Trong cuộc sống hay trong văn học thì hội thoại là một trong những hình thức rất phổ biến và cần thiết trong bất kì tình huống giao tiếp nào. Hội thoại giúp con người trao đổi những thông tin hữu ích và cần thiết cho nhau. Vì tính chất ấy mà người ta đã đưa ra nhiều phương châm hội thoại khác nhau. Cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 9 các bạn học sinh sẽ được học bài Phương châm hội thoại 3 tiết. Từ đó hiểu được về khái niệm của cá phương châm và vận dụng các phương châm hội thoại ấy một cách tốt nhất để phát huy tôi đa khả năng biểu đạt ngôn ngữ của nó. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Các phương châm hội thoại” (tiết 3) hay nhất đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Các phương châm hội thoại” (tiết 3) số 2
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
– Truyện cười “Chào hỏi” liên quan đến phương châm lịch sự
– Anh chàng rể đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể.
+ Câu hỏi thăm của anh hoàn toàn lịch sự nhưng lại bị coi là thiếu lịch sự, tế nhị khi làm phiền tới người khác
→ Cần chú ý tới tình huống giao tiếp cho phù hợp
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
1. Chỉ có tình huống truyện “người ăn xin” tuân thủ phương châm lịch sự, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại
2.
a, Trường hợp trên, phương châm về lượng bị vi phạm. Thông tin mà Ba cũng cấp không đủ về lượng đặt ra trong câu hỏi của An, câu trả lời của Ba chung chung
b, Nếu trả lời thông tin sai, sẽ vi phạm phương châm về chất.
Tránh vi phạm phương châm về chất, Ba đã chọn trả lời chung chung, không cụ thể, chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng
c, Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất
Mục đích: tạo niềm tin, nghị lực cho người bệnh.
– Để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó
4. Câu nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” không đem lại thông tin mới, nhưng xét hàm ý, câu nói này hàm chứa: có những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc
→ Khi nói, để gây sự chú ý, muốn thể hiện ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 38 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Người bố không chú ý tới phương châm cách thức:
+ Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao”
+ Với đối tượng này, câu nói đó mơ hồ
→ Câu trả lời của người bố không đảm bảo mối quan hệ phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
Bài 2 (trang 38 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.
Việc không tuân thủ như vậy không có lý do chính đáng, không có căn cứ
Bài soạn “Các phương châm hội thoại” (tiết 3) số 3
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
– Câu hỏi “Bác làm việc vất vả lắm phải không?” trong tình huống giao tiếp khác có thể được coi là lịch sự, thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nhưng trong tình huống này, người được hỏi bị chàng ngốc gọi xuống từ trên cây cao lúc mà người đó đang tập trung làm việc. Rõ ràng chàng ngốc đã làm một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác.
– Rút ra bài học: Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 1: Trong các ví dụ đã phân tích khi học về các phương châm hội thoại, chỉ có tình huống trong truyện Người ăn xin, phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại
Câu 2:
– Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn (An hỏi “năm nào” mà Ba lại trả lời “khoảng đầu thế kỉ XX”).
– Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.
– Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực), người nói phải trả lời một cách chung chung: “Đâu khoảng đầu thế kỉ XX”.
Câu 3: Những tình huống giao tiếp tương tự:
Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói thật căn bệnh đã đến giai đoạn nguy kịch, không thể chữa được nữa, bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh nhân có thể vượt qua được hiểm nghèo. Nghĩa là người nói không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mà mình không tin là đúng. Nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết. Vì nhờ sự động viên đó mà bệnh nhân có thể lạc quan hơn, có nghị lực hơn để sống khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Như vậy, không phải sự “nói dối” nào cũng đáng chê trách hay lên án.
Còn nhiều tình huống tương tự, trong đó phương châm về chất không được tuân thủ. Chẳng hạn, người chiến sĩ không may sa vào tay địch không thể vì tuân thủ phương châm về chất mà khai thật hết tất cả những gì mình biết về đồng đội, về bí mật của đơn vị…
Nói chung, trong bất kì tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
Câu 4:
– Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, nếu xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng, bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào. Nhưng xét về hàm ý thì câu này có nội dung của nó, nghĩa là vẫn bảo đảm tuân thủ phương châm về lượng.
– Ý nghĩa câu này: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
III. Luyện tập
Câu 1: Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết dược Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Người nói đã không quan tâm đến đối tượng giao tiếp.
Câu 2: Thái độ của các vị khách (Chân, Tay, Tai, Mắt) là bất hòa với chủ nhà (lão Miệng). Lời nói của Chân và Tay không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp. Theo nghi thức giao tiếp, thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề, trong khi như ta biết qua câu này, sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có lí do chính đáng.
Bài soạn “Các phương châm hội thoại” (tiết 3) số 4
I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi
Nhân vật chàng rể không tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự bởi vì không phải khi nào gặp ai cũng phải chào hỏi kiểu cách mới được coi là người lịch sự. Khi người khác đang trong tình huống không tiện cho việc trò chuyện thì tốt nhất là không tạo ra cuộc đối thoại giữa hai người để tránh gây phiền toái, khó chịu cho người khác và không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Bài học: Trong giao tiếp cần thực hiện phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp (Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói với ai? Nói để làm gì?).
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu 1. Đọc lại những ví dụ đã phân tích về các phương châm hội thoại và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ
Trong các ví dụ thì chỉ có câu chuyện Người ăn xin tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự, còn các ví dụ khác đều không tuân thủ phương châm hội thoại:
+ Lợn cưới, áo mới: không tuân thủ phương châm về lượng
+ Quả bí khổng lồ: không tuân thủ phương châm về chất
Câu 2. Đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi
– Câu trả lời của Ba không đáp ứng được mong muốn của An.
– Phương châm hội thoại về lượng không được tuân thủ. Vì câu trả lời mà An muốn biết là cụ thể năm nào chứ không phải là khoảng thời gian chung chung mà Ba đưa ra
– Người nói không tuân thủ phương châm hội thoại vì lượng bởi có thể câu hỏi của An đưa ra Ba không trả lời được do đó nên Ba lựa chọn cách trả lời chung chung. Tuy không cụ thể nhưng ít ra nó đúng và không vi phạm phương châm về chất. Trong trường hợp Ba tuy không biết nhưng vẫn đưa ra thông tin không xác thực thì nếu trả lời sai, sẽ kéo theo sự vi phạm phương châm về chất.
Câu 3. Khi bác sĩ nói với người bệnh mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của người đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ. Tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó có thể không được tuân thủ.
Phương châm hội thoại về chất không được tuân thủ. Bởi vì có thể người bác sĩ không muốn nói thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để tránh tâm lí hoang mang, sợ hãi và bỏ cuộc cho người bệnh. Tuy là nói dối nhưng điều này có thể khiến bệnh nhân an tâm chữa bệnh mà không vì quá suy sụp tinh thần mà ảnh hưởng tới phác đồ điều trị.
Một số tình huống khác mà phương châm về chất không được tuân thủ: trong thời kì chiến tranh gian khổ, ông cha ta vẫn xem “cái chết nhẹ tựa hồng mao” để không nhụt chí,…
Câu 4. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không? Phải hiểu ý nghĩa câu nói này như thế nào?
Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng. Câu nói này muốn nhấn mạnh về giá trị của tiền bạc. Xét cho cùng, tiền bạc chỉ là một vật để trao đổi giá trị, cung cấp lợi ích cho hoạt động sống và phát triển của con người. Tuy nhiên tiền bạc không phải là tất cả, có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền bạc: tình cảm gia đình, ước mơ, hoài bão,…
III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi
Câu hỏi của người bố không tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự. Vì một cậu bé mới có 5 tuổi thì chưa thể biết chữ cho nên cậu không thể đọc được đâu là cuốn sách có tựa đề “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”. Ở đây ông bố không quan tâm đến đối tượng giao tiếp, câu trả lời không phù hợp với tình huống giao tiếp.
Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
– Thái độ và lời nói của chân, Tay, Tai, mắt, miệng đã vi phạm phương châm hội thoại lịch sự ( không chào hỏi khi bắt đầu cuộc hội thoại, lời nói sỗ sàng, thiếu tôn trọng người nghe)
– Việc không tuân thủ phương châm ấy là không có lí do chính đáng. Vì Chân, Tai, mắt, miệng đã không thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa họ và lão miệng.
Bài soạn “Các phương châm hội thoại” (tiết 3) số 1
I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
Ví dụ: Câu chuyện Chào hỏi
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
Trả lời:
– Anh chàng rể trong truyện Chào hỏi không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Câu hỏi “Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không?” trong tình huống này, người được hỏi bị chàng rể ngốc gọi xuống từ trên cao mà người đó đang tập trung làm việc. Chàng rể đã làm một việc quấy rối đến người khác, gây phiền hà cho người đó.
– Bài học: cần phải chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Trả lời câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại và cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ:
Trả lời:
– Trong các ví dụ vể các phương châm hội thoại đã học ngoại trừ hai tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Trả lời câu 2 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy?
Trả lời:
– Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn.
– Phương châm hội thoại không được tuân thủ là phương châm về lượng.
– Người nói không tuân thủ vì không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất, người nói phải trả lời một cách chung chung “Có lẽ khoảng đầu thế kỷ XX”.
Trả lời câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
Trả lời:
– Khi bác sĩ nói với bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm về chất không được tuân thủ.
– Vì: Có thể đây là sự lựa chọn của người bác sĩ, vì nếu nói thật về tình trạng nguy kịch của người bệnh có thể sẽ khiến người bệnh suy sụp, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ. Người bác sĩ có thể không nói ra sự thật và động viên bệnh nhân lạc quan, đây là việc làm nhân đạo. Như vậy, để đạt được mục đích quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đấy.
Trả lời câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này thế nào?
Trả lời:
– Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu “tiền bạc chỉ là tiền bạc” không đem lại cho chúng ta thông tin mới, tức là nó không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng nếu xét ý nghĩa hàm ẩn, ngụ ý của người nói, thì câu này chứa nội dung thông tin mới: tiền bạc chỉ là phương tiện trong cuộc sống chứ không phải là tất cả; có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.
– Như vậy, có khi để gây chú ý, muốn thể hiện một ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại.
III. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?
Lời giải chi tiết:
– Câu trả lời của ông bố: Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa, là câu trả lời không tuân thủ phương châm cách thức .
– Đối với người khác thì đây là một câu nói có thông tin rõ ràng, nhưng đối với cậu bé thì câu nói lại mơ hồ. Trường hợp một cậu bé 5 tuổi chưa biết chữ thì không thể nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao. Vì vậy, cậu sẽ không tìm được quả bóng kể cả khi bố đã trả lời.
Trả lời câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
– Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự trong giao tiếp.
– Việc không tuân thủ phương châm này là không có lí do chính đáng, không phù hợp với tình huống giao tiếp. Vì thông thường trong giao tiếp, khi đến nhà người khác, trước hết phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập chuyện khác. Nhưng trong tình huống này, Chân, Tay, Tai, Mắt không chào hỏi mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề. Trong nội dung của câu chuyện mà chúng ta đã biết thì sự giận dữ, nói năng của Chân, Tay, Tai, Mắt là không có căn cứ.
Bài soạn “Các phương châm hội thoại” (tiết 3) số 6
A. YÊU CẦU
– Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tinh huống giao tiếp.
– Vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tinh huống giao tiếp.
B. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
I – Phần bài học
QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
Đọc truyện cười Chào hỏi (SGK, tr. 36) và trả lời câu hỏi.
Gợi ý
– Anh chàng trong câu chuyện Chào hỏi tuân thủ đúng phương châm lịch sự, anh chàng đã ân cần hỏi thăm, thể hiện sự cảm thông với nỗi vất vả của người đang đốn cành. Thế nhưng, do việc chào hỏi của anh ta thực hiện không đúng lúc đã làm vất vả thêm cho người được hỏi han.
– Bài học rút ra: Vận dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với tinh huống giao tiếp.
NHỮNG TRƯỜNG HỌP KHÔNG TUẦN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Câu hỏi 1. Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự) và cho biết trong những tinh huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ.
Gợi ý
Trong các ví dụ đà phân tích khi học về các phương châm giao tiếp, chỉ có tinh huống trong truyện Người ăn xin (phương châm lịch sự) được tuân thủ, còn lại các tinh huống (thuộc các phương châm hội thoại khác) đều không đưực luân thủ.
Câu hỏi 2. Đọc đoạn đối thoại (SGK, tr. 37), chú ý những từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.
Gợi ý
Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn. Bởi vì phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ: An hỏi “năm nào” nhưng Ba lại trả lời “khoảng đầu thế ki XX”. Tuy nhiên, vì không biêt chính xác năm chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên nên Ba phải nói như vậy. Ba buộc phải vi phạm phương châm về lượng (nói không đủ) để được phương châm về chất (không nói điều không tin tưởng một cách chắc chắn, không có bằng chứng xác thực).
Câu hỏi 3. Khi bác sĩ nói vđi một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy? Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ.
Gợi ý
– Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm về chất, phương châm về lượng không được tuân thủ. Nghĩa là nói không rõ, nói không đúng bệnh, nói không đúng mức độ nguy hiểm của bệnh, không nói đến sự bất lực của y học,…
Việc “nói dối” này là quy định trong nghề y, nó vừa có ý nghĩa khoa học lại vừa có ý nghĩa nhân đạo. Bởi vì, người bệnh sẽ lạc quan hơn, hi vọng hơn và do đó sông có nghị lực hơn. Điều này rất có lợi cho công việc điều trị.
– Những tinh huống giao tiếp khác mà phương châm về chất cũng không được tuân thủ. Ví dụ: các chiến sĩ cộng sản khi bị giặc bắt không khai sự thật với giặc nhằm giữ bí mật nhằm tránh thiệt hại cho cách mạng,đơn vị hay đồng chí của mình. Hoặc vì sự tế nhị, lịch sự, người ta cũng thường phải “nói dối”. Chẳng hạn, nhận xét về hình thức, năng lực của người đối thoại, người ta thường “đề cao” một chút; ngược lại, tự đánh giá về mình lại thường phải nói một cách khiêm tốn (tức là nói không đúng với sự thật),… Để tránh sự lo lắng cho người thân, người thực hiện một nhiệm vụ nguy hiểm nào đấy thường “trấn an” người thân bằng cách nói giảm đi sự nguy hiểm ấy, V.V..
Câu hỏi 4. Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay không? Phải hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào?
Gợi ý
Khi nói “Tiền bạc chỉ lù tiền bạcc”, xét về nghĩa tường minh, hiển ngôn thì phương châm về lượng đã không được tuân thủ. Câu nói đã không đcm đến cho người nghe một thông tin mới nào cả.
Tuy nhiên, câu này được hiểu theo nghĩa hàm ẩn là: tiền bạc chỉ là phương tiện sống, không phải là mục đích sống, nó chỉ có giá trị vật chất bình thường. Câu nói có ý nhắc nhở người nghe: ngoài tiền bạc làm phương tiện để duy trì sự sống, con ngươi còn có các mối quan hộ tình cảm khác, còn có các giá trị tinh thần thiêng liêng khác.
II – Phần luyện tập
Bài tập 1. Đọc mẩu chuyện (SGK, tr. 38) và trả lời câu hỏi.
Gợi ý
Câu trả lời của người bố trong mẩu chuyện này đã không tuân thủ phương châm cách thức. Ngươi nói đã không quan tâm đến đối tượng giao tiếp. Một cậu bé năm tuổi sẽ rất mơ hồ về Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao. Tuy nhiên, những người lớn, đi học rồi thì đây là câu nói không vi phạm phương châm cách thức.
Bài tập 2. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 38) và trả lời câu hỏi.
Gợi ý
Các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đã không tuân thủ phương châm lịch sự: không chào hỏi mà nói thẳng những lơi nặng nề. Việc không tuân thủ phương châm lịch sự cùa các nhân vật này là không có lí do chính dáng. Vì Chân, Tay, Tai, Mắt đã không thây mối quan hộ khăng khít giữa họ và lão Miệng. Nếu đọc cả câu chuyện ta càng thây rõ điều này.
Có thể bạn thích: