Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh dưới đây sẽ gợi ý cách trả lời các câu hỏi cụ thể giúp các em có cái nhìn về vẻ đẹp văn hóa trong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó ta càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác Hồ Kính Yêu. Muốn soạn bài phong cách Hồ Chí Minh tốt thì bạn đừng bỏ qua nội dung của bài viết này. Không chỉ giúp bạn trả lời tốt các câu hỏi sách giáo khoa, bạn còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.
Bài soạn “Phong cách Hồ Chí Minh” – Bài 5
Giải câu 1 (Trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 1): Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
Trả lời:
a) Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
b) Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:
- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …;
- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề – tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;
- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;
Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.
Giải câu 2 (Trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 1): Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;
- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Giải câu 3 (Trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 1): Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Trả lời:
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi lẽ:
– Đây không phải là lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.
– Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.
– Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.
– Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.
Giải câu 4 (Trang 8 SGK ngữ văn 9 tập 1): Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
– Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại.
– Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Luyện tập:
Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Câu chuyện 1:
Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài ăn qua ngày. Có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng cá kia. Bác Hô về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của người kham khổ đạm bạc, cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô, sợ Người không đủ sức khỏe nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng mà Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:
– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí thưa:
– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
Bác đáp lời:
– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quý.
Câu chuyện 2:
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.
Bài soạn “Phong cách Hồ Chí Minh” – Bài 4
Câu hỏi 1. Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?
Gợi ý:
– Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hoá thế giới. Người có một vốn tri thức về văn hoá nhân loại râ’t sâu rộng. Người am hiểu sâu sắc về văn hoá các dân tộc và văn hoá thế giới. Sự hiểu biết về văn hoá thế giới hoà quyện với gốc văn hoá dân tộc đã tạo cho Người một nhân cách lớn, một lốĩ sô’ng bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mđi, rất hiện đại.
– Vốn tri thức văn hoá đó của Hồ Chí Minh có được là nhờ Người đã nắm vững nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Nga, Hoa,… Điều này đã tạo thuận lợi cho Người khi tiếp xúc với văn hoá nhiều nước trên thế giới, vốn tri thức văn hoá mà Người có được còn do Người đi nhiều nơi trong cuộc hành trình gian nan tìm đường cứu nước. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của đất nưđc đó, vùng đâ’t đó. Sự tiếp xúc, tìm hiểu, học hỏi về văn hoá của Người rất sâu sắc. Người luôn có ý thức chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và không bị ảnh hưởng một cách thụ động.
Câu hỏi 2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
Gợi ý:
Lối sông bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được thể hiện chủ yếu qua đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị của Người.
– Nơi ở của Người chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc đơn sơ, mộc mạc: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ”, “chiếc nhà sàn đó cũng chí vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc vù ngủ”.
– Trang phục của Người rất bình dị (bộ quần áo bà ba màu nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp,…), tư trang ít ỏi (chiếc va li với vài bộ quần áo và vài vật kỉ niệm).
– Việc ăn uống của Người cũng hết sức đạm bạc, chỉ có những món ăn dân dã quen thuộc của quê hương (cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém, cháo hoa,…).
Câu hỏi 3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Gợi ý:
Lối sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn rất mực thanh cao. Đó không phải là lối sống khắc khổ của cảnh nghèo khó; cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, khác người. Lối sống của Bác là lối sống theo một quan niệm thẩm mĩ: vẻ đẹp giản dị và tự nhiên. Nét đẹp của lối sống này chính là lối sống rất Việt Nam, cách sống cỏa các nhà hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,…
Câu hỏi 4. Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
– Có sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.
– Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc.
– Lối sống giản dị mà thanh cao trong mọi mặt: nhà ở, trang phục, ăn uống, tư trang.
Luyện tập:
Đọc kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại, trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ nếp sống ấy.
Tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo. Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác vừa ý.
Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác. Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy, nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.
Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.
Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.
Câu chuyện trên đây là bài học quý về tiết kiệm, về sự tôn trọng con người và đồng cảm với nhân dân lao động của Bác Hồ kính yêu.
(Trích theo sách: Chuyện kể của những người giúp việc Bác Hồ, Nxb. Thông tấn, H.2003, tr. 93).
Bài soạn “Phong cách Hồ Chí Minh” – Bài 2
Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu đến “rất mới, rất hiện đại”): Vẻ đẹp hài hòa giữa nhân loại và dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh.
– Phần 2 (tiếp theo đến hết): lối sống giản dị, thanh đạm mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn soạn bài:
Câu 1:
a. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
b. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:
– Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …;
– Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề – tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;
– Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;
Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.
Câu 2: Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
– Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
– Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;
– Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Câu 3: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi lẽ:
– Đây không phải là lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.
– Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.
– Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.
– Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.
Câu 4: Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
– Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại.
– Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Luyện tập:
Câu hỏi (trang 8 SGK): Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Câu chuyện 1:
Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài ăn qua ngày. Có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng cá kia. Bác Hô về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của người kham khổ đạm bạc, cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô, sợ Người không đủ sức khỏe nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng mà Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí :
– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí thưa:
– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
Bác đáp lời:
– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quý.
+ Câu chuyện 2:
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.
Bài soạn “Phong cách Hồ Chí Minh” – Bài 1
Tóm tắt:
Cuộc đời Hồ Chí Minh đầy truân chuyên. Người đã tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới và thành thạo nhiều ngôn ngữ. Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
Tuy là một người uyên bác nhưng Người có một phóng cách sống vô cùng giản dị từ nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc, đến cách sống thanh cao và có văn hóa. Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bác sống giản dị, thanh cao không phải để khác đời, hơn đời. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần và quan niệm về lối sống đẹp.
Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu … rất hiện đại): Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
– Phần 2 (tiếp … hạ tắm ao) : Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
– Phần 3 (còn lại) : Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
Đọc hiểu văn bản:
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Hồ Chí Minh: tiếp xúc, am hiểu văn hóa các dân tộc thế giới, nói viết thành thạo nhiều ngôn ngữ (Pháp, Anh, Hoa, Nga … )
– Lí do:
+ Tính ham học hỏi, đến đâu cũng học hỏi tìm hiểu.
+ Đặt chân đến nhiều nước phương Đông, phương Tây, làm nhiều nghề, có dịp tiếp xúc văn hóa nhiều nơi.
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc, biết phê phán những cái tiêu cực.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Biểu hiện của lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ:
– Nơi ở và làm việc mộc mạc đơn sơ: nhà sàn nhỏ ít phòng, ít đồ đạc ở cạnh ao.
– Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su.
– Ăn uống đạm bạc: món ăn dân dã không cầu kì như cá kho, rau luộc, cà muối …
Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao. Đây không phải lối sống tự tìm niềm vui trong cảnh nghèo. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt đều thể hiện sự thanh thản, tự tại. Cuộc sống ví như những nhà hiền triết ẩn dật Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm … nhưng không phải một cách tự thần thánh hóa …
Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
– Có sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.
– Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc.
– Lối sống giản dị mà thanh cao trong mọi mặt : nhà ở, trang phục, ăn uống, tư trang.
Luyện tập:
(trang 8 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Tìm đọc và kể lại ….
Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
+ Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, những câu chuyện khi Bác ở Pác Bó.
+ Việc chi tiêu của Bác Hồ :
Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:
– Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên…
Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:
– Đấy, có trông thấy rách nữa đâu…
Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:
– Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý…
Bài soạn “Phong cách Hồ Chí Minh” – Bài 3
Bố cục:
– Phần 1: Từ đầu … rất hiện đại: Quá trình hình thành và điều kì lạ trong phong cách Hồ Chí Minh
– Phần 2: Tiếp … hạ tắm ao: Vẻ đẹp phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
– Phần 3: … còn lại: Khẳng định ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
Soạn bài:
Câu 1 (trang 8 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Chủ tich Hồ Chí Minh được biểu hiện:
+ Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Anh, Pháp, Hoa, Nga
+ Am hiểu về dân tộc, nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc
– Người có được vốn tri thức sâu rộng đó là vì:
+ Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến mức uyên thâm
+ Tiếp thu mọi cái đẹp cái hay nhưng đồng thời cũng phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Tiếp thu có chọn lọc, không thụ động
+ Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề
Câu 2 (trang 8 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Lối sống bình dị rất phương Đông của Bác được biểu hiện:
– Lấy chiếc nhà sản nhỏ bằng gỗ cạnh chiếc ao làm “cung điện”
– Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
– Ăn uống đạm bạc, không cầu kì: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Câu 3 (trang 8 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Lối sống của Bác kết hợp giữa giản dị và thanh tao vì:
– Bác sống giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảnh cơ cực
– Từ cách ăn mặc cho đến nơi ở đều nói nên sự giản dị, tâm thái ung dung, lạc quan, thưởng ngoạn
– Bản lĩnh, ý chí, tôn hồn của một vị lãnh tụ yêu nước, thương dân được thể hiện qua sự giản dị đó của Bác
– Bác càng yêu nước bao nhiêu thì yêu thiên nhiên bấy nhiêu
Câu 4 (trang 8 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
Cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:
– Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại
– Cuộc đời của Người sống giản dị mà thanh tao không màng danh lợi chỉ mong sao đất nước được hòa bình, dân ta được ấm no
– Người là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của con người: Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư.
Luyện tập:
Đọc kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Sau cách mạng, Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ. Buổi trưa, Bác ở lại cơ quan, và cùng xuống ăn cơm với cán bộ, nhân viên thức ăn cũng chẳng có gì mấy, khi “sang” thi có thêm đĩa cà pháo, dưa cà muối, cá khô, về sau bà con Nghệ An còn gửi Nhút thanh chương ra biếu.
Bác thường dặn phải ăn cho hết, đừng để thức ăn thừa trong bát đĩa. Anh em đùa, gọi như thế là “Ăn theo tác phong Hồ Chủ Tịch”
Trong bữa ăn, đôi lúc Bác hỏi chuyện công tác, nhưng thường la nói chuyện vui, có lần Bác hỏi:
– Các chú có biết cá gì không có xương không?
– Thưa Bác, đó là cá biển hay cá sông ạ?
Thấy anh em hỏi lại, Bác hơi mỉm cười “
– Không phải cá sông mà cũng không phải cá biển
Mọi người ngạc nhiên. Bác lại cười bảo:
– Các chú không biết à? đó là con cá ……….Gỗ
Anh em cùng cười vui vẻ. Và Bác tiếp tục kể ” sự tích cá gỗ ” của xứ Nghệ…
Có thể bạn thích: