Đối với một văn bản, một trong những điều quan trọng nhất đó là sự mạch lạc. Hai chữ mạch lạc trong Đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong cơ thể. Trong một văn … xem thêm…bản cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Một văn bản mà thiếu đi sự mạch lạc thì chỉ như là những đoạn văn riêng lẻ bị ghép nối một cách hời hợt, rời rạc, không có liên kết. Từ trước đến nay khi làm văn có bao giờ bạn nghĩ đến vấn đề tạo ra sự mạch lạc trong văn bản của mình, nói cách khác là quan tâm đến nó? Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” hay nhất mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để nắm bắt nội dung và kiến thức then chốt của bài học này.
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 4
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 5
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 5
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Cùng với liên kết, mạch lạc tạo thành đặc trưng quan trọng nhất của văn bản. Mạch lạc là sự nhất quán, chặt chẽ, liên tục của một tư tưởng được thể hiện trong suốt quá trình triển khai văn bản.
Nếu liên kết được coi là biểu hiện bề mặt, vật chất thì mạch lạc được coi là sự thể hiện bề sâu, thể hiện bên trong mang tính tính thần của sự thống nhất và hoàn chỉnh của văn bản. Tính mạch lạc thường được thể hiện ra trong các mốì quan hệ về thời gian, không gian, nhân quả, tương phản, tăng tiến, nhượng bộ, đốì chiếu,… Trong khi trình bày văn bản, sự vi phạm các mốì quan hệ đó thường phá vỡ tính mạch lạc của văn bản.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Mạch lạc trong văn bản
a) Mạch lạc của văn bản có tất cả các tính chất:
– Trôi chảy thành dòng, thành mạch;
– Tuần tự đi qua các phần, các đoạn trong văn bản;
– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
b) Ý kiến đó phản ánh hoàn toàn chính xác. Trình tự hợp Ịí của các câu văn, các ý là đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc.
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
a) Toàn bộ các sự việc xoay quanh việc chia tay của hai anh em, mà trọng tâm là việc chia đồ chơi, cụ thể là chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Sự chia tay và những con búp bê xuyên suốt các đoạn của tác phẩm. Thành và Thuỷ buộc phải chia tay, phải chia đồ chơi. Các em sẽ chia búp bê như thế nào? Tình cảm của hai anh em có vì thế mà chia cắt hay không ? Chỉ đến cuối truyện người đọc mới rõ.
b) Theo em, đó chính là chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất. Các em buộc phải chia tay, nhưng búp bê không chia tay, tình cảm anh em mãi mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt. Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản.
c) Các đoạn ấy được nốì với nhau theo môì liên hệ thời gian; liên hệ tâm lí (nhớ lại); liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường). Những mối liên hệ đó giữa các đoạn tự nhiên và hợp lí.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. a) Chủ đề xuyên suốt các phần của văn bản Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) là tình cảm kính trọng cần phải có của người con đối với mẹ. Mở đầu là lí do viết. thư để quở trách sự thiếu lễ độ; tiếp theo là những lời phê phán chân tìn ; kết thúc là yêu cầu một thái độ đúng đắn cần phải có. Tất cả đều tập trung về mối quan hệ mẹ — con.
b) – Chủ đề chung xuyên suốt văn bản Lão nông vả các con là: Lao động là vàng. Người cha dặn con có kho vàng dưới đất. Các con chăm chỉ cày xới tìm kiếm. Nhờ vậy đất được làm kĩ, lúa bội thu. Lúa bội thu chính là vàng mà các con lão nông tìm được.
– Chủ đề xuyên suốt đoạn văn của Tô Hoài là màu vàng của ngày mùa. Từ vàng của trời, của nắng, của đồng lúa đến màu vàng của các cây cối trong vườn. Vàng của rơm, thóc, các con vật dưới sân. Vàng của rơm trên mái nhà. Từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần, từ thấp lên cao… đều đượm màu vàng trù phú.
Trình tự tiếp nối của các phần, các đoạn, các câu trong 2 văn bản trên đã thể hiện chủ đề liên tục, hấp dẫn.
Câu 2. Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê tuy không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn nhưng như vậy không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc. Trái lại nó còn làm nổi bật cuộc chia tay của những đứa con với các đồ chơi mà các em không muốn phải chia ra; càng làm nổi bật tư tưởng chủ đề: Đừng bắt búp bê, đừng bắt các em nhỏ phải chia tay.
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 3
Bài soạn “Mạch lạc trong văn bản” số 6
Có thể bạn thích: