Trong chương trình Ngữ Văn 10, với bài học Lập luận trong văn nghị luận, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, TopChuan.com đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Lập luận trong văn nghị luận dành cho các bạn học sinh lớp 10 cùng tham khảo.
Bài soạn tham khảo số 5
I – KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Đọc văn lập luận (mục I, SGK trang 109) và trả lời câu hỏi:
a. Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?
b. Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?
c. Hãy cho biết thế nào là một lập luận
Lời giải chi tiết:
a.
– Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu hèn kém) thì không thể “nói với binh” –
=> Đó là thuyết phục đối phương hiểu tình hình mà có sự lựa chọn đúng đắn, từ bỏ ý định xâm lược.
b.
Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã sử dụng các luận cứ:
(1) Người dùng binh…
(2) Được thời có thể
(3) Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu…
Cuối cùng là kết luận: Nay các ông… sao đủ để cùng với việc binh được. Các luận cứ đều là lí lẽ. Xuất phát từ một chân lí tổng quát “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế…”, tác giả suy luận tới hai hệ quả: “được thời có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn” và “mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển thành nguy”. Đó chính là cơ sở để khẳng định bọn giặc không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém”, cầm chắc thất bại.
c.
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.
II – CÁC XÂY DỰNG LẬP LUẬN
1. Xác định luận điểm
Tìm hiểu văn bản “Chữ ta” (SGK trang 110) và trả lời câu hỏi
a. Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
b. Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó.
Trả lời:
a. Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ để (chữ ta). Theo tác giả thì chỉ khi nào thực cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài. Việc đó sẽ đảm bảo quyền lợi được thông tin của người người đọc.
b. Bài văn có hai luận điểm:
– Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
– Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ
Đọc lại đoạn văn ở mục trước (Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi) và văn bản “Chữ ta” để trả lời câu hỏi.
a. Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm
b. Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế
Trả lời:
a.
– Xác định luận điểm, luận cứ trong đoạn trích Thư lại dụ Vương Thông (xem câu trả lời mục I.b)
– Trong “Chữ ta” gồm có 2 luận điểm và 6 luận cứ là:
* Luận điểm 1: “Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng… danh lam thắng cảnh”.
Các luận cứ:
+ “Chữ nước ngoài… ở phía trên”
+ “Đi đâu, nhìn đâu… chữ Triều Tiên”
+ “Trong khi đó… lạc sang một nước khác”
* Luận điểm 2: ”Phải chăng… mà ta nên suy ngẫm”
Các luận cứ:
+ “Tôi không biết chữ… in rất đẹp”.
+ “Nhưng các tờ báo… bài cần đọc”.
+ “Trong khi đó… trang thông tin”.
b
– Luận cứ trong đoạn trích Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi đều là các lí lẽ.
– Luận cứ của cả hai luận điểm trong bài Chữ ta đều là bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của chính người viết khi tác giả sang Xơ-un (Hàn Quốc) và quay về Việt Nam.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận
a. Xác định và phân tích các phương pháp lập luận được vận dụng trong đoạn trích “Thư lại dụ Vương Thông” và “Chữ ta”
b. Kể thêm một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong vân bản nghị luận
Trả lời:
a.
Hai ngữ liệu trên sử dụng hai phương pháp lập luận khác nhau.
– Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân – quả: đầu tiên đưa ra nhận định khái quát “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xem thời thế mà thôi”, sau đó triển khai nhận định bằng các luận cứ (đồng thời cũng là nguyên nhân) và cuối cùng là lời đánh giá từ các luận cứ (đồng thời cũng là kết quả).
– Bài văn của Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập. Để đi đến kết luận vể “thái độ tự trọng của một quốc gia”, tác giả đã xây dựng hai luận điểm. Trong mỗi luận điểm, người viết đều so sánh thực tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam về phương diện chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu và trên báo chí.
b.
Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
– Các phương pháp lập luận đã học là: Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp; phương pháp so sánh đối lập; phương phằp quan hệ nhân – quả;…
– Có thể kể thêm ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận:
+ Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, chúng ta có thể tìm ra những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.
Ví dụ: Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…
Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất… Kết luận: Gà cũng có thể bay ngắn trên mặt đất.
+ Phương pháp phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.
Ví dụ: Tiền đề 1: Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Kể cả hoa đào trong ngày tết (sai).
Tiền đề 2: Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Tất cả các cây đào đều như vậy (sai).
+ Phương pháp nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.
Ví dụ: Tiền đề: Một hạt cát chưa phải là sa mạc, nhiều hạt cát chưa phải là sa mạc, vô-cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc.
Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc.
Luyện tập
Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK.X đến hết TK.XIX (SGK)
Trả lời:
– Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.
– Luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người…
– Luận cứ thực tế: Các tác phẩm cụ thể giàu tinh thần nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lý đến văn học giai đoạn TK.XVI đến giữa TK.XIX (Cáo bệnh, bảo mọi người của thiền sư Mãn Giác; Tỏ lòng của thiền sư Không Lộ; Đại cáo bình Ngô, Tùng, Cảnh ngày hè… của Nguyễn Trãi; Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều; Truyện Kiểu của Nguyễn Du…).
– Phương pháp lập luận: Chủ yếu là phương pháp quy nạp.
Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ các luận điểm sau:
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Trả lời:
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích
– Sách giúp ta nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, hiểu biết về cuộc sống mọi mặt.
– Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình.
– Đọc sách sẽ chắp cánh cho những ước mơ, khơi nguồn cho những sáng tạo.
– Đọc sách giúp cho việc diễn đạt (nói, viết) tốt hơn.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
– Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá.
– Không khí bị ô nhiễm.
– Nguồn nước sạch bị nhiễm độc tố
c. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn ngữ truyền miệng
– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
– Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
Cần lưu ý: Trên đây chủ yếu là các luận cứ lí lẽ. Mỗi luận cứ đều có thể lấy dẫn chứng để chứng minh.
Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn.
Trả lời:
Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết vê đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, khát vọng.
(Theo Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)
Bài soạn tham khảo số 2
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc.
II. Cách xây dựng lập luận
1. Xác định luận điểm
a.
– Bàn về vấn đề: tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt ở nước ta, thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta).
– Quan điểm của tác giả: Khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài, bình thường nên dùng tiếng mẹ đẻ.
b. Có hai luận điểm cơ bản:
+ Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
+ Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ
a. Luận cứ cho luận điểm 1 ở văn bản “Chữ ta”:
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh … phía trên.
+ Đi đâu, nhìn đâu… chữ Triều Tiên.
+ Trong khi đó thì … nước khác.
– Luận cứ cho luận điểm 2 ở văn bản “Chữ ta”:
+ Có một số tờ báo,… rất đẹp.
+ Nhưng các tờ báo… dịch những bài cần học.
+ Trong khi đó ở ta, … mấy trang thông tin.
b. Tất cả đều là luận cứ thực tế “mắt thấy tai nghe” của tác giả.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận.
a.
– Phương pháp lập luận được vận dụng trong văn bản của Nguyễn Trãi là phương pháp diễn dịch và lập luận theo quan hệ nhân – quả.
– Phương pháp lập luận được vận dụng trong văn bản “Chữ ta” là phương pháp quy nạp và so sánh, đối lập (lĩnh vực quảng cáo, báo chí của Hàn Quốc >< ở ta).
b. Một số phương pháp lập luận thường gặp trong văn nghị luận như: phương pháp nêu phản đề, phương pháp loại suy, phương pháp so sánh tương đồng,…
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
– Luận điểm của lập luận: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú. – Các luận cứ của lập luận:
+ Các luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố cáo những thế lực tàn bào chà đạp lên con người; khẳng định đề cao con người.
+ Các luận cứ thực tế khách quan: liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII giữa thế kỉ XIX.
+ Phương pháp lập luận: phương pháp diễn dịch.
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nêu luận cứ cho ba luận điểm đã cho
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích
– Sách đem lại tri thức phong phú về tự nhiên và xã hội.
– Sách giúp ta khám phá ra chính bản thân mình.
– Sách chắp cánh cho ước mơ và sáng tạo.
– Sách đem lại nhiều kĩ năng sống, kĩ năng làm việc và giúp ta diễn đạt tốt hơn.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
– Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa.
– Không khí bị ô nhiễm.
– Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, không thể ăn uống, tắm rửa.
– Môi trường đang bị tàn phá, đang bị hủy diệt.
c. Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
– Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn.
Tham khảo đoạn văn sau:
Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng. Mọi phong tục, tập quán, cách ứng xử văn hóa,…của dân tộc tự ngàn đời đến nay đều được lưu giữ trong sách. Vì thế qua sách, người đọc biết được vô vàn điều thú vị của cuộc sống thời xưa mà ngày nay không còn nữa. Ví dụ: phong tục nhuộm răng đen ở phụ nữ. Sách giúp con người khám phá bản thân mình, khám phá ra khả năng hướng thiện, hiểu hơn về bản thân. Khi đọc sách ta có những cảm xúc tích cực, thấy đồng điệu và thanh lọc tâm hồn ta. Sách chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng: đọc sách sẽ kích thích trí tưởng tượng và ước mơ của con người đến những miền đất lạ, đến với khát vọng cao đẹp, có ích cho cộng đồng. Con người sẽ ca ngợi cái đẹp, chân – thiện – mĩ và lên án những cái xấu xa, tàn bạo.
Bài soạn tham khảo số 3
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
a. Kết luận (mục đích) của lập luận: Bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên là kẻ thất phu hèn kém, cầm chắc thất bại về sau.
b. Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra:
+ Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết thời thế.
+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
+ Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.
c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận của người nói (viết).
II. Cách xây dựng lập luận
1. Xác định luận điểm
Đọc bài Chữ ta của Hữu Thọ:
a. Vấn đề nghị luận: Thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ.
– Quan điểm tác giả: Khi nào thật cần thiết thì mới dùng tiếng nước ngoài.
b. Các luận điểm:
Lđ1: Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, biển quảng cáo ở nước ta.
Lđ2: Tiếng anh cũng đưa vào báo chí ko cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
2. Tìm luận cứ
a. Luận cứ cho các luận điểm:
– Luận điểm 1:
Ở Triều Tiên, chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới, chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
Ở Triều Tiên, đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
Trong khi đó thì … như mình lạc sang một nước khác.
– Luận điểm 2:
Có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp.
Nhưng các tờ báo phát hành trong nước … cần đọc.
Trong khi đó ở ta, khá nhiều tờ báo … thông tin.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận
a. Phương pháp lập luận được vận dụng :
– Bài Thư dụ Vương Thông lần nữa : diễn dịch và quan hệ nhân quả.
– Bài Chữ Ta : quy nạp và so sánh đối lập.
b. Một số phương pháp khác : phương pháp nêu phản đề, loại suy, so sánh tương đồng, ngụy biện…
Luyện tập
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
– Luận điểm : Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.
– Luận cứ :
Lí lẽ : Lòng yêu nước thương người; lên án, tố cáo các thế lực chà đạp con người; đề cao con người với phẩm chất, tài năng, khát vọng sống, hạnh phúc…
Dẫn chứng : Liệt kê các tác phẩm văn học giàu tính nhân đạo từ thời Lí đến giữa thế kỉ XIX.
– Phương pháp lập luận : diễn dịch.
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tìm luận cứ cho các luận điểm :
a. Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích
– Nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội.
– Giúp ta khám phá bản thân mình.
– Chắp cánh ước mơ và sáng tạo.
– Rèn luyện câu chữ cho khả năng diễn đạt tốt hơn.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
– Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa.
– Không khí ô nhiễm.
– Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, ăn uống, tắm rửa.
– Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt.
c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
– Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ.
– Văn học dân gian được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.
Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Đoạn văn tham khảo với phương pháp lập luận diễn dịch :
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thông, những khát vọng.
(Theo Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)
Bài soạn tham khảo số 4
Nội dung bài học
– Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc người nghe đến một kết luận nào đó của người viết
– Để xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận
+ cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch
+ tìm các luận cứ thuyết phục
+ vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí
I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
a. Kết luận (mục đích) của lập luận là chỉ ra cho giặc thấy nếu không hiểu thời thế, lại dối trá (kẻ thất phu hèn kém) thì không thể “nói với binh”
b. Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:
+ Người dùng binh giỏi ở chỗ biết xét thời thế
+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn
+ Mất thời thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy
⇒ Kết luận: Vương Thông không hiểu thời thế, luôn dối trá nên chỉ là kẻ thất phu hèn kém, tất yếu bại vong
c. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận mà người nói muốn đạt tới
II. Cách xây dựng lập luận
1. Xác định luận điểm
a. Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta).
– Quan điểm của tác giả: phê phán thói sử dụng từ ngữ nước ngoài bừa bãi
b. Bài văn có hai luận điểm:
– Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng liệu, quảng cáo ở nước ta.
– Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết
2. Tìm luận cứ
a. Các luận cứ cho luận điểm ở văn bản Chữ ta
– Luận điểm 1:
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên
+ Đi đâu, nhìn thấy cũng nổi bật những bảng hiệu Triều Tiên
+ Một vài thành phố của ta nhìn đâu cũng thấy tiếng Anh… lạc sang nước khác.
– Luận điểm 2:
+ Ở Triều Tiên: có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp
+ Trong khi ở ta, khá nhiều tờ báo… thông tin
b. Luận cứ trong đoạn trích Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi đều là các lí lẽ.
– Luận cứ của bài Chữ ta đều là bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của chính người viết khi tác giả sang Xơ-un (Hàn Quốc) và quay về Việt Nam.
3. Lựa chọn phương pháp lập luận
a. Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân – quả
– Bài văn của Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.
b. Các phương pháp lập luận đã học là: phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh đối lập,…
– Có thể kể thêm ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận:
+ Phương pháp loại suy
+ Phương pháp phản đề
+ Phương pháp nguỵ biện
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
– Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn trung đại phong phú, đa dạng
– Luận cứ:
+ Lí lẽ:
• Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người
• Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí
• Đề cao quan hệ đạo đức
+ Dẫn chứng: những tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ thời Lí đến giữa thế kỉ XIX
– Phương pháp lập luận: phương pháp quy nạp.
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích
– Sách giúp ta nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội, hiểu biết về cuộc sống
– Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình.
– Đọc sách sẽ chắp cánh cho những ước mơ, khơi nguồn cho những sáng tạo
– Đọc sách giúp cho việc diễn đạt (nói, viết) tốt hơn.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
– Đất đai bị xói mòn, sạt lở, bị sa mạc hoá.
– Không khí bị ô nhiễm.
– Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây, không thể ăn uống, tắm rửa.
– Môi sinh đang bị tàn phá, đang bị hủy diệt.
c. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn ngữ truyền miệng
– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
– Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo
Ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường là do ý thức và cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên. Thực trạng ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, nhất là trong những môi trường nhạy cảm như đất, nước và không khí. Việc xả khói bụi và các chất hóa học vào bầu không khí đang từng ngày hủy hoại môi trường. Các khí độc chủ yếu từ chất thải công nghiệp và xe cô bao gồm các khí độc như cacbon monoxit, dioxit lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon và oxit nito,… Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng bức thiết và cần được giải quyết kịp thời để cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
Bài soạn tham khảo số 1
I. Khái niệm lập luận trong bài văn nghị luận
Đoạn thư dụ Vương Thông lần nữa:
a, Kết luận của lập luận nêu bật rằng giặc nếu không hiểu thời thế, lại dối trá, kẻ thất phu hèn kém thì không thể cùng nói việc binh được
b, Lí lẽ, dẫn chứng tác giả đưa ra là:
+ Người dùng binh giỏi ở chỗ biết xét thời thế
+ Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn
+ Mất thời thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy
Kết luận: Vương Thông không hiểu thời thế, luôn dối trá nên chỉ là kẻ thất phu hèn kém, tất yếu bại vong
c, Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận mà người nói muốn đạt tới
II. Cách xây dựng lập luận
1. Xác định luận điểm
Chữ ta của Hữu Thọ:
a, Bài viết bàn về: giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ trong thời kì mở cửa
+ Phê phán thói sử dụng từ ngữ nước ngoài bừa bãi
b, Luận điểm
+ Tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt trong bảng hiệu, biển hiệu ở nước ta
+ Lạm dụng tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí
2. Luận cứ
Luận điểm 1, tương ứng luận cứ:
+ Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên
+ Đi đâu, nhìn thấy cũng nổi bật những bảng hiệu Triều Tiên
+ Một vài thành phố của ta nhìn đâu cũng thấy tiếng Anh… lạc sang nước khác.
Luận điểm 2, luận cứ là:
Ở Triều Tiên: có 1 số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp
+ Trong khi ở ta, khá nhiều tờ báo… thông tin
3. Lựa chọn phương pháp lập luận
a Lập luận được vận dụng:
Ngữ liệu 1: phương pháp diễn dịch, lập luận theo quan hệ nhân quả
+ Ngữ liệu 2: phương pháp quy nạp và so sánh đối lập
b, Các phương pháp khác: nêu phản đề, loại suy, so sánh tương đồng….
III. LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 111 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn trung đại phong phú, đa dạng
– Luận cứ:
+ Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người
+ Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí
+ Đề cao quan hệ đạo đức
Dẫn chứng
Tác giả liệt kê những tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ thời Lí đến giữa thế kỉ XIX
Bài 2 (trang 111 sgk ngữ văn 10 tập 2): 3 luận điểm đã cho:
a, Đọc sách mang lại nhiều điều bổ ích
– Giúp ta tích lũy, mở rộng tri thức về tự nhiên, xã hội
– Giúp ta khám phá ra bản thân mình
– Chắp cánh ước mơ và sáng tạo
– Giúp rèn khả năng diễn đạt
b, Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
– Đất bị sa mạc hóa, sói mòn
– Không khí, nước bị ô nhiễm
– Môi trường, hệ sinh thái bị tàn phá, thu hẹp
c, Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
– Văn học dân gian gồm nhiều loại hình như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ…
– Văn học dân gian là sáng tác tập thể, được lưu truyền từ theo phương thức truyền miệng, diễn xướng
Bài 3 (trang 111 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. Văn học dân gian gồm nhiều loại hình như truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, dân ca… Trong đó, hình thức lưu truyền của thể loại văn học dân gian này là hình thức truyền thuyết, diễn xướng. Truyền từ đời này sang đời khác, truyền từ người nay sang người khác nên văn học dân gian có nhiều dị bản khác nhau, phản ánh được thời đại, xã hội lúc bấy giờ.
Có thể bạn thích: