Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. … xem thêm…Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài soạn “Việt Bắc” phần 1 hay nhất đã được TopChuan.com tổng hợp để hiểu rõ hơn về tác phẩm này.
Bài soạn “Việt Bắc” của Tố Hữu số 4
Bài soạn “Việt Bắc” của Tố Hữu số 2
Bài soạn “Việt Bắc” của Tố Hữu số 2
Trả lời câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:
– Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.
– Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.
– Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.
Trả lời câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ.
– Tập thơ Từ ấy (1937-1946): đánh dấu chặng đường đầu 10 năm thơ Tố Hữu, từ giác ngộ, thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng.
– Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954): đánh dấu chặng đường hoạt động sôi nổi của Tố Hữu và phản ánh cuộc đấu tranh gian lao, hùng tráng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của toàn quân toàn dân ta.
– Tập thơ Gió lộng (1955-1961): bộc lộ niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn đậm nét.
– Tập thơ Ra trận (1962-1971): là khúc anh hùng ca về miền Nam trong kháng chiến, là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công với khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
– Tập thơ Máu và hoa (1972-1977): ghi lại chặng đường cách mạng gian khổ và hi sinh, khẳng định niềm tin vào sức mạnh của nhân dân, niềm vui niềm tự hào khi đất nước hoàn toàn giải phóng.
– Tập thơ Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999): bày tỏ những chiêm nghiệm, suy tư về cuộc sống, hướng tới những quy luật phổ quát và những giá trị bền vững.
Trả lời câu 3 (trang 100 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:
– Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.
– Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.
Trả lời câu 4 (trang 99 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
– Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.
– Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
– Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.
Luyện tập
Câu 1 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
* Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy”
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
– Từ ấy: mốc thời gian mang tính bước ngoặt trên con đường nhà thơ đi tìm lẽ sống – nhà thơ được kết nạp Đảng vào năm 18 tuổi
– Hình ảnh thơ: bừng nắng hạ, chói qua tim, hồn tôi – vườn hoa lá – rất đậm hương và rộn tiếng chim
– Mặt trời chân lí: hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng cách mạng. Lí tưởng ấy là nguồn sáng bất diệt, làm bừng sáng lên tâm hồn, trí tuệ của nhà thơ
– Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ
=> Khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng của tác giả khi tìm thấy lí tưởng cách mạng của Đảng
Câu 2 (trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
– Giải thích: Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn đúng đắn, nó nhấn mạnh một đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu – thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị
– Phân tích, chứng minh:
+ Thơ chính trị quan tâm đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, có tính toàn dân, quan hệ tới vận mệnh sống còn của cả một dân tộc, một đất nước. Thơ chính trị của Tố Hữu rất quan tâm tới con người, đặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng, cái ta với cái tôi, với những tình cảm của cá nhân.
+ Thơ Tố Hữu cũng góp phần hướng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước, phản ánh từng chặng đường lịch sử của dân tộc và khí thế hào hùng của cách mạng dân tộc.
+ Thơ Tố Hữu vẫn là những dòng thơ có tính chất hô hào, cổ động phong trào cách mạng của dân tộc ta, thể hiện nhiệt huyết cách mạng sục sôi.
+ Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, chính trị không phải là những lời thuyết suông, khô khan, giáo điều, không phải là những lời hô hào mang tính áp đặt. Tố Hữu đã chuyển hoá điều đó thành những vấn đề tình cảm, đậm chất trữ tình:
+ Đó là lời tâm sự chân thành của người thanh niên trẻ khi bắt gặp tưởng cách mạng và nguyện chiến đấu vì lí tưởng đó.
+ Những lời nhắn nhủ, trò truyện, lời tâm sự chan chứa niềm tin yêu vào đồng bào, đồng chí tác động mạnh mẽ tới tình cảm, cảm nghĩ của người đọc, người nghe.
Có thể lấy dẫn chứng từ các bài thơ: Việt Bắc, Từ ấy…
+ Đặc biệt, trong thơ Tố Hữu có những vần thơ viết về Bác Hồ với nhữ tình cảm chân thành, xúc động. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương của cả dân tộc dành cho Người. Lấy dẫn chứng làm rõ thêm qua các bài thơ Bác ơi, Sáng tháng Năm, Hồ Chí Minh…
Bài soạn “Việt Bắc” của Tố Hữu số 1
Câu 1 (trang 99 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu
– Tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế
+ Thân sinh là nhà nho nghèo, thân mẫu là con nhà nho và có truyền thống yêu thơ ca
– 1938 ông được kết nạp Đảng Cộng sản
– 4/ 1939 bị thực dân Pháp bắt giam
– Năm 1945: chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế
– 1947 ông công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách phần văn hóa văn nghệ, sau đó ông từng giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền
– 1996: được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
– 2002 ông qua đời
Câu 2 (trang 99 skg ngữ văn 12 tập 1)
1. Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành khi tác giả đi theo lý tưởng, con đường cách mạng của Đảng
+ Máu lửa sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ, cảm thông sâu sắc những người nghèo, yếu thế, khơi ngọn lửa đấu tranh trong quần chúng
+ Xiềng xích sáng tác trong nhà lao, thể hiện sự yêu đời tha thiết, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ
+ Giải phóng ca ngợi thắng lợi cách mạng, độc lập tự do của Tổ Quốc (trong những ngày vượt ngục tới giải phóng)
2. Việt Bắc (1946 – 1954) trong thời kháng chiến chống Pháp gian khó, anh dũng.
+ Tiếng ca hùng tráng thiết tha, cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến
+ Thể hiện tình cảm lớn: tình quân dân, tiền phương- hậu phương, miền xuôi- miền ngược…
3. Tập “Gió lộng” ( 1955 – 1961) miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước
+ Ghi nhớ quá khứ ân tình, thủy chung
+ Ngợi ca cuộc sống miền Bắc
+ Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam ruột thịt
4. Ra trận ( 1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977)
– Ra trận bản hùng ca thời kì “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”
– Máu và hoa ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ nhưng tự hào, vẻ vang
5. Một tiếng đờn ( 1992), “Ta với ta” (1999) sáng tác khi đất nước đổi mới
+ Phản ánh suy tư, chiêm nghiệm về con người và cuộc đời
+ Niềm tin vào lý tưởng chiến đấu, con đường cách mạng
Câu 3 (trang 100 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:
+ Ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân
+ Là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả
+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng
Câu 4 (trang 100 sgk ngữ văn 12 tập 1)
– Nghệ thuật: mang đậm tính dân tộc
+ Về thể thơ: Sử dụng thành công thể thơ dân tộc ( lục bát, thơ bảy chữ) bình dị, thân thuộc, giàu nhạc điệu
+ Về ngôn ngữ: dùng những từ ngữ và cách nói quen thuộc, phát huy nhạc tính cũng như hình ảnh phong phú của tiếng Việt.
Luyện tập
Bài 1 (trang 100 ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn thơ mở đầu bài “Khi con tu hú”:
Bài thơ Khi con tu hú được tác giả sáng tác trong tù lúc bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên. Bài thơ nói lên nỗi lòng, tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng đang hăm hở, sôi nổi chiến đấu bỗng bị giam trong bốn bức tường vôi. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc, uất ức hơn khi bên ngoài là thiên nhiên rộng lớn, muôn màu:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Tiếng tu hú bỗng đánh thức tất cả mọi sự sôi động về cuộc sống bên ngoài nhà giam. Giữa không gian mênh mông bên ngoài chính là sự sống vẫy gọi, xóa tan đi nỗi ngột ngạt của người tù cộng sản trẻ trung, yêu nước. Tiếng chim và hình ảnh về sự sống bên ngoài “lúa chiêm đang chín”, “ bắp rây vàng hạt” xóa tan những buồn tủi, bức bí trong hoàn cảnh của tác giả lúc bấy giờ. Bức tranh mùa hè rực rỡ với đủ màu sắc, âm thanh, hương vị đang là những cảm nhận tinh tế của tác giả. Lòng người tù cách mạng hướng ra sự sống tươi đẹp trước bức tranh của sự tự do. Từ việc miêu tả ngoại cảnh, tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong sáng, nhiệt thành của mình qua những câu thơ giàu sức sáng tạo, tưởng tượng.
Bài 2 (Trang 100 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Tố Hữu trước hết làm thơ phục vụ cho cách mạng, cho lý tưởng của Đảng:
+ Tố Hữu luôn lấy cảm hứng sáng tác từ lý tưởng chiến đấu, vì vậy từ nội dung tới đề tài ông đều hướng tới lý tưởng cách mạng.
+ Tố Hữu xác định nội dung, đề tài, cảm hứng nghệ thuật xuất phát từ những vấn đề liên quan tới đời sống cách mạng, lý tưởng chính trị
+ Thơ Tố Hữu còn là sự kế thừa dòng thơ cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu…
+ Tác giả tìm tới, gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.
+ Giọng thơ tác giả thiết tha, ngọt ngào, giọng của tình thương mến trữ tình của người dân Huế
Bài soạn “Việt Bắc” của Tố Hữu số 3
Có thể bạn thích: