Trong bài tập trước học sinh đã tìm hiểu về cách làm đề văn biểu cảm, qua đó ta hiểu được đặc điểm và nội dung cũng như các bước làm của một đề văn biểu cảm là … xem thêm…như thế nào? Để củng cố kiến thức và trau dồi những kỹ năng còn thiếu và có thể viết một bài văn hoàn chỉnh, mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” hay nhất mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 5
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 1
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a, Đề bài: Loài cây em yêu, yêu cầu viết về loài cây nào đó mà em yêu thích
– Xác định rõ đối tượng: loại cây em yêu thích chứ không phải cây trồng ở công viên, trong vườn, hay trong nhà…
b, Loài cây em yêu thích : cây dừa, cây cau, cây tre, cây phượng,…
Lí do yêu thích : có thể từ một kỉ niệm nào đó, người trồng cây quan trọng với em,…
– Cần tìm thêm ý:
+ Tại sao em yêu cây đó hơn những cây khác
+ Loại cây đó có đặc điểm gì về hình dáng, màu sắc, hoa trái, lợi ích
+ Tình cảm của em đối với loại cây em yêu thích
2. Lập dàn ý:
a, Mở bài:
Giới thiệu tên loài cây, lý do mà em yêu thích loài cây đó
b, Thân bài
– Vị trí của cây trong vườn, hoặc trong nhà, trong khu vực công cộng-công viên
– Đặc tả một số hình ảnh, đặc điểm rất đáng chú ý của cây khiến em có cảm tình và yêu quý:
+ Tả về hình dáng
+ Màu sắc
+ Hương sắc
+ Tả một số đặc điểm nổi bật khác
– Nêu tác dụng, vai trò của cây đó đối với cuộc sống (tinh thần và vật chất) của em cũng như của mọi người nói chung
– Sự chăm sóc của em đối với cây mà em yêu
c, Kết bài
Tình cảm của em đối với loài cây này
3. Viết đoạn văn Mở bài và kết bài:
Tham khảo:
– Mở bài:
Những ngày hè oi bức, sân trường em được rợp mát bởi những hàng phượng, bàng rủ lá. Một màu xanh xanh khi ngẩng lên nền trời trong veo, màu xanh mây trời hòa lẫn xanh lá. Loài cây mà em yêu thích – cây phượng đã bắt đầu chấm chấm những cánh phượng đỏ giữa trời xanh.
– Kết bài:
Phượng gắn bó với chặng hành trình cắp sách đến trường của bao thế hệ học sinh. Bao kỉ niệm tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng của em đều đi bên cạnh cây phượng. Em mong sao phượng sẽ luôn đồng hành cùng các thế hệ đi sau, và đó luôn là kỉ niệm đẹp mỗi khi nhớ về.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 1
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 5
I. Chuẩn bị ở nhà: Đề bài: Loài cây em yêu
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
Chú trọng từ ngữ: Loài cây, em, yêu
Tìm các đặc điểm của cây.
Mối quan hệ gần gũi với đời sống của em.
Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó.
b. Thân bài:
Các đặc điểm gợi cảm của cây…
Loài cây … trong cuộc sống của con người.
Loài cây … trong cuộc sống của em.
c. kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó.
3. Viết đoạn văn
Mở bài: Vạn vật, cây cỏ, hoa lá sinh ra đều mang một vẻ đẹp rất riêng mà tạo hóa ban tặng. mỗi loài cây đều mang hương sắc riêng cho đời. Có người thích phong lan, có người thích cây phượng…còn với em, cây hoa sen giữ một vị trí quan trọng trong tâm trí em.
Kết bài: Cây hoa sen, một loài hoa thật đặc biệt, với vẻ đẹp thanh tao, mùi thơm nhẹ nhàng, cây hoa sen sẽ còn mãi trong tâm trí em đến mãi về sau. Một loài hoa in đậm trong trái tim hình bóng quê nhà, hình bóng đất nước.
II. Thực hành trên lớp
Đề bài: Cảm nghĩ về cây dừa quê hương
Dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu đối tượng: Cây dừa – loài cây em yêu thích
Tình cảm: Dừa là người bạn thân thương nơi quê hương
Thân bài:
Những đặc điểm đặc biệt của cây dừa (thân cây, tàu lá, quả dừa…)
Cây dừa trong cuộc sống con người (thân làm cột nhà, vỏ dừa làm gáo nước, cầu dừa, món ăn từ dừa, đồ thủ công từ dừa…)
Cây dừa trong cuộc sống của em (làm cào cào dừa, chặt dừa, …)
Kết bài:
Khẳng định cây dừa là hồn quê, một hình tượng đẹp đẽ của quê hương thân yêu.
Bài soạn “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm” số 4
Có thể bạn thích: