Mỗi loại văn bản có một đặc điểm riêng. Vậy làm thế nào để có thể hiểu và sử dụng đúng, biết cách viết một văn bản hấp dẫn người đọc như văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh,… Chương trình Ngữ văn 8 sẽ giúp các bạn tìm hiểu về văn bản thuyết minh. Đây là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. Mời các bạn đọc tham khảo một số ít bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này.
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 2
I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống
Đọc các đoạn văn (trang 114, 115, 116 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời câu hỏi:
– Mỗi văn bản trên trình bày giới thiệu, giải thích điều gì?
– Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu.
– Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết.
Trả lời:
– Văn bản Cây dừa Binh Định thuyết minh, trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định gắn bó với người dân Bình Định.
– Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục? thuyết minh, giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
– Văn bản Huế giới thiệu trình bày Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biếu riêng của Huế.
Em thường gặp các loại văn bản đó ở sách, báo có thể kể đến:
– Nếp Rồng quê tôi của Võ Văn Trực.
– Khoai lang của Vũ Bằng.
2. Đặc điểm chung của vản bản thuyết minh
a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự không? Tại sao? Chúng khác các văn bản ấy ở chỗ nào?
b. Các văn bản trên có đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
Trả lời:
a.
Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biếu cảm).
Vì các văn bản này không trình bày sự việc, diễn biến nhân vật như tự sự, không trình bày chi tiết cụ thế cho người đọc cảm nhận được sự vật, con người như miêu tả và cũng không trình bày ý kiến, luận điểm như nghị luận.b.
Các văn bản trên có chung đặc điểm là trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đầy đủ, đúng đắn. Văn bản thuyết minh không thể hư cấu, tưởng tượng hay bịa đặt mà phải phù hợp thực tế và khách quan.
Tuy không đòi hỏi người viết phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình nhưng văn bản thuyết minh vẫn yêu cầu người viết có cảm xúc biết gây hứng thú cho người đọc.
II. LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các văn bản (trang 117, 118 SGK Ngữ văn 8 tập 1) có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Hai văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833-1835) và Con giun đất là văn bản thuyết minh.
Văn bản đầu cung cấp kiến thức lịch sử.
Văn bản sau cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
Trả lời câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về ngày Trái Đất năm 2 nghìn thuộc loại văn bản nào. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì?
Lời giải chi tiết:
Văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2 nghìn thuộc loại nhật dụng. Đây là một bài văn thuyết minh đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường. Trong bài, đã sử dụng yếu tố thuyết minh nhằm nói rõ tác hại của bao bì nilông, làm cho đề nghị của mình có sức thuyết phục cao.
Trả lời câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Các văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả nhiều lúc cũng cần yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 3
I- Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi
a. CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muối. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện Địa lí)
b. TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC?
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì… Như vậy là cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
(Theo Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)
c. HUẾ
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con người sáng tạo, anh dũng
Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. Từ đây buổi sáng chúng ta có thể lên Trường Sơn, buổi chiều tắm biển Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế đẹp với cảnh sắc Sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiếu đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước hiền dịu của Sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng di sản văn hoá thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyên, với chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với đài Vọng Cảnh, điện Hòn Chén, chợ Đông Ba,…
Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình. Huế là thành phố của những mảnh vườn xinh đẹp. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. Những chiếc nón Huế càng làm cho các cô gái Huế đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có.
Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường. Tháng Tám năm 1945, Huế đã đứng lên cùng cả nước, chế độ phong kiến ngàn năm sụp đổ dưới chân thành Huế.
Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
(Dân theo Tiếng Việt thực hành) .
Câu hỏi:
– Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì ?
– Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu ?
– Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại mà em biết.
Trả lời
Văn bản (a) trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định
Văn bản (b) giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh.
Văn bản (c) giới thiệu về vẻ đẹp thành phố Huế
– Có thể bắt gặp những văn bản này trong sách khoa học, báo, trang mạng…
– Một số văn bản cùng loại:
Một thức quà của lúa non – Cốm
Nhã nhạc cung đình Huế
Ôn dịch, thuốc lá
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Trao đổi nhóm theo các câu hỏi sau:
a) Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không ? Tại sao ? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào ?
b) Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ?
c) Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ?
d) Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì ?
Trả lời
a) Các văn bản trên không thể coi là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) được, bởi vì:
Chúng không nhằm mục đích kể lại sự việc, diễn biến, hành động, nhân vật.
Không xây dựng hình tượng nghệ thuật mà cung cấp đặc điểm, thông tin của sự vật
b) Các văn bản trên cung cấp kiến thức, thông tin về sự vật, hiện tượng khách quan và khoa học nên được xếp thành một loại riêng
c) Các văn bản trên trình bày đối tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.
d) Ngôn ngữ của các văn bản trên sử dụng ngôn ngữ khoa học.
II. Luyện tập
1- Trang 117 SGK
Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ?
a)
KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833-1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức trị châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số ít tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. […]
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số ít làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công hung dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)
b)
CON GIUN ĐẤT
Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.
(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)
Trả lời
a) Văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” là văn bản thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc thông tin về lịch sử.
b) Văn bản “Con giun đất” là văn bản thuyết minh vì cung cấp thông tin về khoa học sinh vật.
2- Trang 118 SGK
Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2 nghìn thuộc loại văn bản nào. Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?
Trả lời
Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2 nghìn thuộc loại văn bản thuyết minh vì nó cung cấp cho người đọc hiểu biết về tác hại của bao bì ni lông, lợi ích việc giảm thải ni lông để cải thiện môi trường sống.
3- Trang 118 SGK
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không ? Vì sao ?
Trả lời:
Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm cần tới yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.
Tổng kết:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 6
I. Kiến thức cơ bản
1. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
a. Văn bản Cây dừa Bình Định
Trình bày đặc điểm của cây dừa, nói về lợi ích của cây dừa mà các loài cây khác không có.
Đặc điểm này đưa đến lợi ích của cây dừa. Dĩ nhiên tất cả các cây dừa ở vùng khác nhau đều có đặc điểm đó, nhưng bài này nói riêng về cây dừa Bình Định, gắn bó với nhân dân Bình Định.
b. Văn bản Tại sao cây có màu xanh lục.
Giải thích về tác dụng của chất diệp lục khiến lá cây có màu xanh.
c. Văn bản Huế.
Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Bài viết nêu lên những đặc điểm tiêu biểu của Huế. => Như vậy ba văn bản trên đây thuyết minh, trình bày nét đẹp của cảnh vật và đặc điểm của thực vật. Em thường gặp các loại văn bản này ở sách báo:
Các loại văn bản cùng loại mà em biết như:
Giới thiệu phong cảnh Phong Nha, Kẻ Bàng.
Giới thiệu sân chim Minh Hải.
Giới thiệu núi Ngũ Hàng Sơn.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận) không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
Các văn bản trên không thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận) vì chúng khác với các văn bản này ơ cách trình bày, diễn đạt riêng.
Nó là văn bản có tính chất khoa học thông dụng, không phải là tư duy hình tượng của văn học nghệ thuật.
Nó chỉ cung cấp tri thức về đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
b. Các văn bản trên cùng có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
Các văn bản này trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng.
Giải thích lí do phát sinh, phát triển, hóa trang của sự vật.
Cung cấp tri thức và hướng dẫn sử dụng cho con người.
Ví dụ: Khi mua một ti vi, một máy bơm, một bàn là (bàn ủi) đều có kèm theo bài thuyết minh về cách sử dụng, giúp người dùng nắm được tính năng, tác dụng của máy.
c. Các văn bản đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
Các văn bản đã dùng phương thức trình bày đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh một cách khách quan, gắn liền với tư duy khoa học.
Đòi hỏi các hung kiện đưa ra phải chính xác, rõ ràng.
Vì vậy muốn viết văn bản thuyết minh phải điều tra, nghiên cứu kĩ đối tượng mới làm được.
d. Ngôn ngữ của văn bản trên có đặc điểm gì? Ngôn ngữ của văn bản trên là ngôn ngữ khoa học (như đã nói ở trên).
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Đọc các văn bản sau và cho biết chúng có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
a. Khởi nghĩa Nông Văn Vân. Đây là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức lịch sử.
b. Con giun đất. Văn bản này là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.
2. Trong văn bản nghị luận Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, tác giả có sử dụng phương thức thuyết minh không? Chỉ ra nội dung thuyết minh trong văn bản này (nếu có) và phân tích tác dụng của nó.
Gợi ý: Đó là bài văn nghị luận nói về việc bảo vệ môi trường nhưng đã sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông đang được sử dụng trong đời sống. Đưa yếu tố thuyết minh vào văn bản, tác giả làm cho những kiến nghị mà văn bản đề xuất có tính thuyết phục cao.
3. Qua các văn bản đã được đọc, theo em văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm có cần thao tác thuyết minh không? Tại sao?
Gợi ý: Với ý nghĩa như là một thao tác, thuyết minh cần thiết cho tất cả các loại văn bản. Chỉ có điều, tuỳ theo từng đối tượng, với mục đích khác nhau mà người viết sử dụng thao tác thuyết minh theo những cách khác nhau. ở các loại văn bản không thuộc kiểu thuyết minh, thao tác thuyết minh giúp cho người viết làm sáng rõ nội dung, khắc sâu những điểm cần thiết, giúp người đọc tiếp nhận tích cực hơn,…
Xem thêm: Bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh một làng nghề truyền thống – Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên
4. Thử kể ra một số ít văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm có sử dụng thuyết minh.
Gợi ý: Đọc lại các văn bản Sông nước Cà Mau, Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Ca Huế trên sông Hương, Tôi đi học,…
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 5
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1. Văn bản Cây dừa Bình Định :
a.
Trình bày đặc điểm của cây dừa, nói về lợi ích của cây dừa mà các loài cây khác không có.
Đặc điểm này đưa đến lợi ích của cây dừa. Dĩ nhiên tất cả các cây dừa ở vùng khác nhau đều có đặc điểm đó, nhưng bài này nói riêng về cây dừa Bình Định, gắn bó với nhân dân Bình Định.
b. Văn bản Tại sao cây có màu xanh lục.
Giải thích về tác dụng của chất diệp lục khiến lá cây có màu xanh.
c. Văn bản Huế.
Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Bài viết nêu lên những đặc điểm tiêu biểu của Huế.
Như vậy ba văn bản trên đây thuyết minh, trình bày nét đẹp của cảnh vật và đặc điểm của thực vật. Em thường gặp các loại văn bản này ở sách báo :
Các loại văn bản cùng loại mà em biết như :+ Giới thiệu phong cảnh Phong Nha, Kẻ Bàng.
+ Giới thiệu sân chim Minh Hải.
+ Giới thiệu núi Ngũ Hàng Sơn.
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
a. Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận) không? Tại sao? Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
Các văn bản trên không thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận) vì chúng khác với các văn bản này ở cách trình bày, diễn đạt riêng.
Nó là văn bản có tính chất khoa học thông dụng, không phải là tư duy hình tượng của văn học nghệ thuật.
Nó chỉ cung cấp tri thức về đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
b. Các văn bản trên cùng có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
Các văn bản này trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng.
Giải thích lí do phát sinh, phát triển, hóa trang của sự vật.
Cung cấp tri thức và hướng dẫn sử dụng cho con người.
Ví dụ: Khi mua một ti vi, một máy bơm, một bàn là (bàn ủi) đều có kèm theo bài thuyết minh về cách sử dụng, giúp người dùng nắm được tính năng, tác dụng của máy.
c. Các văn bản đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
Các văn bản đã dùng phương thức trình bày đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh một cách khách quan, gắn liền với tư duy khoa học.
Đòi hỏi các hung kiện đưa ra phải chính xác, rõ ràng.
Vì vậy muốn viết văn bản thuyết minh phải điều tra, nghiên cứu kĩ đối tượng mới làm được.
d. Ngôn ngữ của văn bản trên có đặc điểm gì?
Ngôn ngữ của văn bản trên là ngôn ngữ khoa học (như đã nói ở trên).
Luyện tập
Câu 1. Bài tập 2, trang 118, SGK.
Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2 nghìn thuộc loại văn bản nào? Nội dung phần thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?
Trả lời:
Nhan đề văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2 nghìn có hai chữ “thông tin” là thông báo tri thức, cho nên văn bản mang tính chất thuyết minh rõ rệt. Bài văn thuyết minh ba nội dung :
– Ngày Trái Đất năm 2 nghìn và nội dung của nó là “một ngày không dùng bao bì ni lông”.
– Lí do vì sao không dùng bao bì ni lông.
– Những hành động cần làm trong ngày đó.
Em hãy tự làm rõ tác dụng thuyết minh trong từng phần.
Câu 2. Bài tập 3, trang 118, SGK.
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
Trả lời:
Các loại văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuvết minh không ? Vì sao ?
Để trả lời câu hỏi này, các em phải đọc các văn bản nêu trên, tìm các đoạn văn thuyết minh. Ví dụ như những đoạn sau :
– Ông Nguyễn Bá Dương, người làng Nguyên Xá, huyện Thần Khê. Tính tuệch toạc, thích uống rượu. Nhà nghèo kiết, nhưng vẩn sống một cách thản nhiên.
(Ông Nguyễn Bá Dương, trích Tang thương ngẫu lục)
– Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mỗi tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này ta cùng có thể xem Ià xuất ở một ái tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế…
(Hoài Thanh, Ynghĩa văn chương)
– Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khoẻ, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoa trái quanh tôi)
Em hãy xác định yếu tố thuyết minh đóng vai trò gì trong các đoạn văn trên.
Câu 3. Hãy đọc chú thích (★) sau văn bản Hai cây phong (trang 99, SGK) và cho biết đó có phải là văn bản thuyết minh không. Vì sao ?
Trả lời:
Đọc kĩ chú thích (★) sau văn bản Hai cây phong (trang 99, SGK) ; xem lại các tính chất của văn bản thuyết minh rồi trả lời câu hỏi này.
Câu 4. Hãy tìm trong SGK những đoạn văn thuyết minh và cho biết vì sao xem chúng là văn thuyết minh.
Trả lời:
Các đoạn văn thuyết minh trong SGK như : Lời nói đầu , đoạn văn sau đầu (★) giới thiệu về tác giả, tác phẩm ; lời chú thích, giải thích từ ngữ; phần trình bày kiến thức trong các bài học về Tiếng Việt, Tập làm văn,… Đó là những đoạn văn thuyết minh, vì chúng đảm nhiệm chức năng giới thiệu, trình bày, giải thích các tri thức về cuốn sách, con người, sự việc, hiện tượng,… sử dụng các biện pháp định nghĩa, liệt kê, giải thích,…
Bài soạn “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” số 1
Vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh
1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người
– Nội dung các văn bản :
+ VB (a) : trình bày lợi ích của cây dừa Bình Định.
+ VB (b) : giải thích nguyên nhân lá cây màu xanh.
+ VB (c) : giới thiệu đặc trưng của thành phố Huế.
– Có thể bắt gặp các loại văn bản đó trong đời sống khi có nhu cầu hiểu biết khách quan về mọi lĩnh vực có thể tìm ở sách khoa học,…
– Một vài văn bản cùng loại : Động Phong Nha, Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử,…
2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
a. Các văn bản trên không giống những văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Vì chúng không nhằm mục đích kể, tả, bộc lộ cảm xúc hay nghị luận.
b. Các văn bản trên cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng một cách khách quan, chân thực, có ích.
c. Phương pháp thuyết minh : trình bày, giới thiệu, giải thích.
d. Ngôn ngữ : khách quan, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn
Luyện tập
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Cả hai văn bản được dẫn đều là văn bản thuyết minh. Vì chúng cung cấp tri thức hữu ích cho người đọc.
Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2 nghìn thuộc loại văn bản thuyết minh. Nội dung giải thích tác hại của việc dùng bao bì ni lông, góp phần tạo nên sức thuyết phục cho lời kêu gọi “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Thuyết minh là yếu tố cần có cho tất cả các loại văn bản. Vì yếu tố thuyết minh góp phần làm sáng rõ nội dung văn bản, giúp cho nội dung trình bày mang tính chính xác, khoa học cao.
Có thể bạn thích: