Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, các bạn học sinh sẽ được làm quen với một phương thức biểu đạt mới là thuyết minh. Với các đề bài yêu cầu thuyết minh, chúng ta cần trình bày những đặc điểm, cấu tạo, công dụng, ý nghĩa, vai trò của đối tượng thuyết minh một cách khoa học và chính xác. Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải viết tốt các đoạn văn thuyết minh. Mỗi đoạn văn là một luận điểm lớn tương ứng với một phần của cả bài. Vì vậy, khi viết đoạn văn thuyết minh, cách sắp xếp ý cho rõ ràng, rành mạch, tránh trùng ý với đoạn khác là rất quan trọng. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” lớp 8 hay nhất mà TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” số 2
Phần I: ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
(trang 14 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.
(1) Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.
(Theo Hoa học trò)
(2) Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Trả lời:
– Trong đoạn văn (1), câu chủ đề là câu thứ nhất. Các câu sau triển khai làm rõ nội dung của câu chủ đề.
– Trong đoạn văn (2), từ Phạm Văn Đồng đóng vai trò là từ ngữ chủ đề. Các câu sau dấu hai chấm tiếp tục cung cấp những thông tin về Phạm Văn Đồng theo kiểu liệt kê.
2. Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
(trang 14 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
* Phần thuyết minh của cả hai đoạn văn khá lộn xộn, chưa có được bố cục rõ ràng. Để thuyết minh về cây bút bi và chiếc đèn bàn thì có thể triển khai thành hai đoạn: một đoạn thuyết minh về đặc điểm (của từng bộ phận), đoạn kia nên thuyết minh về công dụng và cách sử dụng các phương tiện ấy.
* Sửa chữa lại:
a. Cấu tạo một chiếc bút bi gồm hai phần, trước hết là ruột bút bi. Đó là một ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thế màu xanh hay đen hoặc đỏ – những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có một hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ.
Ngoài ruột bút bi, chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là một ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán bút viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo (bút bi bấm) hoặc không có (bút bi có nắp đậy).
b. Nhà em có một chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh hình tròn, trông rất vững chãi, trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi:
Từ đế đèn có một ống thép không gỉ thẳng đứng gắn một cái đuôi đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn trong đó.
Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn.
Phần II: LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 8, tập 2).
Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn “Giới thiệu về trường em”.
Trả lời:
Mở bài: “Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học”.
Kết bài: “Ngôi trường em học là một ngôi trường đẹp. Biết bao kỉ niệm buồn vui của em đã diễn ra ở đây. Chỉ còn hai năm nữa là em sẽ thi tốt nghiệp, sẽ chuyển đến một ngôi trường Trung học phổ thông. Em nghĩ phải làm thế nào để khi rời trường, khi em đã trưởng thành, ấn tượng tốt đẹp của nó vẫn còn mãi mãi”.
Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành đoạn văn thuyết minh.
Trả lời:
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.
Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một.
Trả lời:
Sách Ngữ văn 8, tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Với mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục : văn bản, chú thích, đọc hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập; phân môn Tập làm văn thường có các mục: nội dung (theo từng bài) và luyện tập.
Bài soạn “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” số 5
Câu 1. Bài tập 1, trang 15, SGK.
Viết đoạn mở bài và két bài cho đề văn : “Giới thiệu trường em”.
Trả lời:
Bài này yêu cầu em tập viết đoạn mở bài và kết bài giới thiệu trường em. Học kì I em đã học cách mở bài miêu tả, cách mở bài trữ tình, cách mở bài giới thiệu, ứng với các cách mở bài đó có các cách kết bài phù hợp.
Mở bài (ở đây gợi ý cách mở bài bằng câu hỏi và miêu tả) :
Ai có dịp đi qua phố (làng, huyện)…, thấy một ngôi trường lớn với nhiều dãy nhà hai (ba) tầng, bao bọc bởi cây xanh, không khí thoáng đãng, đó chính là trường em…
Hoặc :
Ai đã từng học ở trường em nay có dịp trở về thăm hẳn ngỡ ngàng, không còn nhận ra nó nữa. Trường em đã hoàn toàn thay đổi…
Kết bài :
Em yêu trường em và cùng các bạn giữ gìn ngôi trường sạch, đẹp để mãi mãi là mái nhà chung cho các thế hệ trẻ được học tập, rèn luyện và trưởng thành.
Câu 2. Bài tập 2, trang 15, SGK.
Cho chủ đề : “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh.
Trả lời:
Có thể hoàn thành đoạn văn với các ý sau :
– Người đã suốt đời nêu cao ngọn cờ độc lập và tự do cho dân tộc.
– Người đã đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, không phân chia tôn giáo, đảng phái, giới tính, già trẻ, miền xuôi miền ngược dưới ngọn cờ đó.
– Người đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng các đội quân xâm lược hùng mạnh, giành độc lập, thống nhất trọn vẹn cho Tổ quốc.
– Nhân dân Việt Nam kính yêu Người, gọi Người là “Bác”.
Câu 3. Viết đoạn văn giới thiệu một hiệu sách tự chọn.
Trả lời:
Có thể lựa chọn viết:
– Đoạn văn mở bài giới thiệu một hiệu sách tự chọn. Hiệu sách ở đâu, nó gây ấn tượng bằng vẻ ngoài như thế nào ? Gian hàng bày biện ra sao ?
– Đoạn văn giới thiệu gian hàng với sự bày biện bên trong, sự phân loại sách trong quầy để khách dễ tìm. Thông thường trong hiệu sách có các khu vực : sách giáo khoa, sách tham khảo, sách ngoại ngữ, sách văn nghệ, sách nghiên cứu, văn phòng phẩm,…
– Đoạn văn giới thiệu hoạt động của hiệu sách. Hiệu sách mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ. Người ra vào tấp nập ra sao, nhóm người xem sách giáo khoa, nhóm bạn khác xem sách văn nghệ, mấy bạn xem sách ngoại ngữ,…
– Đoạn văn kết bài.
Hiệu sách cần cho học sinh và mọi người như thế nào ? Em có thường đến hiệu sách không ?
Khi đã chọn được đoạn cần viết, em cần phải lập dàn ý, nên nói những ý cụ thể nào trong đoạn ấy rồi hãy viết thành văn vào vở bài tập.
Câu 4. Viết đoạn văn giới thiệu cách bố trí của trường em nhìn từ cổng trường vào, sao cho người đọc hình dung được vị trí của sân trường, phòng thầy (cô) hiệu trưởng, các lớp học, vườn cây,…
Trả lời:
Đây là bài tập yêu cầu giới thiệu cách bố trí của trường nhìn từ cổng trường vào. Chú ý các từ cần dùng như : trước mặt đối diện, bên phải bên trái, đằng trước, đằng sau,…
Bài soạn “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” số 3
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
Cách sắp xếp các câu trong đoạn văn
a) – Từ ngữ chủ đề nằm trong câu chủ đề đứng ở đầu đoạn: Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
– Các câu sau giải thích, bổ sung cho câu chủ đề: cung cấp thông tin về lượng nước đã ít lại còn ô nhiễm nên càng thiếu, các nước nghèo phải dùng nước bị ô nhiễm.
b) – Từ ngữ chủ đề nằm trong câu chủ đề đứng ở đầu đoạn: Phạm Văn Đồng (1906-2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
– Các câu sau bổ sung cho câu chủ đề về các hoạt động chính, chức vụ, mối quan hệ của Phạm Văn Đồng với chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
a) – Nhược điểm: sắp xếp lộn xộn, chưa mạch lạc.
– Cách sửa chữa:
+ Giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bấm).
+ Sau đó giới thiệu cách sử dụng; khi viết cần làm gì? viết xong cần làm gì?
b) – Nhược điểm: sắp xếp ý lộn xộn, thiếu logic
– Cách sửa chữa: Nên trình bày lần lượt theo 3 ý:
+ Ý 1 nói về phần đế đèn..
+ Ý 2 nói về phần thân đèn, gồm: ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn..
+ Ý 3 nói về phần bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và vòng thép gắn vào bóng đèn,..
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 15 sgk Văn 8 Tập 2): Giới thiệu trường em
a) Mở bài:
Ngôi trường em học có tên là trường THCS Lê Hồng Phong. Nằm trên trục đường chính của thành phố với những hàng cây cổ thụ xanh tỏa bóng mát, trường được mệnh danh là ngôi trường trong mơ của biết bao thế hệ học sinh. Không chỉ đẹp trường còn có một bề dày lịch sử, là trường tốp đầu của tỉnh về phong trào học tập cũng như hoạt động ngoại khóa.
b) Kết bài
Vừa mới ngày nào còn bỡ ngỡ vào trường mà nay em đã là một học sinh lớp 8, chẳng mấy chốc đã phải rời xa ngôi trường này với thầy cô và bạn bè. Em luôn vinh dự và tự hào được là một học sinh của trường THCS Lê Hồng Phong. Em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, thầy cô và còn để xứng đáng với ngôi trường mang tên người anh hùng này.
Câu 2 (trang 15 sgk Văn 8 Tập 2): Đoạn văn
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình truyền thống yêu nước. Căm phẫn trước cảnh nước mất, nhà tan, ngày 5/6/1911, Người đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng nhà Rồng. Sau bao nhiêu năm bôn ba lưu lạc, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến đánh đuổi quân xâm lược. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao của Người, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc.
Câu 3 (trang 15 sgk Văn 8 Tập 2): Giới thiệu bố cục sách ngữ văn
Sách Ngữ văn 8 tập 1 gồm 17 bài học. Mỗi bài học thường có 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Ở mỗi phần lại chia nhỏ theo những nội dung tìm hiểu khác nhau. Chẳng hạn phần văn sẽ có các mục: văn bản, chú thích, đọc hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập. Phần Tiếng Việt sẽ có lí thuyết, ví dụ, ghi nhớ, luyện tập. Phần tập làm văn sẽ có tìm hiểu đề, phân tích đề, ghi nhớ, luyện tập. Đó là bố cục tương đối chặt chẽ phù hợp với đặc điểm của từng phân môn.
Bài soạn “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” số 4
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
2. Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý trong câu chủ đề của đoạn văn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào.
3. Viết đoạn nên tuân theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
a) Câu chủ đề của đoạn văn này là : “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng”. Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về lượng nước ít ỏi, đã thế, lại bị ô nhiễm nên càng thiếu. Các nước nghèo thì việc dùng nước ô nhiễm là điều không tránh khỏi. Dự báo sự thiếu nước ngày càng trầm trọng hơn.
b) Đoạn văn này trình bày về nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn Phạm Văn Đồng. Mạch trình bày theo thứ tự : quê quán, các hoạt động chính, các chức vụ quan trọng, mốì quan hệ với nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
a) Đoạn văn này có nhược điểm là thuyết minh về chiếc bút bi nhưng nội dung lộn xộn và chưa mạch lạc. Nên giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực ; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bấm) ; sau đó giới thiệu cách sử dụng : khi viết cần làm gì, khi viết xong cần làm gì.
b) Phần thuyết minh về đèn bàn cũng có sự lộn xộn. Nên giới thiệu ba phần : 1) phần đế đèn ; 2) phần thân đèn gồm ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn ; 3) phần chao đèn gồm khung sắt và vải lụa (cũng có khi bằng sắt có tráng men trắng).
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tham khảo:
– Mở bài:
Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Nhà trường mới được xây lại trên một vùng đất bằng phẳng rộng rãi. Từ cổng nhìn vào sẽ thấy ngay hai dãy nhà hai tầng. Một dãy có các phòng dành cho Ban giám hiệu nhả trường, các thầy cô giáo, y tế học đường. Dãy kia dành cho phòng truvền thống, phòng thí nghiệm, thư viện. Tất cả lớp học đều được bố trí trong hai dãy nhà ba tầng ở phía sau.
– Kết bài:
Ngôi trường em học lả một ngôi trường dẹp. Biết bao kỉ niệm buồn vui của em đã diễn ra ở dây. Chỉ còn hai năm nữa là em sẽ thi tốt nghiệp, sẽ chuyển đến một ngôi trường Trung học phổ thông. Em tự nhủ phải cố gắng học tập, rèn luyện để sau khi ra trường, ấn tượng tốt dẹp về ngôi trường này vẫn còn mãi mãi.
Câu 2. Về đoạn văn này, có thể tham khảo đoạn viết về bác Phạm Văn Đồng. Hãy giới thiệu tóm tắt quê quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm Bác ra nước ngoài tìm đường cứu nước, những chức vụ quan trọng mà Người đã từng đảm nhiệm ; đặc biệt là sự lãnh đạo tài tình của Bác đã đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi quan trọng.
Câu 3. Theo gợi ý, em hãy viết khái quát :
Sách “Ngữ văn 8”, tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phân môn : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục : Văn bản, Chú thích, Đọc – hiểu văn bản, Ghi nhớ, Luyện tập.
Bài soạn “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” số 1
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
– Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.
– Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.
– Đoạn văn thuyết minh (a) và (b) câu chủ đề nằm ở đầu đoạn “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng.” “ Phạm Văn Đồng… tỉnh Quảng Ngãi.”
– Các câu trong đoạn văn phục vụ mục đích làm rõ câu chủ đề.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh.
a, Đoạn văn thuyết minh ( a) lộn xộn về thứ tự trình bày cấu tạo chiếc bút bi.
– Có thể sửa lại: các phần cấu tạo bút (ruột bút, đầu bút, ống mực, vỏ bút, móc gà, nút bấm) tiếp đến cách sử dụng và bảo quản bút.
b, Nội dung văn bản thuyết minh về bàn cũng có sự lộn xộn.
– Sửa lại: phần đế đèn → phần thân đèn → phần chao đèn.
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Mở bài: Ngôi trường nơi em đang theo học là ngôi trường nhỏ của một huyện miền núi. Trường được thành lập từ năm 1964 cho tới nay vẫn luôn là niềm tự hào của biết bao thế hệ học trò.
Kết bài: Ngôi trường luôn là ngôi nhà yêu quý thứ hai của em, nơi đó gắn với biết bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Là nơi cho em học hỏi được nhiều điều mới lạ và lý thú, mở ra trước mắt em những chân trời mới. Em hy vọng sẽ góp một phần nhỏ sự cố gắng của mình làm đẹp thêm cho ngôi trường này.
Bài 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1911 với bí danh là Văn Ba, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài Người đã tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu con đường cứu nước. Sau khi trở về Việt Nam, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi tới thắng lợi. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Bài 3 (trang 61 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập một là cuốn sách có 17 bài học bao gồm ba phần chính là Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Phần Văn bản được chọn lọc từ những tác phẩm nổi tiếng của các tác gia trong và ngoài nước hướng vào những chủ đề chính như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình thầy trò, bạn bè. Phần Tiếng Việt tập trung chủ yếu và nghĩa của từ, từ loại và cấu trúc ngữ pháp của câu, các biện pháp tu từ. Đối với phần tập làm văn nội dung trọng yếu ở phần tạo lập các văn bản thuyết minh, cách áp dụng các phương pháp thuyết minh khi viết. Cách trình bày sách khoa học theo các đề mục lý thuyết, ghi nhớ, luyện tập thực hành giúp người sử dụng (giáo viên, học sinh) có thể dễ dàng xâu chuỗi kiến thức.
Có thể bạn thích: