Tài năng và lòng tốt là những nhân tố và phẩm chất cao đẹp làm nên giá trị con người. Trong cuộc sống hiện đại, để thực hiện mục tiêu chinh phục thế giới, đổi … xem thêm…thay cuộc sống con người không chỉ cần có tài năng mà còn phát huy tấm lòng nhân ái. Dưới đây là những Bài văn nghị luận về tài năng và lòng tốt của con người hay nhất mà TopChuan.com đã sưu tầm và tổng hợp.
Bài tham khảo số 1
Tài năng và lòng tốt là những nhân tố và phẩm chất cao đẹp làm nên giá trị con người. Trong cuộc sống hiện đại, để thực hiện mục tiêu chinh phục thế giới, đổi thay cuộc sống con người không chỉ cần có tài năng mà còn phát huy tấm lòng nhân ái.
Bàn về tài năng và lòng tốt, nhà văn V. Huy go từng khẳng định: “ Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt”. “Tài năng” là những năng lực, khả năng nổi bật giúp con người giải quyết có hiệu quả những vấn đề của cuộc sống. “Lòng tốt” lại là tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, giúp đỡ người khác. Nếu tài năng là vẻ đẹp của trí tuệ thì lòng tốt lại là nét đẹp tâm hồn đáng trân trọng bên trong con người.
Tài năng và lòng tốt có vai trò quan trọng đối với sự hoàn thiện nhân cách, là thứ nhân tố quan trọng giúp con người đổi thay cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân. Tài năng là tố chất đáng quý bên trong con người, tài năng là biểu hiện của trí tuệ. Khi có tài năng con người có thể dễ dàng thực hiện những mục đích, lí tưởng sống lớn lao, góp phần phát triển bản thân và đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng.
Tài năng một phần do yếu tố bẩm sinh nhưng lại được hoàn thiện và phát triển thông qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Nếu có tài năng nhưng con người không có ý thức học tập để tiến bộ, phát triển con người cũng chỉ mãi giậm chân tại chỗ, không thể phát huy được tài năng vốn có vào những công việc, mục tiêu cụ thể cũng như việc sở hữu mỏ vàng khổng lồ nhưng không biết cách khai thác.
Tài năng của con người cũng chỉ thực sự phát triển đầy đủ nếu con người phát huy được hết yếu tố chủ động của bản thân, đồng thời nắm bắt được những cơ hội, sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội. Người có tài năng có thể làm nên những thành tựu rực rỡ, được xã hội tôn vinh, trọng vọng nhưng cũng cần giữ thái độ khiêm tốn, không ngừng học hỏi để làm phong phú hơn cho trí tuệ, tài năng.
Lòng tốt là phẩm chất tốt đẹp xuất phát từ tình thương, tấm lòng nhân ái của con người đối với những người xung quanh. Người có lòng tốt luôn có ý thức giúp đỡ những người khó khăn, bất hạnh cần giúp đỡ trong cuộc sống một cách nhiệt tình và tự nguyện. Lòng tốt không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống, con người mà còn góp phần làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa, tốt đẹp hơn. Lòng tốt còn có thể cảm hóa cái xấu, các ác giúp người khác thức tỉnh và sống hướng thiện. Chí Phèo là “con quỷ dữ” làng Vũ Đại, một tên lưu manh bị tha hóa cả nhân hình và nhân tính. Tuy nhiên chính tình thương của Thị Nở đã thức tỉnh và đưa Chí trở về với khát khao lương thiện, qua đó ta cũng thấy được sức mạnh thức tỉnh, cảm hóa vô cùng mạnh mẽ của tình thương.
Ai sinh ra cũng mang bản tính thiện, tuy nhiên phát huy được lòng tốt ấy hay không lại phụ thuộc phần lớn vào môi trường sống và chất lượng giáo dục. Vì vậy mỗi người cần tích cực rèn luyện, học tập để phát huy được lòng tốt và những giá trị tốt đẹp của bản thân.
Tài năng là lòng tốt là những nhân tố cần và nên có ở mỗi con người, thiếu một trong hai yếu tố con người sẽ trở nên thiếu hoàn thiện và gặp những khó khăn trong cuộc sống, đúng như Bác Hồ vĩ đại của chúng ta từng nói: Có đức mà không có tài làm gì cũng khó, có tài mà không có đức là kẻ vô dụng.
Để hoàn thiện cho bản thân, mỗi người bên cạnh học tập, tích lũy kiến thức còn cần rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, nhân phẩm.
Bài tham khảo số 2
Cuộc sống quả là muôn hình vạn trạng, biến đổi khôn lường. Nó làm cho con người nhiều khi rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát. Con người không còn nhận biết được giá trị đích thật của đời mình, không còn biết phân biệt xấu tốt, không biết cái gì đáng quý, cái gì đáng trân trọng. Con người thường lệ thuộc vào tiền bạc, danh vọng, chức quyền. Họ quỳ gối trước những thứ tầm thường, những thứ đê hèn. Chúng ta thấy, sống ở trên đời là một sự trải nghiệm. Chỉ khi kinh qua sự trải nghiệm thì con người mới hiểu được giá trị của cuộc sống. Chính vì vậy, với kinh nghiệm sống của mình, Victor Hugo đã gửi đến mỗi người chúng ta một điều giản dị nhưng lại ẩn chứa một thông điệp thật sâu xa qua câu nói: “trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
Tài năng là khả năng mà tạo hoá đã ban cho con người. Nó là trí tuệ, là sự khéo léo, giỏi giang, sáng tạo trong học tập cũng như trong lao động. Tuy nhiên, không phải mỗi chúng ta vừa mới sinh ra là đã thành tài ngay. Con người phải trải qua một quá trình học tập, trui rèn, trầy vi tróc vảy mới có thể sở hữu trong mình những kiến thức để giúp ích cho đời. Theo như các số liệu thống kê của các nhà khoa học thì chỉ có 1% con người khi sinh ra là thiên tài hay còn gọi là tài năng bẩm sinh. 99% còn lại thì không có cách nào khác là phải học tập, rèn luyện. Vì thế, những nhân tài mà chúng ta biết được đều là những người đã phải trải qua một thời nắng dãi mưa dầm, ngày đêm miệt mài đèn sách trau dồi kiến thức. Chẳng hạn như: Einstein, Darwin, Pythagoras,… họ đều là những người suốt cuộc đời không ngừng học tập và nghiên cứu, tìm ra những phương thế hữu ích để giúp cho con người cũng như góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại. Họ đáng được tôn vinh và là tấm gương vĩ đại để cho mỗi người chúng ta thán phục, noi theo bắt chước.
Bên cạnh đó, có một thứ mà chúng ta không chỉ cúi đầu thán phục mà còn phải quỳ gối tôn trọng đó chính là lòng tốt của con người. Lòng tốt là tấm lòng của con người. Lòng tốt là tấm lòng chân thật, là tình cảm phát xuất từ chính con tim của con người. Lòng tốt được biểu hiện qua nhiều cách thức như: một lời động viên, một cái bắt tay chia sẻ, một vòng tay âu yếm, vỗ về cảm thông hay đôi khi chỉ là một cái nhìn đầy lòng trắc ẩn… Lòng tốt như một phương thần dược. Nó có thể chữa lành những vết thương mà không có bài thuốc nào có thể chữa lành được. Lòng tốt có thể cảm hoá một con ác quỷ trở thành một thiên thần.
Trong cuộc sống, chắc hẳn không ít lần bạn đã bắt gặp được tấm lòng tốt đẹp đó. Chẳng đâu xa, như tấm lòng của người mẹ dành cho những đứa con. Một tấm lòng yêu thương cho đi tất cả, cho đi mà không còn để lại gì cho mình nữa. Vì yêu thương mà người mẹ sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho con cái, sẵn sàng hy sinh chính cả mạng sống mình. Hay như tấm lòng của những em bé đã chắt chiu, dành dụm từng đồng nghìn lẻ là tiêu chuẩn ăn sáng mà bố mẹ cho để giúp đỡ những người gặp thiên tai lũ lụt. Hoặc là tấm lòng của anh thanh niên đã dừng xe lại để dẫn một cụ già qua đường… đó là một tấm lòng tốt, một tấm lòng chân thật, một cái tâm trong sáng. Trước những tấm lòng chân thật, cao cả đó, con người dù có độc ác, dã man đến đâu thì chắc chắn cũng phải quỳ gối tôn trọng.
Xã hội ngày nay, thật giả, tốt xấu lẫn lộn. Con người không còn biết phân biệt cái gì là đáng quý, đáng tôn trọng. Có những con người suốt cuộc đời chỉ lo tìm kiếm công danh, lợi lộc. Họ trau dồi cho thật nhiều kiến thức chỉ để tiến thân, chỉ vì mình mà thôi. Khi đã đạt được rồi thì họ chỉ biết hưởng thụ những thành quả mà bấy lâu nay họ vất vả mới có được. Họ chẳng quan tâm gì đến người khác. Họ chỉ đề cao chữ tài mà chữ tâm thì họ không coi trọng, không nhắc đến. Lại có những con người có lòng tốt nhưng lại không có tài để giúp ích cho đời.
Người xưa có câu “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, còn có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế, một người dù có tài đến đâu mà không có trong mình một tinh thần xả kỷ, một tâm hồn cao thượng thì cũng chẳng làm cho người khác nể phục bao nhiêu, đôi khi còn làm cho người khác căm ghét. Chẳng hạn như một người sáng chế ra bom nguyên tử để con người dùng vào việc gây chiến, phá tan sự yên bình của chính nhân loại. Người đó tài giỏi thật, nhưng sự tài giỏi đó không đem lại cho con người hạnh phúc. Còn người có đức mà không có tài thì cũng chẳng mấy ai biết đến, chẳng đem lại lợi ích gì cho đời. Như cây nến cần ngọn lửa thế nào và ngọn lửa muốn được cháy sáng để toả lan ánh sáng cần có cây nến thế nào thì tài năng và lòng tốt cũng phụ thuộc lẫn nhau như vậy. Cái tài nhờ cái tâm mà cháy lên, cái tâm nhờ cái tài mà toả sáng.
Như vậy, bạn và tôi đã không dưới một lần được chiêm ngưỡng khả năng, tài cán của một người nào đó. Cảm giác của chúng ta hầu hết là sự thán phục, nể trọng vì để đạt được thành quả ấy họ đã phải vất vả học tập, rèn luyện trong thời gian không phải là ngắn. Thế nhưng, khi đứng trước một người có lòng tốt, một người có tấm lòng quảng đại vị tha, chắc chắn nơi chúng ta không còn là một sự trầm trồ, khen ngợi nữa mà thay vào đó là một thái độ trân quý, nghiêng mình kính cẩn một cách chân thật từ tận đáy lòng.
Bài tham khảo số 5
Tiêu chuẩn đánh giá một hình mẫu lí tưởng của mỗi người là khác nhau. Nhưng trong cuộc sống này, chúng ta đều luôn muốn trở thành một người mà khiến người khác phải ngưỡng mộ. Đó có thể là gì? Là một nhan sắc tuyệt mĩ, một sự nghiệp thành công hoặc khối tài sản khổng lồ? Hay như suy nghĩ của nhà văn V.Huygo: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
Tài năng là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định nên sự thành công của mỗi người. Bất cứ một tài năng nào cũng là sự phát triển đặc biệt của những khả năng của con người trong các lĩnh vực khác nhau. Một tài năng là kết quả của nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung đó là quá trình phát triển và hoàn thiện năng lực bẩm sinh qua môi trường học tập và rèn luyện. Còn lòng tốt? Nó xuất phát từ tâm của mỗi con người. Đó là tấm lòng bao dung, vị tha, nhân hậu, cách cư xử văn minh giữa người với người. Ở câu nói trên V.Huygo muốn đề cao giá trị của tài năng và lòng tốt, một thứ khiến ta phải cúi đầu thán phục và một thứ làm ta phải quỳ gối tôn trọng. Đồng thời, ông cũng muốn thể hiện sự tôn trọng và kính nể đối với những con người vừa có tâm vừa có tài.
Ở trong một xã hội đầy khắc nghiệt, tài năng là thứ khiến ta vững vàng hơn. Một người có tài là người khôn ngoan, khéo léo và giỏi giang khiến mọi người phải cúi đầu thán phục. Nó là năng khiếu bẩm sinh của mỗi người mà người khác khó có thể bắt chước. Điều đó càng khẳng định được giá trị bản thân của những người có tài năng và có thể đem tài năng của mình cống hiến cho quê hương, đất nước.
Nhưng bạn biết không, người có lòng tốt sẽ luôn khiến người khác tôn trọng kính nể. Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo.Lòng tốt có thể cảm hóa quỷ dữ, có thể xua tan bóng đêm, có thể đưa con người ta hoàn lương trở về với cái thiện cuộc đời. Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh.
Ta biết đến Beethoven, một nhà soạn nhạc thiên tài thế giới với bản sonate “Ánh trăng” huyền thoại. Người ta coi đó là một hiện tượng hiếm có trong âm nhạc thế giới. Thế nhưng kỉ niệm đáng nhớ của ông không phải là giây phút vinh quang mà là trong một ngày u buồn vì tình yêu dang dở ông đã cất lên tiếng dương cầm trầm bằng để thương cho ước mong của cô gái mù muốn trông được mặt hồ đêm dưới trăng. Tiếng đàn đã giúp cho người con gái tội nghiệp kia một lần duy nhất trong đời thấy được bằng trái tim ánh trăng huyền ảo. Bản sonate “Ánh trăng” vĩ đại kia đã ra đời như thế. (Tổng hợp các bài Nghị luận xã hội ) Nếu như không dùng trái tim và lòng tốt để cảm hóa thì làm sao tài năng của Beethoven có thể được tỏa sáng khắp thế giới.
Bác Hồ cũng đã từng nói: “người có tài mà không có đức thì vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, tài và đức phải đi đôi với nhau và không được tách rời. Một người dù tài năng xuất chúng nhưng lại không có tấm lòng lương thiện thì cũng coi là vô dụng. Người ta chỉ thán phục tài năng chứ không hề yêu quý hay có thiện cảm, rằng họ sẽ chẳng bao giờ được tôn trọng. Ngược lại, nếu chỉ có lòng tốt thì bạn sẽ chỉ được người khác yêu quý, còn lại làm việc gì cũng chẳng thể thành công.
Xã hội ngày nay, thật giả, tốt xấu lẫn lộn. Con người không còn biết phân biệt cái gì là đáng quý, đáng tôn trọng. Có những con người suốt cuộc đời chỉ lo tìm kiếm công danh, lợi lộc. Họ trau dồi cho thật nhiều kiến thức chỉ để tiến thân, chỉ vì mình mà thôi. Họ chẳng quan tâm gì đến người khác. Họ chỉ đề cao chữ tài mà chữ tâm thì họ không coi trọng, không nhắc đến. Vì thế, một người dù có tài đến đâu mà không có trong mình một tinh thần xả kỷ, một tâm hồn cao thượng thì cũng chẳng làm cho người khác nể phục.
Câu nói của V.Huy-gô không chỉ là lời nói bình thường mà giống như một chân lí đánh thức chúng ta. Thường con người không chịu nhận mình thua ai mà cứ hay ghen tị. Câu nói chính là một đòn đánh vào những kẻ ghen ghét người khác, hãy biết khiêm tốn nhìn nhận lại mình và cố gắng hơn. Không chỉ thế, câu nói còn nhắc nhở chúng ta đến những giá trị đích thực của con người: đó là tài năng và lòng tốt. Đừng để những thứ phù phiếm xa hoa làm mờ đi những phẩm chất tốt đẹp đó của mình.
Lời dạy thiết thực của V.Huy-go đã ghi tạc trong chúng ta một bài học quý giá và cần thiết trong xã hội vô cùng khắc nghiệt. Chính vì thế mà, chúng ta phải “khắc cốt ghi tâm”lời dạy sâu sắc. “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu, ngưỡng mộ, nể trọng, thán phục đó là tài năng. Và có một thứ khác ta “phải quỳ gối, tôn trọng: đó là “lòng tốt”.
Nguồn: Đặng Quỳnh Như
Bài tham khảo số 3
Đối với thành công của con người, có rất nhiều yếu tố dẫn đến kết quả tốt đẹp ấy. Sau mỗi thành công lớn, ai cũng tự rút ra cho mình những bài học lớn, tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến thành công. Một trong nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thành công đó chính là do tài năng có ở con người.
Tài năng là một danh từ chỉ năng lực xuất sắc, có khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong một công việc, một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Người có tài năng là người có phẩm chất, trình độ và năng lực để hoàn thành xuất sắc một hoặc một số nhiệm vụ nhất định trong một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Ý kiến này đã nhấn mạnh đến vai trò quyết định của tài năng đối với sự thành công của mỗi con người trong cuộc sống.
Tài năng tạo ra khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề khó khăn, có thể làm rất tốt công việc với tinh thần sáng tạo cao mà ở điều kiện bình thường người khác khó có thể thực hiện. Tài năng giúp con người có được nhiều lợi thế và dễ dàng đạt được thành công trong học tập, lao động.
Người có tài có vai trò đặc biệt quan trọng, họ thường là những người đi tiên phong mở đường, dẫn dắt mọi người tiến tới; nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với quốc gia, đối với từng ngành, từng địa phương.
Trước hết là nỗ lực học tập và rèn luyện tri thức và kỹ năng. Thật hiếm có những tài năng khi sinh ra đã sẵn có. Tất cả đều được bồi dưỡng bởi sự cần mẫn học tập và rèn luyện của con người.
Kiên trì với mục tiêu, không bao giờ bỏ cuộc. Không có tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ.
Phát hiện ra tài năng của chính mình, tạo điều kiện cho tài năng ấy có cơ hội phát triển đạt được thành tựu. Còn có thứ hiếm hơn, tốt đẹp hơn, khó kiếm hơn cả tài năng. Đó là có thể nhận ra được tài năng. Bên cạnh đó cũng cần phát hiện ra tài năng của người khác để kịp thời nâng đỡ, bồi dưỡng, làm lớn mạnh hơn tài năng ấy để phục vụ cho những công việc hữu ích của đất nước. Một trong những tài năng lớn lao nhất là tài nhận ra và phát triển tài năng ở người khác.
Ai cũng có tài năng ở tuổi hai mươi lăm. Điều khó là có nó ở tuổi năm mươi. Nghĩa là hãy tận dụng tài năng khi bạn còn trẻ. Chính nhiệt huyết của tuổi trẻ là nguồn lực mạnh mẽ giúp tài năng của bản thân không ngừng hoàn thiện và gặt hái thành công. Ngược lại, nếu bạn có tài mà bạn luôn chờ đợi, ích kỷ giấu giếm nó đi thì đến một ngày nào đó nó sẽ suy yếu hoặc biến mất mãi mãi.
Người có tài thì chớ nên kiêu căng, ngạo mạn mà nên khiêm tốn, đúng mực, sẵn sàng giúp đỡ người khác. hãy khiêm tốn và đạo đức để trở thành tài năng. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng. Sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. người có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, thậm chí là nguy hại cho xã hội.
Phê phán những người có suy nghĩ lệch lạc chỉ chú ý đến việc thể hiện tài năng mà quên trau dồi đạo đức. cần nhận thức được tài năng và đạo đức là hai mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. Giải quyết tốt mọi quan hệ hài hoà, gắn bó giữa hai yếu tố này sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội.
Tài năng là kết quả của nhiều yếu tố: năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Vì vậy cần rèn luyện về nhiều mặt để có thể phát triển được khả năng của bản thân.
Những con người phi thường không ngại ngần đối đầu và vượt qua những nghịch cảnh khủng khiếp. Và như thế, họ trở nên phi thường hơn. Muốn trở thành tài năng, nhất định con người phải học tập và rèn luyện đến phi thường. Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là mồ hôi.
Bài tham khảo số 4
Bác Hồ đã từng nói “người có tài mà không có đức thì vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng như vậy, một con người được coi là mẫu mực thì phải trung hòa cả về tài và đức. Những người có tài và có đức thường được xã hội đánh giá cao, và kính trọng. Bàn về vấn đề này nhà văn Victor Hugo đã nói “trên đời này chỉ có một thứ ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng, và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
Vậy tài năng là gì? Tài năng là sự khéo léo khả năng sáng tạo và trí tuệ vượt bậc của con. Còn lòng tốt là gì? lòng tốt là cách ứng xử của người với người, là tấm lòng vị tha, khoan dung nhân hậu. Trước hết tài năng và lòng tốt của một người chúng ta, chúng ta luôn phải cúi đầu thán phục và “quỳ gối tôn trọng”. Hai cách ứng xử đó mang thái độ kính cận, yêu quý, những người có tài năng và lòng tốt. Tóm lại qua câu nói của Victor Hugo đề cao Tài Năng và lòng tốt ở mỗi người, đồng thời thể hiện thái độ kính trọng đối với những người có tài năng và lòng tốt.
Vậy tại sao ta phải cúi đầu thán phục những người có tài năng? Những người có tài năng thường là những người thông minh, xử lý tốt mọi thứ trong mọi tình huống. Mặt khác những người tài năng là biểu hiện cao nhất khả năng của con người xác định giá trị bản thân và đóng góp cho cộng đồng. Hơn nữa tài năng không chỉ được chiêm ngưỡng thán phục, mà còn là để mở rộng trí tuệ và nâng cao tầm hiểu biết.
Vậy tại sao ta phải quỳ gối tôn trọng những người có lòng tốt? những người có lòng tốt thường là những người có lòng vị tha, khoan dung hay giúp đỡ con người và xã hội, khiến cho xã hội và con người trong xã hội sống tốt hơn. Mặt khác lòng tốt là biểu hiện rõ ràng nhất của những người có đạo đức cao, cách ứng xử thân thiện giữa người này với người khác, cho ta thấy rõ người đó rất dễ gần. Lòng tốt của một con người còn là tấm gương cho xã hội học tập và làm theo, từ đó giúp đạo đức xã hội được nâng cao rõ rệt.
Trong thực tế, cuộc sống có rất nhiều tấm gương vừa có tài năng, lại vừa có lòng tốt, được cả xã hội vô cùng nể trọng. Một trong số đó chính là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta, Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời mình, người đã mưu lược dùng hết tài năng của mình để giải cứu dân tộc. Hơn nữa bác là người luôn chăm lo, chăm sóc cho nhân dân, yêu dân như con. Mặc dù không có con, nhưng cả dân tộc Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác đều coi bác như một người cha đẻ của chính mình vậy.
Càng đọc ta lại càng thấy ý kiến của Victor Hugo rất đúng đắn. Câu nói đã đề xuất cách đánh giá của con người với những giá trị tốt đẹp của người khác. Những người có tài năng và lòng tốt luôn luôn phải được người khác tôn trọng và đánh giá cao. Cách đánh giá của người khác rất quan trọng, bởi đó là động lực để những người có tài năng và lòng tốt cố gắng phấn đấu cho cộng đồng, cống hiến sức lực của mình cho nhân loại. Cách đánh giá của mỗi người luôn là quan điểm khách quan và đúng đắn đối với mỗi người vậy.
Tài năng bao giờ cũng phải được tôn trọng, lòng tốt bao giờ cũng phải được nâng niu. Bởi tài năng và lòng tốt là hai nguyên nhân khiến cho xã hội tốt đẹp và phát triển hơn. Hơn nữa, nếu tài năng và lòng tốt được tuyên truyền rộng rãi, mỗi người sẽ như được nâng cao trí tuệ và ý thức của mình hơn. Trong cuộc sống, nếu mỗi ngày chúng ta luôn luôn trau dồi tài năng và lòng tốt của mình thì sẽ được xã hội kính trọng.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn một số người có thái độ khinh thường tài năng và miệt thị lòng tốt của người khác. Đó là lối sống ích kỷ, vụ lợi không tôn trọng vẻ đẹp của người khác, cần đáng lên án. Hay còn một số người trưa hoặc không cháu rồi tích lũy tài năng và lòng tốt, sống một cách thụ động và lười nhác đề xã hội lên án chê cười.
Tài Năng và lòng tốt phải luôn được tôn trọng, nhưng chúng ta cũng không nên vị trí hóa tài năng và lòng tốt. Luôn để tài năng và lòng tốt ở một ngưỡng đủ để tôn trọng, nhưng cũng không quá cao xa.
Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải luôn trau dồi tài năng, đồng thời củng cố lòng tốt của chính mình bằng những việc làm cụ thể, như trong học tập cũng như lao động và giúp đỡ người khác…
Chắc hẳn câu nói của Victor Huy go, “trên đời này chỉ có một thứ ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng, và quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Đó là một phương châm đúng đắn trong việc nhìn người, cũng như chọn người của xã hội. Vậy hãy cố gắng để đánh giá người khác một cách đúng đắn và toàn diện nhất./.
Có thể bạn thích: