Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh sẽ được làm quen và tiếp cận với dạng văn thuyết minh. Đây là dạng văn trình bày các hiểu biết về nguồn gốc, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của đối tượng cần thuyết minh. Đồ dùng là 1 trong những số những đối tượng khá phổ biến trong dạng bài thuyết minh. Trong bài “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng”, chúng ta sẽ củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh một thứ đồ dùng, biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói, tìm hiểu quan sát và nắm được đặc điểm, công dụng, cấu tạo của những vật dụng gần gũi với bản thân. Mời các bạn tham khảo một số ít bài soạn “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng” hay nhất đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng” số 2
Đề bài: Thuyết minh cái phích nước.
Gợi ý
Bài nói cần nêu rõ được công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản cái phích nước, thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình chúng ta. Lưu ý quan sát và tìm hiểu những bộ phận tạo thành vật dụng này.
Bộ phận quan trọng nhất của cái phích nước là ruột phích được cấu tạo để giữ nhiệt. Đó là hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thủy tinh người ta tráng một lớp thủy ngân mỏng CG tác dụng hắt nhiệt trở lại đế giữ nhiệt. Miệng phích nước bao giờ cũng nhỏ nhằm làm giảm khả năng truyền nhiệt. Nhờ đó cái phích nước trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được đến 70 độ. Vỏ phích thường làm bằng kim loại đế bảo quản ruột phích chắc chắn an toàn. Chú ý đừng đề phích ngã, rơi để khỏi vỡ. Để làm bài nói này, học sinh dự kiến dàn ý đủ cả ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Cũng nên lựa chọn trước các phương pháp thuyết minh phù hợp.
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
2. Thân bài
– Lịch sử ra đời
– Cấu tạo
– Cách sử dụng
– Cách bảo quản
– Công dụng, ý nghĩa
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Bài mẫu
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình. Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 – 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê… tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá “cafe” đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là 1 tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm…
Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt… tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ấm và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu. Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước ấm vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước ấm được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước ấm ra đồng, pha ấm trà ấm rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải “đốt than quạt nước” vì đã có phích ủ sẵn nước ấm pha trà mời khách rồi… Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
Bài soạn “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng” số 5
A. YẾU CẦU
– Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
– Tạo điều kiện để mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CẦU HỎI,BÀI TẬP
I. Chuẩn bị ở nhà đề bài: “Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ)”.
Gợi ý
1. Yêu cầu Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, cách bảo quản phích nước.
2. Quan sát và tìm hiểu
– Xác định phích nước (bình thủy) là thứ đồ dùng cần thiết trong mỗi gia đình.
– Công dụng của phích nước: Giữ nhiệt cho nước đựng trong phích (giữ nhiệt trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ).
– Cấu tạo:
+ Vỏ phích: Làm bằng chất liệu gì? Trang trì vỏ phích ra sao? vỏ phích có tác dụng bảo vệ ruột phích như thế nào?
+* Ruột phích (bộ phận quan trọng của phích): Để giữ nhiệt, ruột phích được làm bằng gì và làm như thế nào? (hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng bình làm nhỏ để hạn chế khả năng truyền nhiệt).
– Cách bảo quản và sử dụng phích nước như thế nào? Những điều cần tránh khi sử dụng phích nước?
3. Lập dàn ý
– Thiết lập các ý theo trình tự hợp lí, bằng lòng với cách trình bày miệng.
– Phải có ba phần theo quy định: Mở bài, thân bài, kết bài.
II. Luyện nói trên lớp
– Luyện nói theo dàn ý đã chuẩn bị trước tổ, nhóm.
– Một số học sinh được chọn nói trước lớp.
Gợi ý
– Căn cứ vào dàn bài chuẩn bị sẵn, nói theo thứ tự ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
– Tùy theo từng nội dung để sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp giải thích hay phương pháp dùng số liệu…
– Điểu chỉnh giọng nói (phát âm rõ ràng, âm thanh đủ nghe, nhấn mạnh những nội dung thuyết minh quan trọng); kết hợp với điệu bộ, nét mặt khi nói; chú ý từ xưng hô khi trong lớp có các bạn và thầy (cô giáo) ngồi dự.
– Chú ý lắng nghe bài nói của bạn, nhận xét của thầy (cô) và các bạn về bài nói của bạn; ghi chép, điêu chỉnh dàn ý của mình; bổ sung, rút kinh nghiệm từ bài nói của bạn để thực hiện bài nói của mình được tốt hơn.
Bài soạn “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng” số 3
Đề bài: “Thuyết minh về cái phích nước” (bình thủy)
1. Yêu cầu
Trình bày công dụng, cấu tạo, nguyên lý giữ nhiệt và cách bảo quản
2. Quan sát và tìm hiểu về đối tượng thuyết minh
– Xác định phích nước là vật dụng phổ biến cần thiết trong mỗi gia đình
– Công dụng của phích nước: Khả năng giữ nhiệt cho nước (giữ nhiệt trong 6 tiếng đồng hồ từ 100 độ xuống 75 độ)
– Cấu tạo:
+ Vỏ phích làm từ chất liệu gì?
+ Màu sắc, cách trang trí phích thế nào?
+ Vỏ phích có tác dụng bảo vệ ruột phích thế nào?
+ Ruột phích (lõi phích) quan trọng nhất: để giữ nhiệt. Ruột phích làm bằng chất liệu gì?
– Cách bảo quản chiếc phích và sử dụng phích thế nào?
– Những lưu ý cần biết khi sử dụng phích nước.
3. Lập dàn ý
– Lập dàn ý sắp xếp hợp lý trật tự của các phần mở bài, thân bài, kết bài khi trình bày miệng
+ Lên kế hoạch dự kiến thời gian trình bày
+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp
Soạn bài Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng phần Luyện nói trên lớp
1. Nói trước nhóm, trước lớp: điều chỉnh âm lượng, giọng nói, nhấn mạnh vào phần trọng tâm
2. Lắng nghe bài nói của các bạn trong lớp, ghi chép nhận xét của thầy cô, bạn bè
3. Tham khảo và hoàn chỉnh sau khi nghe góp ý.
Bài soạn “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng” số 1
Chuẩn bị ở nhà
Lập dàn ý : “Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy)”.
Mở bài : Giới thiệu chung về cái phích nước và vai trò (nêu định nghĩa).
Thân bài :
– Về nguồn gốc : là phát minh của nhà khoa học người Anh năm 1982.
– Về cấu tạo của cái phích nước gồm 2 bộ phận là ruột phích và vỏ phích :
+ Ruột phích làm bằng hai lớp thủy tinh. Giữa hai lớp thủy tinh là chân không để ngăn sự truyền nhiệt. Hai mặt đối diện của 2 lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Phích được đậy nút kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài.
+ Vỏ phích thường làm bằng nhựa.
– Bảo quản và sử dụng phích nước : Nên đặt khung gỗ để đặt và giữ phích, luôn đặt nơi khô ráo, sạch sẽ và tránh xa trẻ em đề phòng vỡ phích đổ nước sôi nguy hiểm.
Kết bài : Cảm nghĩ của em về chiếc phích nước.
Bài soạn “Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng” số 4
Câu 1. “Nói” đây là thuyết trình, trình bày trước cử toạ (những người ngồi nghe) cho nên vấn đề đầu tiên là xưng hô. Vậy em sẽ xưng hô như thế nào đối với cử toạ trong lớp có cô giáo hoặc thầy giáo dự?
Trả lời:
Em tự suy nghĩ để nói trước lớp có thầy (cô) giáo và các bạn trong lớp nghe.
Câu 2. Sau lời xưng hô thì phải gây chú ý ch.o vân đề mình sắp nói. Em sẽ làm thế nào để gây chú ý về việc giới thiệu một thứ đồ dùng ?
Trả lời:
Để gây chú ý, có thể nêu câu hỏi tu từ, nêu thắc mắc, có thể giải thích. Nếu trong sinh hoạt mà thiếu đồ dùng ấy thì con người sẽ gặp khó khăn như thế nào ?
Câu 3. Cho đề bài : “Giới thiệu các loại đèn”. Hãy lập dàn bài và tập nói theo dàn bài.
Trả lời:
Hãy nêu một định nghĩa chung nhất về đèn. Có thể tra từ điển xem từ đèn được giải thích như thế nào. Đèn có những loại nào ? Đèn phụ thuộc vào chất đốt (có các loại khác nhau như nến, dầu, điện,…). Đèn đáp ứng nhu cầu sử dụng (có các loại đèn thắp sáng, đèn tín hiệu, đèn trang trí,…). Mỗi loại lại có các tiểu loại (ví dụ như đèn tín hiệu : có đèn xe máy, đèn ô tô, đèn máy thu hình, đèn biển,…).
Công dụng của mỗi loại đèn. Hãy nghĩ đến các loại đèn, ghi ra giấy nháp, phân loại, rồi sau đó giới thiệu đặc điểm của chúng. Trong mỗi loại lại có các loại nhỏ…
Câu 4. Giới thiệu các loại dép.
Trả lời:
Cách làm như bài tập 3. Tra từ điển xem định nghĩa dép là gì. Dép khác giày và guốc. Dép làm bằng chất liệu gì, cấu tạo ra sao, có mấy loại, phân loại theo chất liệu, phân loại theo mục đích sử dụng,…
Có thể bạn thích: