“Con hổ có nghĩa” là tác phẩm của Vũ Trinh (1759 – 1828), một nhà nho quê ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh). Truyện thuộc loại ngụ ngôn, mượn chuyện loài vật để nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. Nhân vật truyện được tác giả miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ của mình hoặc hành động hay đối thoại của nhân vật. Cái lạ và cũng là điều lôi cuốn người đọc là tình cảm và cách đối xử với người cứu mạng của loài động vật vốn xem con người là thực phẩm của chúng. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Con hổ có nghĩa” hay nhất đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết sau đây.
Bài soạn “Con hổ có nghĩa” số 6
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Truyện trung đại Việt Nam là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. ở đây truyện nhiều khi gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật) và thường mang tính giáo huấn. Cốt truyện nhìn chung còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động.
2. Tóm tắt truyện
Bà đỡ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Hoá ra hổ cái sinh nở khó khăn nên hổ đực tìm bà giúp đỡ. Bà giúp hổ cái sinh con. Hổ đực mừng rỡ, quỳ bên gốc cây đào lên một cục bạc tặng bà. Hổ đực còn đưa tiễn bà ra khỏi rừng, về nhà bà cân bạc được hơn mười lạng. Nhờ số bạc bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Bác tiều ở huyện Lạng Giang giúp hổ móc chiếc xương bò hóc trong cổ ra, Để tạ ơn, hổ biếu bác con nai. Hơn mười năm sau bác tiều mất, hổ về viếng “dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi”. Mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về cho gia đình.
3. Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện trung đại, trong đó sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, mượn chuyện hổ để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Văn bản Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện trung đại. Truyện có hai đoạn. Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa con hổ và bà đỡ Trần người huyện Đông Triều. Đoạn hai kể chuyện con hổ với bác tiều phu người huyện Lạng Giang.
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
Con hổ trong câu chuyên với bà đỡ Trần lo lắng cho vợ, vui mừng khi có con, biết lấy bạc tạ ơn, lại đưa tiễn ân nhân ra khỏi rừng.
Con hổ trong câu chuyện với bác tiều thì biết đem nai đến tạ ơn, khi bác chết thì về viếng, lại đem lễ vật cho gia đình bác làm giỗ.
Nói chuyện hổ có nghĩa cũng là một cách để nói về con người có nghĩa. Con hổ là loài cầm thú, hung dữ mà còn có nghĩa tình trong cư xử thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn nghĩa được. Đây là cách nói gián tiếp về con người.
Câu 3. Chuyện xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất là chuyện đỡ đẻ. Hổ cái đẻ khó. Hổ đực đi đón bà đỡ Trần, nhỏ nước mắt cầu xin bà giúp đỡ. Bà đỡ Trần đã giúp hổ đẻ được và hổ đực vui mừng, đào bạc lên tạ ơn bà, lại đưa bà ra tận cửa rừng.
Con hổ thứ hai thì bị hóc xương bò. Bác tiều liền giúp móc xương ra. Hổ bắt nai về tạ ơn. Khi bác mất, hổ về viếng. Khi làm giỗ, hổ mang lễ vể cho gia đình.
Chi tiết bà đỡ Trần giúp hổ cái sinh con, hổ đực vui mừng, tạ ơn bà là chi tiết thú vị. Với con hổ thứ hai, nó nghe lời bác tiều “nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu” là chi tiết hay.
Con hổ thứ hai không chỉ trả ơn một lần. Khi ân nhân chết, nó còn về để viếng. Rồi sau đó còn tiếp tục mang lễ vật về làm giỗ. Câu chuyện này nhấn mạnh ý nghĩa của tư tưởng ân nghĩa. Trả nghĩa suốt đời.
Câu 4. Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. Và người được giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân của mình.
Bài soạn “Con hổ có nghĩa” số 4
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tóm tắt:
Truyện thứ nhất: Có bà đỡ người họ Trần huyện Đông Triều được một con hổ cõng vào rừng trong một đêm. Ban đầu, bà sợ lắm. Nhưng khi thấy hổ đực nhỏ nước mắt vào tay mình thì bà nhận ra hổ cái đang đau bụng, cần phải sinh ra con ngay. Sẵn có thuốc, bà liền hóa với nước sông và cho hổ cái uống. Hổ cái đẻ được con. Hổ đực mừng rữ, hổ cái thì nằm bẹp xuống. Hổ đực liền đào từ đất lên một cục bạc, tặng bà đỡ Trần và tiễn bà về. Khi bà về đén làng, hổ liền gầm một tiếng. Năm đó là năm mất mùa, nhưng nhờ có cục bạc mà bà qua khỏi năm đó.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Bác ra giúp hổ thì lôi được một cái xương trâu to bằng tay. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 144 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Bài làm:
Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:
Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.
Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu 2: (Trang 144 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Biện pháp nghệ thuật bao trùm được sử dụng là hiện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải là “Con người có nghĩa”.
Bài làm:
Truyện chủ yếu dùng biện pháp nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng hư cấu, biện pháp nhân cách hoá – con vật có tính cách, tình cảm như con người. Hiện thực và lãng mạn đan xen làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động.
Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau.
Câu 3: (Trang 144 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, giữa bác tiều và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện chi tiết nào em cho là thú vị, chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà Trần có thêm ý nghĩa gì?
Bài làm:
Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần
Các hành động:
Gõ cửa cổng bà đỡ
Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
Đào cục bạc tặng bà đỡ.
Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
Con hổ thứ hai với bác tiều phu
Các hành động:
Mắc xương, lấy tay móc họng.
Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
Tạ ơn một con nai.
Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
Những chi tiết cảm động
Câu chuyện thứ nhất: hổ cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt, khi hổ cái đẻ được, hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con giống y như con người, như một người cha hạnh phúc. Hổ đực biết lo lắng chăm sóc cho vợ.
Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác.
Câu 4: (Trang 144 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Truyện con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người
Bài làm:
Mượn chuyện loài vật để nói chuyện về việc đối xử giữa con người với con người
Qua câu chuyện Con hổ có nghĩa người xưa muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống cần có trước có sau, ăn quả phải nhớ người trồng cây.
LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 144 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ. Nếu chưa biết để kể thì hãy nhờ bố mẹ hoặc ai đó kể cho nghe và từ đó viết vài lời cảm nghĩ.
Bài làm:
Câu chuyện về chú chó trung thành ở Nhật Bản
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai nên ông coi Hachiko như con ruột.Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko – lúc đó đã 12 tuổi – nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm. Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko.==> Qua câu chuyện, chúng ta thêm hiểu về loài chó, đó là một người bạn trung thành và thân thiết nhất với con người. Khi nhận được tình yêu thương chân thành, chú chó Hachiko đã luôn chờ đời người chủ của mình trở về cho đến lúc chú chết. Câu chuyện đã để lại sự xúc động trong mỗi người.
Bài soạn “Con hổ có nghĩa” số 5
I. Tác giả – tác phẩm
1. Tác giả: Vũ Trinh (các em tham khảo SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)
2. Thể loại
Văn bản Con hổ có nghĩa là truyện trung đại Việt Nam. Truyện trung đại Việt Nam vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với ký (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật); cốt truyện hầu hết còn đơn giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
3. Tóm tắt
Truyện Con hổ có nghĩa gồm có 2 câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất kể về một bà đỡ họ Trần thuộc huyện Đông Triều, một đêm nọ, bà được hổ cõng vào rừng. Đến nơi, bà thấy một con hổ cái đang chuyển dạ sinh nở, bà bèn giúp hổ cái sinh con một cách an toàn. Hổ đực mừng rỡ, báo đáp bà một cục vàng. Nhờ cục vàng đó mà bà có thể sống sót qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai kể về một bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn ân nhân, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình bác.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Văn bản này thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam.
* Văn bản có 2 đoạn:
Đoạn 1 kể chuyện xảy ra giữa hổ và bà đỡ
Đoạn 2 kể chuyện hổ có nghĩa với người tiều phu
Câu 2:
* Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp nhân hóa.
* Tác giả lại dựng lên truyện “con hổ có nghĩa” chứ không phải “con người có nghĩa” là vì kể chuyện loài hổ cũng là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có tình có nghĩa. Con người hơn hẳn loài cầm thú thì cách cư xử càng phải có tình nghĩa hơn.
Câu 3:
* Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần: gõ cửa cõng bà đỡ, cầm tay bà đỡ kiểu van nài, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt, mừng rỡ, đùa giỡn với con, đào cục vàng lên tặng bà đỡ, vẫy đuôi vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, lễ nghi, có trước có sau.
=> Đây là một con hổ hết lòng yêu thương vợ con, biết lo lắng đến mạng sống của cô hổ vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Mặc dù không nói được, những hành động cầm tay bà đỡ và nhìn hổ cái nhỏ nước mắt chính là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
* Con hổ thứ hai với bác tiều phu: móc xương, lấy tay móc họng, nằm gục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu, tạ ơn một con nai, hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.
Câu 4:
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống tình nghĩa trong cuộc sống con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ thì phải biết ghi nhớ ơn nghĩa đó và tìm cách trả ơn nếu có thể.
Bài soạn “Con hổ có nghĩa” số 2
Trả lời câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Văn bản Con hổ có nghĩa thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Lời giải chi tiết:
– Văn bản Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện trung đại.
– Có thể chia truyện thành hai đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến “… bà mới sống qua được” ⟶ Truyện con hổ và bà đỡ họ Trần ở huyện Đông Triều.
+ Đoạn 2: còn lại ⟶ Truyện con hổ và bác tiều Mỗ ở Lạng Giang.
Trả lời câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải “con người có nghĩa”?
Lời giải chi tiết:
– Trong văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp nhân hoá, làm cho hình tượng con hổ như một con người, không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với người làm ơn cho mình mà còn mang nhiều tính người đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con…
– Nếu người viết dùng con người để nói về cái nghĩa thì chắc chắn ý nghĩa giáo dục của truyện sẽ giảm đi phần sâu sắc. Hổ là một con vật nổi tiếng hung dữ, tàn bạo nhưng nó vẫn có nghĩa thì huống hồ gì con người?
Trả lời câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ họ Trần và con hổ thứ nhất và giữa bác tiều với con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, chi tiết nào em cho là thú vị? Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ họ Trần có thêm ý nghĩa gì?
Lời giải chi tiết:
* Con hổ thứ nhất với bà đỡ họ Trần:
– Hổ xông đến cõng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái và sau khi được bà đỡ Trần giúp đỡ, đã đền ơn bằng cách tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém.
* Con hổ thứ hai với bác tiều:
– Hổ bị hóc xương được bác tiều móc xương cứu sống. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Bác tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.
* Trong mỗi truyện, các chi tiết kể chuyện hổ đền ơn con người đều thú vị đốì với người đọc.
* Việc trả nghĩa của con hổ sau có sự nâng cấp so với con hổ trước. Hổ trước đền ơn một lần là xong; hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân đã mất.
Trả lời câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?
Lời giải chi tiết:
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích ân nghĩa trong đạo làm người.
Luyện tập
Kể về một con chó có nghĩa.
Có thể kể theo cốt truyện sau đây:
– Giới thiệu về con chó (tên con chó, nó được bố mẹ em mua về hay ai mang cho hoặc nó là con chó của ai mà em được biết chẳng hạn,…).
– Kể về hành động “có nghĩa” của con chó mà em từng được chứng kiến hoặc nghe kể lại. Ví dụ:
+ Cứu cô (cậu chủ) khỏi bọn bắt cóc trẻ em.
+ Bảo vệ tài sản gia đình…
– Suy nghĩ về tình cảm của những con vật đang sống quanh ta.
Tác giả
1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, thời trung đại (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại.
2. Truyện trung đại Việt Nam vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật) vừa có loại truyện gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật); cốt truyện hầu hết còn đơn giản; nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật (1)
3. Tác giả Vũ Trinh (1759 – 1828) có tên tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan Trì ngư giả; người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê. Khi nhà Nguyễn lên ngôi, ông được triệu ra làm quan, từng được phong chức Thị trung học sĩ, Hữu tham tri bộ Hình, có thời kì bị Gia Long đày vào Quảng Nam.
Tóm tắt
Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Nội dung chính:
Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.
Bài soạn “Con hổ có nghĩa” số 1
I. Đôi nét về tác giả Vũ Trinh
– Vũ Trinh (1795 – 1828)
– Quê quán: làng Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh)
– Tài năng: học rộng, hiểu nhiều, có tài năng thơ ca thi phú
– Sự nghiệp:
Năm 17 tuổi đỗ Hương Cống (cử nhân)
Làm quan cho triều Lê và triều Nguyễn
– Quan điểm sáng tác: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí
II. Đôi nét về tác phẩm Con hổ có nghĩa
1. Thể loại: truyện trung đại Việt Nam
a. Khái quát chung
– Trung đại là một giai đoạn lịch sử, nằm trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
– Các tác phẩm văn chương được sáng tác ở thời kì trung đại được gọi chung là văn học trung đại.
– Văn học trung đại gồm rất nhiều thể loại như thơ trung đại, kịch, phú, chiếu, hịch… trong đó có truyện trung đại.
b. Truyện trung đại Việt Nam
– Khái niệm: chính là các câu chuyện văn xuôi được viết trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm bởi người nước Nam.
– Nội dung: vô cùng phong phú, đa dạng, thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại.
– Cốt truyện: hầu hết còn đơn giản, không có quá nhiều biến cố kịch tính, khó đoán như các câu chuyện hiện đại.
– Nhân vật: thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
– Phân loại: gồm 2 loại cơ bản:
Truyện hư cấu: có nhiều chi tiết tưởng tượng nghệ thuật
Truyện tự sự: chủ yếu là ghi chép lại các sự việc đã diễn ra (gồm 2 thành phần chính là cốt truyện và nhân vật chính được kể)
2. Xuất xứ văn bản Con hổ có nghĩa
– Trích từ Lan Trì kiến văn lục, trong sách Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập I (do Nguyễn Đăng Na tuyển chọn và giới thiệu, Hoàng Hưng dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1997)
3. Phương thức biểu đạt
– PTBĐ chính là tự sự
4. Ngôi kể
– Ngôi thứ 3
5. Tóm tắt văn bản Con hổ có nghĩa
Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém. Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.
6. Bố cục văn bản Con hổ có nghĩa
– Gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu → “bà mới sống qua được”: Câu chuyện của con hổ với bà Trần
Phần 2: Phần còn lại: Câu chuyện của con hổ với bác tiều phu
7. Giá trị nội dung văn bản Con hổ có nghĩa
Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, truyện được sáng tác nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lý làm người
8. Giá trị nghệ thuật văn bản Con hổ có nghĩa
– Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người
– Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, hư cấu, tưởng tượng…
– Kể chuyện thoe trình tự thời gian, tuần tự (cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau ) → Đây là một phong cách kể được kế thừa từ văn học dân gian
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)
– Văn bản thuộc thể loại văn trung đại.
– Gồm có hai đoạn:
+ Câu chuyện về sự báo đáp của con hổ với bà đỡ Trần
+ Sự báo ơn của con hổ với bác tiều Lạng Giang
Câu 2 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa
– Mượn hình ảnh con hổ có nghĩa để nói về con người có nghĩa.
+ Con hổ là loài cầm thú hung dữ mà còn sống có nghĩa, có tình thì lẽ nào con người lại sống thiếu ơn được
+ Đây là cách diễn giải gián tiếp về con người.
Câu 3 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)
– Câu chuyện thứ nhất: bà đỡ Trần giúp hổ cái đang khó sinh, bà giúp hổ đẻ được và hổ vui mừng, đào bạc lên trả ơn cho bà, đưa bà ra tận cửa rừng.
– Câu chuyện thứ hai: bác tiều phu giúp hổ lấy chiếc xương bò mắc trong cổ họng, hổ săn nai về cảm tạ ơn. Lúc bác tiều mất, hổ xót thương, cứ tới dịp giỗ lại mang lễ vật về.
– Các chi tiết thú vị:
+ Bà đỡ Trần được hổ đực cảm tạ ơn bằng nén bạc
+ Con hổ nghe lời bác tiều nằm phục xuống, há miệng vẻ cầu cứu
– Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa: thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, sự trả ơn nghĩa suốt đời.
Câu 4 (trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa câu chuyện:
– Đề cao, ca ngợi lối sống tình nghĩa, biết giúp đỡ kẻ gặp nạn
– Người được nhận ơn phải ghi nhớ và biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân.
Có thể bạn thích: