Bài “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre thể … xem thêm…hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Cây tre Việt Nam” hay nhất đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Cây tre Việt Nam” số 4
Bài soạn “Cây tre Việt Nam” số 6
Bài soạn “Cây tre Việt Nam” số 1
I. Đôi nét về tác giả: Thép Mới
– Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra ở thành phố Nam Định
– Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim
II. Đôi nét về tác phẩm: Cây tre Việt Nam
1. Hoàn cảnh ra đời
Bài “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “chí khí con người”): Giới thiệu chung về cây tre
– Phần 2 (tiếp đó đến “tiếng hát giữ trời của trúc, của tre”): Sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.
– Phần 3 (còn lại): Tre vẫn còn mãi với đất nước trong tương lai
3. Giá trị nội dung
Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam
4. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng
– Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa
– Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
* Đại ý của bài văn : sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.
* Bố cục (2 phần):
– Đoạn 1 (Từ đầu … tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre) : tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu và đời sống.
– Đoạn 2 (còn lại) : Tre trong tương lai công nghiệp hóa đất nước, tre vẫn là biểu tượng dân tộc sống mãi.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam” (các phép nhân hóa được gạch chân) :
-Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam :
+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn ; Tre ăn ở với người ; Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc ; Tre là người nhà.
+ Sống trong từng vật dụng bình dị nhất : cối xay, chẻ lạt, que chuyền, điếu cày, nôi tre, giường tre, diều tre, sáo tre.
-Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam :
+ Tre là vũ khí.
+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.
→ Giá trị phép nhân hóa: Cây tre trở nên gần gũi, gắn bó với con người, ca ngợi công lao và phẩm chất của tre.
Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong tương lai, khi nước ta đi vào công nghiệp hóa, các em sẽ quen dần sắt, thép, xi măng nhưng tre vẫn sống mãi với con người Việt Nam, vẫn là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
– Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp, phẩm chất : thanh cao, giản dị, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, chí khí, bất khuất.
– Ca ngợi phẩm chất cây tre cũng chính là ca ngợi đức tính, phẩm chất con người, dân tộc Việt Nam.
Luyện tập
Một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam nói đến cây tre :
– Tục ngữ : tre già măng mọc.
– Ca dao : Ví cầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
– Thơ : Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu ! (Nguyễn Duy)
– Truyện : Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt.
Bài soạn “Cây tre Việt Nam” số 4
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Bài Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan do Thép Mới viết năm 1955, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
2. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người dân Việt Nam. Tre gắn bó với làng xóm, với mỗi con người trong sản xuất, đời sống cũng như trong chiến đấu. Tre mãi mãi đồng hành với dân tộc Việt Nam, là biểu tượng cho đất nước, con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng. Lời văn giàu nhịp điệu và cảm xúc tràn đầy chất thơ. Có thể coi như là bài thơ – văn xuôi về cây tre – biểu tượng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. a) Đại ý của bài Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết, lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam: nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương laí.
b) Bố cục
Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần:
– Mở bài (Từ đầu đến chí khí như người): Giới thiệu chung về cây tre.
– Thân bài (Tiếp theo đến Tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.
– Kết bài (Phần còn lại): Cây tre là tượng trưng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ:
Đoạn 1 (Từ Nhà thơ đã có lần ca ngợi đến cố nhau, chung thuỷ): Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.
Đoạn 2 (Tiếp theo đến tre, anh hùng chiến đấu): Tre cùng người đánh giặc.
Đoạn 3 (Tiếp theo đến tre cao vút mãi): Tre đồng hành với người đi tới tương lai.
Câu 2. Để làm rõ ý Cây tre là người hạn thân của nông dân Việt Nam, hạn thân của nhân dân Việt Nam, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể:
a) Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn hó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày
– Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
– Tre là cánh tay của người nông dân.
– Tre là người nhà.
– Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
– Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.
b) Tre là đồng chí chiến đấu
– Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre ; tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
– Hình ảnh tre được nhân hoá: tre như có tình cảm – âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp ; tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ ; tre xung phong vào xe tăng, đại bác ; tre hi sinh để bảo vệ con người…
Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hoá mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.
Câu 3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kì công nghiệp hoá. Khi đó, sắt, thép và xi mãng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa. Tuy vậy, nứa tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hoá thân vào âm nhạc, vào nét văn hoá trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Muốn tìm được các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, nói đến cây tre, trước hết cần nhớ lại những kiến thức đã học, đã đọc. Sau đó có thể tìm trong các cuốn sách tục ngữ, ca dao, tuyển thơ, tuyển truyện, cổ tích,… Sau đây là một số ví dụ, các em cần bổ sung thêm.
– Truyện: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt,…
– Tục ngữ:
+ Tre già măng mọc.
+ Bắn bụi tre, nhè bụi hóp…
– Ca dao:
Khi đi trúc chửa mọc măng
Khi về trúc đã cao hằng ngọn tre.
– Thơ:
+ Tre Việt Nam (Nguyễn Duy)
+ Tôi ở Vĩnh Yên lên
Anh trên Sơn Cốt xuống
Gặp nhau lưng đèo Nhe
Bóng tre trùm mát rượi.
(Tố Hữu, Cá nước)
Bài soạn “Cây tre Việt Nam” số 5
I. Tìm hiểu chung về bài Cây tre Việt Nam
1. Tác giả
Tác giả Thép Mới có tên khai sinh là Nguyễn Văn Lộc, quê ở Quảng An, Tây Hồ , Hà Nội. Tác giả không chỉ là một nhà văn nổi tiếng mà còn là một nhà hoạt động cách mạng, ông hoạt động trong các phong trào như Thanh niên dân chủ, Sinh viên cứu quốc, Văn hóa cứu quốc trước cách mạng tháng tám. Sau cách mạng tháng tám, ông mang nhiều chức vụ khác nhau như: Phó tổng biên tập, Người bình luận cấp cao Báo nhân dân, Ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam,…
2. Tác phẩm
Bài viết Cây tre Việt Nam ra đời là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Qua bộ phim về hình ảnh cây tre, thể hiện vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Việt Nam, ca ngợi cuộc chiến tranh chống Pháp của dân tộc ta
II. Hướng dẫn soạn bài Cây tre Việt Nam
1. Câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Qua bài viết Cây tre Việt Nam, đại ý của bài viết muốn nói
Sự gắn bó mật thiết giữa con người Việt Nam và cây tre. Nó như một người bạn thân thiết, thủy chung với người dân Việt Nam trong sản xuất, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam ngay thẳng, chung thủy, kiên cường bất khuất
Bố cục của bài viết được chia như sau:
Đoạn 1: Từ đầu …. “chí khí như người”. Đoạn 1 là giới thiệu chung về cây tre, nó có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và mang những phẩm chất quý báu của con người Việt nam
Đoạn 2: Tiếp … “chung thủy”. Ý nghĩa của đoạn 2 là nói về sự gắn bó giữa con người và cây tre trong sản xuất và chiến đấu chống giặc cứu nước
Đoạn 3: Tiếp theo ….”Tre, anh hùng chiến đấu”. Tre đồng hành cùng người dân trong sản xuất đời thường và trong chiến đấu, cùng người dân bảo vệ quê hương, đất nước.
Đoạn 4: Còn lại. Dù đất nước có phát triển, có đổi thay, tre vẫn mãi là người bạn thân thiết, đồng hành của quê hương, đất nước
2. Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2
a) Những chi tiết, hình ảnh về cây tre trong bài viết thể hiện được sự gắn bó giữa con người và tre trong đời sống và lao động hàng ngày
Tre có mặt khắp mọi nơi trên đất nước, bóng tre trùm lên bản làng, thôn xóm
Dưới bóng tre, người dân làm ăn sinh sống, gìn giữ một nền văn hóa cổ truyền qua bao nhiêu đời nay
Tre là người nhà, là cánh tay của người nông dân
Tre gắn bó, là bạn bè của tất cả các lứa tuổi. Từ các em nhỏ, các đôi thanh niên nam nữ tâm tình dưới bóng tre, cho tới các cụ già…
Tre sắt cánh cùng người dân trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Tre là vũ khí, tuy thô sơ nhưng lại rất hiệu quả.
Tre là anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu
b) Giá trị của phép nhân hóa được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre đối với con người
Cây tre được nhân hóa mang những phẩm chất và tính cách tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhờ nhân hóa hình ảnh cây tre, mà cây tre hiện lên như một người bạn của nhân dân trong sản xuất, một người đồng chí trong chiến đấu. Qua đó, ca ngợi công lao, sức cống hiến của cây tre đối với dân tộc Việt Nam
3. Câu 3 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Trong đoạn kết, tác giả đặt vị trí cây tre khi tương lai của đất nước ta đi vào đổi mới, công nghiệp hóa.
Khi đất nước bước vào đổi mới, sắt, thép, xi măng sẽ dần trở nên quen thuộc, thay thế cho những vị trí của tre. Tuy nhiên, tre vẫn mãi đồng hành cùng dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. Tre vẫn mang những giá trị riêng của mình, vẫn làm bóng mát, vẫn mang khúc nhạc tâm tình, tiếng sáo diều tre vẫn cao vút mãi.
4. Câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất như sau:
Tre giầu sức sống: Mọc xanh tốt ở mọi nơi, dáng vươn cao, mộc mạc. Mầm măng non mọc thẳng, màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn….
Tre gắn bó, giúp đỡ con người trong cả lao động và chiến đấu
Tre mang những phẩm chất giống con người: Thẳng thắn, bất khuất.
Tre là tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt Nam bỏi những phẩm chất của tre là những phẩm chất cao quý của con người Việ Nam,
III. Luyện tập bài Cây tre Việt Nam
Câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Một số truyện cổ tích, bài thơ, ca dao về cây tre
Cây tre trăm đốt
Bài thơ cây tre Việt Nam
Chặt tre cài bẫy vót chông
Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu.
Làng tôi có luỹ tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. Bên bờ vải, nhãn, hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Có thể bạn thích: