Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm nửa sau thế kỉ XIX. Tất cả thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm, thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sục sôi. “Lục Vân Tiên” là 1 trong những những tác phẩm nổi tiếng của ông trong đó đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” đã thể hiện rõ sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Mời các bạn tham khảo 1 số bài soạn hay nhất mà TopChuan.com tổng hợp trong bài viết sau đây để hiểu đoạn trích và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
Bài soạn “Lục Vân Tiên gặp nạn” số 6
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu.
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn được trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, nằm ở phần thứ hai của truyện. Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đố kị, ghen ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ dẫn về quê nhà. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ, hắn mới thực hiện hành động tội ác của mình.
* Bố cục: Đoạn trích có thể được chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.
Đoạn 2: Những câu còn lại: Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Chủ đề của đoạn trích là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác:
Cái thiện: Vân Tiên được ông ngư cứu => đây là việc làm nhân đức thể hiện nhân cách sống cao đẹp của ông ngư.
Cái ác: Do ganh ghét, đố kị tài năng của Lục Vân Tiên nên Trịnh Hâm đã trở thành một kẻ độc ác, nhẫn tâm hãm hại Lục Vân Tiên ngay cả khi Vân Tiên không còn khả năng đe dọa đến bước đường công danh của hắn.
Câu 2:
* Phân tích tâm địa ác nghiệt của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên:
Lục Vân Tiên đang bị mù, mất hết tiền bạc, không còn khả năng kháng cự mà Trịnh Hâm vẫn nhẫn tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn, lại tin tưởng nhờ mình giúp đỡ.
Trịnh Hâm là một con người đểu cáng, phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Lục Vân Tiên trở về quê nhà.
Chỉ vì ganh ghét mà thực hiện hành động tội ác có chủ đích: Chọn lúc đêm khuya vắng lặng để đẩy Lục Vân Tiên xuống sông, xong còn giả tiếng kêu trời, ra bộ mình không liên quan trong việc này.
=> Hành động của một kẻ bất nhân, bất nghĩa, xảo quyệt. Chính lòng ganh ghét đã ngấm vào xương tủy, trở thành bản chất ác nghiệt của Trịnh Hâm.
* Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này rất đặc sắc, chỉ với số câu ngắn gọn mà tác giả đã sắp xếp tình tiết 1 cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất ác nghiệt của Trịnh Hâm.
Câu 3:
Sự đối lập giữa cái ác và cái thiện qua đoạn trích: là sự đối lập giữa tính ích kỉ, nhỏ nhen, ác nghiệt của Trịnh Hâm với tấm lòng cao cả, bao dung, nhân ái của ông Ngư.
Qua đoạn trích, chúng ta có thể thấy:
Ông ngư và gia đình cứu vớt Lục Vân Tiên rất khẩn trương, sốt sắng, đều cầu mong cứu được người bị nạn.
Qua lời nói của ông ngư với Lục Vân Tiên, mặc dù gia cảnh nhà ông cũng khó khăn, ăn uống cũng đạm bạc nhưng vẫn sẵn sàng cưu mang Lục Vân Tiên.
Cuộc sống lao động của ông Ngư: gần gũi với thiên nhiên, tách biệt hoàn toàn với chốn danh lợi nhộn nhịp, ồn ào.
Câu 4:
Theo em, những câu thơ hay nhất trong đoạn trích là 14 câu thơ cuối:
Ngư rằng lòng não chẳng mơ
…
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.
Đây là đoạn thơ với rất nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, mở ra một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt với trời, đất, vịnh, doi, chích, đầm, bầu, chơi trăng, tắm mưa, chải gió,… Có thể nói, con người hòa hợp trong cái thế giới thiên nhiên ấy, trải nghiệm niềm vui sống với tâm hồn luôn thanh thản, không vướng bận sự đời. Phải chăng Nguyễn Đình Chiểu đang nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu của mình vào cuộc đời?
Bài soạn “Lục Vân Tiên gặp nạn” số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Nội dung của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là: qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 121 – SGK Ngữ văn 9) Tìm chủ đề của đoạn trích.
Bài làm:
Chủ đề của doạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn: Tác giả phê phán cái ác, đề cao và ca ngợi cái thiện, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
Câu 2: (Trang 121 – SGK Ngữ văn 9) Hãy phân tích tâm địa ác nghiệt của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
Bài làm:
Tâm địa ác nghiệt của Trịnh Hâm:
Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang trong cơn hoạn nạn. Lục Vân Tiên bị mù, tiền bạc hết, trong cơn hoạn nạn rất cần được giúp đỡ, Trịnh Hâm đã không giúp đỡ bạn mà trái lại còn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp như thế. Hắn giả nhân giả nghĩa, đẩy Vân Tiên ngã xuống sông, nhưng lại giả bộ xót thương bạn.
Hắn phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
Đó là hành động bất nhân bất nghĩa, vì lòng ghen ghét, đố kị với bạn mà hắn đang tâm hãm hại chính người bạn thân. Với 8 dòng thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ vẫn giữa được vẻ mộc mạc, bình dị vốn có của tác phẩm và qua đó đã bộc lộ được bản chất, tính cách của con người Trịnh Hâm.
Câu 3: (Trang 121 – SGK Ngữ văn 9) Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?(Gợi ý phân tích:
Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên.
Lời nói của ông Ngư đối với chàng.
Cuộc sống lao động của ông Ngư.)
Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
Bài làm:
Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến ác nghiệt của Trịnh Hâm là hình ảnh của ông Ngư.
Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng:
Ông Ngư và cả gia đình cứu sống Vân Tiên. Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức “vớt ngay lên bờ”, sau đó thì cứu chữa hết sức tận tình chu đáo:
Hối con vầy lửa một giờ,Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Sau đó, ông Ngư chân thành mời Vân Tiên ở lại mà không ngại tốn kém, chia sẻ một cuộc sống đói nghèo hẩm hút, tương rau, nhưng đầm ấm tình người.
Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi: Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp “Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”.
Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống. Cuộc sống lao động của ông trong sạch, không màng danh lợi, khinh ghét thói đời đen bạc tráo trở.
Qua đó, ta thấy được hình ảnh đối lập giữa hai phe chính nghĩa và gian tà. Tác giả muốn gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường.
Câu 4: (Trang 121 – SGK Ngữ văn 9) Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.
Bài làm:
Trong đoạn trích, hình ảnh về những người lao động bình thường, giản dị nhưng sáng ngời phẩm chất. Họ là những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa.
Ông Ngư hiện lên qua ngòi bút của tác giả với hình ảnh của người trọng nghĩa khinh tài:
Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn.
Hay hình ảnh người lao động thong dong, làm chủ thiên nhiên:
Một mình thong thả làm ăn
Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đầm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay
Luyện tập: (Trang 121 – SGK Ngữ văn 9) Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muôn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó?
Bài làm:
Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Tiễu, chú tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng… có những phẩm chất giống vơi nhân vật ông Ngư. Họ đều là những con ngươi có nhân, có nghĩa, có tấm lòng vị tha cao cả.
Bài soạn “Lục Vân Tiên gặp nạn” số 3
I. Tác giả
1. Cuộc đời
– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu.
– Quê cha ở Thừa Thiên – Huế, ông được sinh tại quê mẹ ở Gia Định.
– Cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều khổ đau, bất hạnh
– Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sống có ích.
2. Sự nghiệp văn chương
– Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện “Lục Vân Tiên”. Truyện kể về Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do lòng đố kị và ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
b. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.
– Phần 2: Các câu còn lại: Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.
c. Nội dung
Đoạn thơ nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Tội ác của Trịnh Hâm
– Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách.
– Trịnh Hâm mưu hại Vân Tiên dưới lớp vỏ “giúp đỡ”.
– Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp Vân Tiên.
– Thái độ của Trịnh Hâm: so đo, tính toán, lo âu khi kết bạn với Vân Tiên, người được đánh giá là tài cao.
– Dù biết Vân Tiên bị mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự ác nghiệt dường như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất con người hắn.
=> Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
b. Việc làm nhân đức của Ngư Ông
– Vân Tiên được Giao Long “dìu đỡ” và gặp được gia đình nhà Ngư Ông cứu sống.
– Hành động: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.
– Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên:
+ Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.
+ Khi cứu mạng không cần đền đáp.
– Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, ác nghiệt của Trịnh Hâm.
– Cuộc sống của gia đình Ngư Ông: cuộc sống không danh lợi “rày doi mai vịnh vui vầy”, tránh xa những tính toan nhỏ nhen, ích kỉ.
=> Tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện của người dân lao động. Lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.
c. Giá trị nội dung
* Giá trị hiện thực: Vạch trần cái ác, cái xấu trong xã hội. Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn ác nghiệt chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm).* Giá trị nhân đạo:
Đề cao đạo lý làm người:
– Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn.
– Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy.
– Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà).
– “Lục Vân Tiên là một tiếng chửi, một lời ca, một ước mơ” – Hoài Thanh.b. Giá trị nghệ thuật
– Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.
– Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.
Câu 1 – Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 1: Tìm chủ đề của đoạn trích.
Trả lời
Chủ đề của đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”: thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Câu 2 – Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 1: Hãy phân tích tâm địa ác nghiệt của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
Trả lời:
Tâm địa ác nghiệt của Trịnh Hâm: – Đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp trong cơn hoạn nạn.- Phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình.* Đây là một đoạn thơ đặc sắc. Chỉ tám dòng thơ, tác giả đã sắp xếp các tình tiết 1 cách hợp lí, thể hiện diễn biến hành động rất mau lẹ, có tính toán và rất ác nghiệt của Trịnh Hâm.
Câu 3 – Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 1: Đối lập giữa cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
(Gợi ý phân tích:– Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên.– Lời nói của ông Ngư với chàng.– Cuộc sống lao động của ông Ngư.)Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
Trả lời:
Đối lập với cái ác, cái thiện trong đoạn trích được thể hiện rất rõ nét qua nhiều phương diện:- Đó là việc ông Ngư và cả gia đình đã cứu sống Vân Tiên hết sức tận tình, chu đáo. – Hai câu thơ: “Hối con vầy lửa một giờ/ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày” đã ẩn chứa bao ân tình của cả một gia đình vợ chồng, con cái đối với người gặp nạn.- Sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn, chân thành ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại cùng sớm hôm chia sẻ cuộc sống đạm bạc nhưng đầm ấm tình người.- Làm ơn mà không hề trông chờ sự báo đáp. * Bằng đoạn thơ trên, tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường. Đó là quan điểm nhân dân tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 4 – Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 1: Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.
Trả lời
Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”, ta thấy có rất nhiều câu thơ thể hiện thái độ trân trọng cuộc sống bình dị, tự do, thanh thản của Nguyễn Đình Chiểu: “Thuyền nan một chiếc ở đời/ Tắm mưa trải gió trong vời Hoàng Giang”.
Đó là một cuộc sống phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, hòa hợp với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước gió trăng.
Đó cũng là một cuộc sống tự do, tự tại, nhờ cậy vào đôi tay của chính mình.
Luyện tập
Câu hỏi – Trang 121 SGK ngữ văn 9 tập 1: Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì? Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó.
Trả lời:
– Trong truyện “Lục Vân Tiên” còn có những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này như ông Quán, ông Tiều, chú tiểu đồng, lão bà dệt vải trong rừng… – Họ đều là những người giàu lòng nhân ái, vị tha, trọng nghĩa khinh tài. – Đó là những người lao động nghèo khổ, nhưng lại là người có lối sống và quan niệm sống rất thanh cao.
Bài soạn “Lục Vân Tiên gặp nạn” số 1
Bố cục:
– Phần 1 (8 câu đầu)Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên
– Phần 2 (10 câu tiếp): Lục Vân Tiên được ông Ngư cứu giúp
– Phần 3 (còn lại) Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và ông Ngư
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Chủ đề của tác phẩm: quan niệm về thiện và ác, niềm tin của tác giả cái thiện luôn thắng ác
Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Tâm địa ác nghiệt của Trịnh Hâm:
– Đang tâm hãm hại người tội nghiệp trong cơn hoạn nạn, cậy nhờ sự giúp đỡ của Trịnh Hâm mà bị hắn lừa gạt
+ Lục Vân Tiên đã bị mù, tiền bạc hết
– Phản bội lại bạn bè, lời hứa của bản thân (đưa Lục Vân Tiên về quê nhà)
→ Hành động Trịnh Sâm, bất nhân bất nghĩa, gian ngoan, xảo quyệt vì lòng ganh ghét, đố kị với tài năng Lục Vân Tiên
Lòng ghen ghét ngấm sâu vào trở thành bản chất của Trịnh Hâm
– Đoạn thơ tự sự đặc sắc, tình tiết truyện hợp lí, diễn biến hành động phù hợp với sự toan tính rất thâm độc của Trịnh Hâm
Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Cải thiện được biểu hiện thông qua tấm lòng nhân ái, hào sảng của ông Ngư.
+ Sau khi cứu sống Vân Tiên, ông cưu mang chàng
+ Thương cho tình cảnh khốn khổ của Vân Tiên
+ Chia sẻ cuộc sống đói nghèo, nhưng đầm ấm tình người
+ Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp
– Cuộc sống lao động chân chất, đẹp đẽ của ông Ngư:
+ Cuộc sống của người dân chào bình thường trên sông nước được thi vị hóa, trở nên thơ mộng
+ Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi, ô trọc, cuộc sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng
+ Thảnh thơi giữa sông nước, đầy ắp niềm vui con người tự do, làm chủ, ứng phó với mọi tình thế
+ Cuộc sống xa lạ với những toan tính nhỏ nhe, ích kỉ mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên đạo đức nhân nghĩa
Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người động bình thường, qua việc làm nhân đức, nhân đạo cao cả Ngư ông
Câu 4 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 1)
– Thơ giàu cảm xúc khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã
– Đoạn cuối có nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm
– Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn: đồi, vịnh, chích, đầm, trời đất, gió trăng…
– Con người hòa với cuộc sống tự nhiên, với niềm vui sống
Luyện tập
Trong truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật xếp cùng loại với ông Ngư: giao long, Du thần, ông Tiều, Hớn Minh
+ Là nhân vật tài năng, có nhân cách cao cả, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn
+ Gửi gắm tư tưởng nhân đạo, niềm tin, công lý, chính nghĩa, tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống
Bài soạn “Lục Vân Tiên gặp nạn” số 4
I. Kiến thức cơ bản
– Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần thứ 2 của truyện, lúc Vân Tiên đang bơ vơ đất khách. Lục Vân Tiên gặp lại Trịnh Hâm là bạn học đi thi về, vốn có lòng đố kị, ganh ghét về tài, đức, Trịnh Hâm nhân cơ hội này hãm hại Vân Tiên. Hắn lừa tiểu đồng của Vân Tiên vào rừng, trói lại rồi tìm kế đưa Vân Tiên xuống thuyền, chờ đêm tối ra tay.
– Chủ đề đoạn trích: Qua sự đối lập giữa thiện và ác, tác giả thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp và những con người nhân nghĩa, đức độ. Trong văn chương thời trung đại, hình tượng Ngư – Tiều dường như đã được định hình để chỉ những người ẩn sĩ muốn trốn lánh cuộc đời, tìm về nơi thiên nhiên, nhất là trong những thời buổi loạn lạc, nhiễu nhương, nhiều người trí thức có lương tri thường cam phận “Ôm tài giấu tiếng làm Tiều, làm Ngư” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp). Nguyễn Đình Chiểu vốn quen thuộc với bút pháp ước lệ cổ điển đó, cho nên qua những lời nói của ông Ngư, ông Tiều, ta vẫn thấy bóng dáng của một ẩn sĩ hơn là một người lao động bình thường (“Kinh luân đã sẵn trong tay”). Tuy nhiên, cảm xúc của người đọc, nguời nghe đối với những hình tượng này không hoàn toàn là thế.
Họ hiện diện giữa đời, sống trong sạch, thanh thản, khinh ghét sự đen bạc, tráo trở, sự bạo ngược hung tàn và bao giờ cũng có mặt đúng lúc để cứu giúp người hoạn nạn với tấm lòng trọng nghĩa khinh tài: “Xin tròn nhân nghĩa còn hơn bạc vàng”. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói: “Với Đồ Chiểu, những người lao động ấy cũng là những người có tài, ghét đời ô trọc, mai danh ẩn tích”.
II. Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn chi tiết
Câu 1 – Trang 121 SGK
Tìm chủ đề của đoạn trích.
Trả lời
Đoạn trích này, chủ ý muốn phê phán cái ác, đề cao cái thiện, đồng thời thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời
Câu 2 – Trang 121 SGK
Hãy phân tích tâm địa ác nghiệt của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này ?
Trả lời
Chỉ qua bốn câu thơ lục bát, tác giả đã nêu được tâm địa ác nghiệt của Trịnh Hâm:
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phôi pha.
– Trịnh Hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên là do tính đố kị. Hắn thấy Vân Tiên là người có tài nên sinh lòng ganh ghét. Dù Vân Tiên đã mù, hắn vẫn cố tìm cách hãm hại. Chừng như cái ác đã ngấm sâu vào người hắn, đã tạo thành bản chất của hắn.
– Hành động của Trịnh Hâm thật bất nhân, bất nghĩa, tàn ác.
+ Bất nhân, hung ác vì hắn đang tâm hãm hại một con người đang cơn hoạn nạn, bị mù mắt, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ.
+ Bất nghĩa vì Vân Tiên là bạn của hắn, đã từng xướng họa thơ ca, rồi được hắn hứa hẹn: Tình trước nghĩa sau, Người lành nỡ bỏ người đau sao đành. Thế mà cuối cùng Trịnh Hâm rũ sạch nghĩa nhân, ra tay xô người bạn mù lòa, khốn khổ xuống sông sâu.
+ Giả nhân, giả nghĩa: đến lúc biết không còn ai có thể cứu được Vân Tiên, Trịnh Hâm mới giả tiếng kêu trời, rồi lấy lời phôi pha để phủi sạch tội ác của mình.
– Đoạn thơ tự sự gồm 8 câu thơ kể về một tội ác tày trời của một con người táng tận lương tâm, được tác giả diễn đạt thành công qua các tình tiết sắp xếp hợp lí, hành động diễn biến nhanh gọn, lời thơ vẫn giữ vẻ mộc mạc, giản dị chung của toàn tác phẩm.
Câu 3 – Trang 121 SGK
Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích ? Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào ?
Trả lời
Trong đoạn trích này, nếu như Trịnh Hâm là kẻ điển hình cho cái ác thì ông ngư lại tiêu biểu cho cái thiện. Hành động của Trịnh Hâm càng hung ác bao nhiêu thì cách ông Ngư cứu giúp Lục Vân Tiên càng đáng ca ngợi bấy nhiêu.
– Thấy người bị nạn, ông Ngư lập tức “vớt ngay lên bờ”, sau đó vội vàng tìm cách cấp cứu “ông hơ bụng da, mụ hơ mặt mày”.
– Sau khi biết chuyện, ông ngư mời Vân Tiên ở lại mà không sợ tốn kém.
– Vân Tiên ngỏ lời biết ơn nhưng ông không nhận, chỉ coi đó là một việc hết sức bình thường. Quan điểm của ông là “Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn”.
Điều này gợi chúng ta nhớ đến chi tiết khi Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, chàng cũng không đòi hỏi sự trả ơn. Rõ ràng là giữa ông Ngư và Vân Tiên có sự nhất quán trong tính cách: họ đều là những con người tốt bụng, nghĩa hiệp, làm ơn mà không bao giờ đòi hỏi được trả ơn.
– Qua cách ông ngư nói về công việc, ta còn thấy ông là người yêu công việc, yêu cuộc sống. Đối với ông, lao động là một niềm vui, niềm hạnh phúc:
Kinh luân đã sẵn trong tay
Thung dung dưới thế, vui say trong đời.
* Đoạn thơ gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện, vào con người lao động bình thường. Nhà thơ rất trân trọng họ bởi họ là biểu tượng cho cái đẹp, những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài. Nhà thơ Xuân Diệu đã nói rất đúng “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”.
Câu 4 – Trang 121 SGK
Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.
Trả lời
“Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
….
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”
(Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên,
Theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, sđd)
Tám câu thơ cuối đoạn có thể coi là những câu thơ hay nhất. Đó là lời của ông ngư nói về cuộc sống của mình. Ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát mà uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm.
Một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt được mở ra với những doi, vịnh, chích, đầm, bầu trời, đất, gió trăng… Con người hoà nhập trong cái thế giới thiên nhiên ấy không chút cách biệt: hứng gió, chơi trăng, tắm mưa… và niềm vui sống cũng dường như đầy ắp cái “cõi thế” của con người ấy (tác giả dùng rất nhiều từ chỉ trạng thái tâm hồn thanh thản, vui sống: vui vầy, thong thả, nghêu ngao, vui thầm, thung dung…). Người đọc có cảm giác như chính Nguyễn Đình Chiểu đang nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của mình.
Luyện tập
Trong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì ? Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó ?
Trả lời
Trong truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật cao thượng như ông Ngư là ông Quán, ông Tiều, lão Bà, tiểu đồng… họ vừa là những người lao động chất phát, thật thà, vừa là những người trí thức ẩn dật, biết giữ gìn nhân cách, giàu lòng nhân nghĩa yêu tự do và cuộc sống yêu thanh cao.
Ông Ngư trong đoạn thơ này và ông Tiều trong đoạn thơ sau cùng có 1 cách nói giống nhau về cuộc sống của mình.
“Tiều rằng: Vốn lão tinh không.
…
Lộc rùng gánh vác hai vai tháng ngày”.
Tổng kết
Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị, dân dã.
Có thể bạn thích: