Văn học là nhân học, văn học phục vụ và hướng đến con người. Bởi vậy mà văn học luôn mang bản chất của đời sống thường ngày. Việc học tốt môn Ngữ văn giúp học sinh trau dồi kĩ năng giao tiếp, đối nhân xử thế và hướng dẫn những bài học cơ bản để áp dụng trong ngay cuộc sống đời thường. Tiêu biểu là văn tự sự cùng với phương thức kể chuyện là một trong những đơn vị kiến thức cần được chú trọng. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” hay nhất mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất nội dung tiết học.
Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 5
1. Tìm một số đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở:
– “Kể về một việc tốt em đã làm”
– “Kể về chuyến dã ngoại với lớp vừa rồi của em”.
– “Kể về một chuyện vui hoặc buồn xảy ra trong lớp”
– “Kể về một người làm việc trong trường”
2. “Kể chuyện ông (bà) của em”
– Bài làm rất sát với đề. Tất cả các ý trong dàn bài đều phát triển thành văn, thành câu cụ thể.
– Các sự việc nêu lên xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.
3. Lập dàn bài cho một đề văn tự sự:
“Kể về những đổi mới ở quê em”
a. Mở bài: Mọi người rời xa quê hương đã lâu, nay trở về sẽ phải ngỡ ngàng về những đổi mới của Bắc Giang.
b. Thân bài:
– Cách đây vài chục năm, Bắc Giang nghèo và thiếu thốn nhiều thứ.
– Bây giờ, đổi mới toàn diện:
+, Những con đường mới, ngôi nhà cao tầng mọc lên.
+, Trường học được xây khang trang, sạch đẹp; trạm xá, ủy ban xã, câu lạc bộ được xây dựng mới.
+, Công nghệ thông tin về tới từng hộ dân.
+, Kinh doanh phát triển.…
c. Kết bài: Em nghĩ Bắc Giang sẽ như thế nào trong tương lai.
Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 4
I. Lí thuyết
Câu 1. Cho các đề bài sau:
a. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
b. Kể về một chuyện vui sinh hoạt
c. Kể về một người bạn mới quen
d. Kể về một cuộc gặp gỡ
đ. Kể về những đổi mới ở quê em
e. Kể về thầy/cô giáo của em
g. Kể về một người thân của em
Câu 2. Theo dõi quá trình làm đề tự sự trong SGK và nhận xét
Bài làm trong sách giáo khoa có sát với đề bài là tả người ông của em.
– Phần mở đầu: Giới thiệu chung ông (cán bộ về hưu, tuổi cao)
– Phần thân bài:
Nêu sở thích của ông: trồng và chăm sóc hoa (một người ông yêu hoa).
Sau đó nêu ra tình cảm của ông dành cho các cháu (chăm sóc góc học tập của cháu, thường kể chuyện cho các cháu nghe…
– Phần kết bài: Tình cảm đối với ông.
=> Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông yêu hiền từ, yêu hoa yêu cháu.
II. Luyện tập
Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên hoặc viết một bài về người ông của em.
Lập dàn ý:
Đề 1.
* Mở bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ đó là gì? (được thầy cô khen, bị hiểu lầm, nói dối cha mẹ…)
– Ấn tượng chung của em về kỉ niệm ấy (vui vẻ, hạnh phúc, xấu hổ…)
* Thân bài
1. Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm:
– Kỉ niệm đó diễn ra khi nào?
– Kỉ niệm đó liên quan đến ai?
2. Diễn biến của câu chuyện:
– Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
– Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
– Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
3. Kết thúc câu chuyện
– Câu chuyện kết thúc như thế nào
– Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
* Kết bài: Bài học em nhận ra sau kỷ niệm đó.
Đề 2.
* Mở bài: Giới thiệu về chuyện vui sinh hoạt là gì: như nhận lầm, nhát gan…
* Thân bài:
1. Hoàn cảnh diễn ra:
2. Địa điểm diễn ra câu chuyện: trong lớp học, ở sân trường…
– Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
– Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?
– Câu chuyện kết thúc ra sao?
3. Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
* Kết bài: Em cảm thấy như thế nào sau khi trải qua câu chuyện đó.
Đề 3.
* Mở bài: Giới thiệu tên tuổi người bạn mới quen
* Thân bài:
– Hoàn cảnh gặp gỡ và quen biết người bạn mới (trong hiệu sách, bạn cùng lớp, trong chuyến du lịch cùng gia đình…).
– Đôi nét về ngoại hình: dáng người, mái tóc, làn da
– Tính cách của người bạn: hiền lành, chăm chỉ…
– Kỉ niệm với người bạn mới quen
* Kết bài: Tình cảm của em dành cho người bạn mới quen
Đề 4.
* Mở bài: giới thiệu cuộc gặp gỡ đó là gì (đi thăm các chú bộ đội, gia đình thương binh liệt sĩ…)
* Thân bài:
– Hoàn cảnh: trong chuyến tham quan cùng cả trường, trong một buổi tình nguyện…
– Diễn biến: Kể lại nội dung cuộc trò chuyện, những hoạt động được tổ chức và một kỉ niệm ấn tượng nhất.
– Bài học sau chuyến đi mà em tự rút ra.
* Kết bài: Cảm nghĩ của em sau cuộc gặp gỡ đó.
Đề 5.
* Mở bài: Giới thiệu chung về quê em
* Thân bài:
– Miêu tả khung cảnh làng quê em trước đây
Cánh đồng lúa rộng mênh mông
Những mái nhà ngói đơn sơ
Những con đường đất đỏ…
– Sự đổi thay của quê hương
Những ngôi nhà cao tầng
Con đường bê tông thẳng tắp…
– Cảm xúc của em khi chứng kiến sự thay đổi: vui mừng vì sự hiện đại, nhưng cũng buồn vì nét thôn quê giản dị không còn
* Kết bài: Tình cảm của em đối với quê hương
Đề 6.
* Mở bài: Giới thiệu chung về người thầy/ cô giáo của em (tên, tuổi, dạy môn gì)
* Thân bài
– Miêu tả đôi nét về ngoại hình
– Miêu tả tính cách: nghiêm khắc, hiền từ
– Tình cảm của thầy/cô dành cho học sinh: quan tâm, tận tình
– Kỉ niệm đẹp với thầy/cô
* Kết bài: Tình cảm của em đối với thầy/cô
Đề 7.
* Mở bài: Giới thiệu chung về người thân mà của em (đó là ai, tên và tuổi tác, nghề nghiệp).
* Thân bài:
– Tả đôi nét về ngoại hình.
– Sở thích của người thân.
– Kể một vài kỉ niệm của em với người thân.
* Kết bài: Tình cảm mà em dành cho họ.
Viết văn:
Trong gia đình, người em yêu thương và kính trọng nhất chính là ông nội của em. Ông năm nay đã bảy mươi tuổi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn lắm.
Ông nội sống cùng với gia đình em khi em còn rất nhỏ. Chính vì vậy, ông là người đã thay bố mẹ chăm sóc em những lúc cả hai phải đi làm. Đối với em, ông giống như một ông bụt vậy. Vì đã nghỉ hưu nên khi ở nhà ông thường chăm sóc những cây cảnh trong vườn. Buổi chiều, mỗi khi đi học về em thường thấy ông cặm cụi trong vườn cắt tỉa từng chiếc lá, tưới nước cho từng chậu cây. Vì được ông chăm sóc cẩn thận nên chúng rất tươi tốt và thường xuyên ra hoa.
Ông cũng rất quan tâm đến hai chị em. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về cuộc sống của ông thời bao cấp với rất nhiều câu chuyện thú vị. Thỉnh thoảng, hai ông cháu em còn trở thành bạn cờ của nhau nữa. Mỗi khi em được điểm tốt hoặc được học sinh giỏi, ông đều thưởng cho em một món đồ nho nhỏ như chiếc bút hay cuốn truyện. Tuy chỉ là món quà nhỏ nhưng em cảm thấy rất hạnh phúc và vui vẻ. Mỗi khi ông bị ốm, nhìn ông nằm trên giường bệnh với khuôn mặt mệt mỏi. Em cảm thấy rất buồn và chỉ mong sao ông sớm khỏi bệnh để hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, tưới cây.
Đối với em, ông không chỉ là ông nội mà còn giống như một người bạn. Em luôn luôn yêu ông nội của em từ tận đáy lòng.
Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 6
Câu a (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):
a. Mở bài: giới thiệu một cách khái quát nhất về kỉ niệm mà em định kể (được khen, được chê, …)
+ Ấn tượng của em về kỉ niệm đó (vui hay buồn).
b. Thân bài:
– Người mà làm nên kỉ niệm đáng nhớ đối với em có những đặc điểm gì: ngoại hình, tuổi tác, tính cách và cách ứng xử của người đó.
– Giới thiệu kỉ niệm:
+ Đây là kỉ niềm buồn hay vui.
+ Xảy ra trong hoàn cảnh như thế nào.
– Kỉ niệm đó liên quan đến ai.
– Diễn biến câu chuyện:
+ Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến của chuyện đó.
+ Đỉnh điểm của câu chuyện diễn ra như thế nào?
+ Thái độ, tình cảm của người trong cuộc.
– Kết thúc câu chuyện:
+ câu chuyện kết thúc như thế nào?
+ nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện.
c. Kết bài:
– Cảm nhận và lời hứa của em khi trải qua sự việc vừa rồi.
Câu b (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):
a. Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
b. Thân bài:
– Kể lại chi tiết diễn biến câu chuyện:
+ Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện.
+ Tình huống đáng cười nhất trong câu chuyện là gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
– Em rút ra được bài học gì tư câu chuyện này.
c. Kết bài:
– Nêu ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em.
Câu c (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):
a. Mở bài: giới thiệu một cách khái quát nhất về người bạn mà em mới quen.
b. Thân bài:
– Hoàn cảnh gặp gỡ của em và bạn mới là ở đâu và vào lúc nào.
– Đặc điểm về ngoại hình, tính cách của người bạn đó.
– Em thích nhất điều gì ở người bạn mới quen.
– Em và người bạn mới đã cùng nhau giúp đỡ nhau như thế nào để cùng có kết quả học tập tốt.
c. Kết bài:
– Tình bạn mới đã có tác động như thế nào đến việc học tập và các hoạt động khác của em.
– Từ đó, em có suy nghĩ gì về tình bạn.
Câu d (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):
a. Mở bài: giới thiệu sơ qua về cuộc gặp gỡ mà em định kể.
b. Thân bài:
– Kể chi tiết các sự việc diễn ra trong buổi gặp gỡ:
+ mở đầu cuộc gặp gỡ.
+ nội dung chính của gặp gỡ: các sự kiện, không khí, khung cảnh,…
+ cuộc gặp gỡ kết thúc như thế nào.
– Nêu ý nghĩa về cuộc gặp gỡ giữa em và chú bộ đội.
c. Kết bài:
– Cuộc gặp gỡ ấy đã mang lại cho em những suy nghĩ gì.
– Nêu ngắn gọi cảm nghĩ của em về cuộc gặp gỡ đó.
Câu đ (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):
a. Mở bài: giới thiệu sơ qua về vấn đề mà em định nói tới.
b. Thân bài:
– Quê trước khi đổi mới:
+ nhà: nhỏ bé, cũ kĩ,..
+ đường: đường đất, nhỏ hẹp, …
+ trường học: cũ, mái ngói liêu xiêu, …
+ chợ: thưa thớt.
+ cuộc sống người dân vô cùng vất vả, lam lũ,..
– Quê em sau đổi mới:
+ Nhà cửa mới, có nhiều nhà cao tầng.
+ Đường bê tông, sạch đẹp, …
+ Trường học có thêm nhiều thiết bị hiện đại: máy tính, máy chiếu, ..
+ Chợ: đông vui, tấp nập hơn.
+ Cuộc sống người dân dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.
c. Kết bài:
– Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
– Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương.
Câu e (trang 119 sgk Văn 6 Tập 1):
a. Mở bài: giới thiệu ấn tượng của em về người thầy (cô) của mình.
b. Thân bài:
– Miêu tả về ngoại hình thầy (cô) mà em yêu quý nhất.
– Kể về tính cách của thầy (cô) ấy.
– Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thầy (cô) đó.
– Đến nay, tình cảm của em đối với người thầy (cô) ấy là như thế nào?
c. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của em về người thầy (cô) ấy.
Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 3
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 2. Viết đoạn văn kể về một cuộc gặp gỡ.
Bài tập
1. Đọc và phân tích các đề văn tự sự ở bài tập 1, trang 119, 5GK.
2. Viết đoạn văn kể về một cuộc gặp gỡ.
3. Viết đoạn văn giới thiệu về một người nào đó.
4. Viết đoạn văn kể về một sự việc có ý nghĩa.
Gợi ý làm bài
Câu 1. Phân tích các đề văn tự sự.
a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có biết bao chuyện đáng nhớ : chuyện vui, chuyện buồn, chuyện may, chuyện rủi, được khen, bị chê,… miễn là chuyện có ý nghĩa, chuyện đáng nhớ. Chẳng hạn, một lần do quay cóp bài của bạn mà được điểm cao, tuy không bị ai phát hiện, nhưng trong lòng tự thấy xấu hổ, quyết tâm không lặp lại. Hoặc một lần khác đem giấu dép của cô giáo rồi đổ thừa cho bạn khác, khiến bạn ấy bị nghi oan,…
b) Kể một chuyện vui sinh hoạt
Một chuyện vui sinh hoạt cũng thường gặp trong thời học sinh. Chẳng hạn, một bạn vì hăng hái xung phong lên kể chuyện trước lớp, nhưng do chưa thuộc bài, quên hết, đứng như trời trồng,…
c) Kể về một người bạn mới quen
Thời học sinh, ai cũng có dịp làm quen với những người bạn mới và kể về một người bạn như thế là điều không khó. Bạn ấy là nam hay nữ, tên gì, có đặc điểm gì (cao, thấp, béo, gầy), tính tình thế nào, học tập ra sao, có việc gì đáng kể,…
d) Kể về một cuộc gặp gỡ
Cuộc gặp gỡ (với các anh bộ đội, các anh đoàn viên thanh niên, các bạn thiếu niên vượt khó,…) diễn ra lúc nào, với em, em thu nhận thêm những hiểu biết gì, điều ấy sẽ bổ ích đối với em như thế nào ?…
đ) Kể về những đổi mới ở quê em
Những đổi mới ở quê em (như có điện, có đường, có trường mới, công trình thuỷ lợi,…) đã đem lại thuận lợi, tiến bộ gì cho quê hương ?
e) Kể về thầy (cô) giáo của em
Đó là người thầy (cô) giáo mà em yêu quý. Người đó đã hoặc đang dạy em, đã có sự quan tâm, giúp đỡ em học tập tiến bộ, động viên em phấn đấu vươn lên trong học tập.
g) Kể về một người thân của em
Người thân trong gia đình em như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em. Chọn người nào có ấn tượng sâu sắc, có sự việc đáng nhớ với em để kể.
Câu 2. Cuộc gặp gỡ đó có thể là gặp bạn cũ, gặp người quen, gặp bạn mới, gặp thầy, gặp cô, gặp người lạ,… Điều quan trọng trong đoạn văn này là phải cho biết rõ gặp ai, ở đâu, lúc nào, nhân việc gì, gặp gỡ thế nào. Người ta có thể do đụng xe mà gặp nhau, do nhặt giùm bạn cặp sách đánh rơi mà quen nhau, do cho mượn bút mà biết nhau,… Em hãy chọn kể một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa.
Câu 3. Giới thiệu về một người là yêu cầu không thể thiếu trong bài văn tự sự. Trong đoạn văn hãy nói rõ đó là ai, tên gì, trạc tuổi, ấn tượng vê người ấy.
Câu 4. Sự việc có ý nghĩa là sự việc tốt hay xấu, khiến em vui hay buồn. Ví dụ, em bỏ quên cặp sách, có người cầm hộ em, đó là việc vui, việc tốt, nói lên người bạn tốt. Có bạn viết bậy vào vở em, đó là việc xấu, bạn ấy thiếu tôn trọng người khác,… Trong đời sống có rất nhiều sự việc như vậy, em hãy chọn một sự việc và kể ra. Nên chú ý kể rõ sự việc xảy ra vào lúc nào, ở đâu, với ai, kết quả thế nào.
Bài soạn “Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường” số 1
I. Cho các đề văn tự sự sau:
– Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)
– Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)
– Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)
– Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)
– Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)
– Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)
– Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)
Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:
– Kể về một lần về thăm quê.
– Kể về một chuyến du lịch biển
– Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.
II. Gợi ý lập dàn bài
Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.
a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.
b. Thân bài:
– Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, …
– Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:
+ Những con đường, những ngôi nhà mới
+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…
+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…
+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…
c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.
Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)
a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.
b. Thân bài:
– Nói về ý thích của ông:
+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?
+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.
– Ông rất yêu các cháu
+ Chăm sóc việc học
+ Kể chuyện cho các cháu
+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình
c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.
Có thể bạn thích: