con của ba”.
Thời gian có thể trôi qua, người cha thân yêu của em rồi đây sẽ già đi, nhưng có lẽ tình yêu thương và sự hi sinh của ba dành cho gia đình là không bao giờ vơi cạn. Tình yêu thương lớn như núi Thái Sơn ấy là điểm tựa để cho em khôn lớn thành người. Em tin rằng trên thế giới này, ba em chính là người cha bình dị nhưng vô cùng vĩ đại.
Có thể bạn thích: