Phri-đrich Ăng-ghen (1820 – 1895) là nhà triết học người Đức, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản. Ông là người bạn thân thiết của Các Mác. Ăng-ghen có những đóng góp to lớn vào học thuyết của chủ nghĩa Mác. Bài văn “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” được viết sau thời điểm Các Mác qua đời và được đọc trước lễ an táng ông. Đây chính là bản tổng kết về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Các Mác. Mời các bạn tham khảo một số ít bài văn phân tích tác phẩm đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn phân tích bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” số 5
Các Mác và Ăng-ghen là hai nhà triết học, nhà lí luận nổi tiếng thế giới. Không chỉ là một nhà cách mạng, Ăng-ghen còn rất chú ý đến lĩnh vực văn học nghệ thuật với nhiều ý kiến sâu sắc và viết nhiều tác phẩm về triết học, kinh tế, lịch sử, chính trị,… Đặc biệt, giữa Các Mác và Ăng-ghen có một tình bạn sâu sắc và bền chặt để rồi, trước sự ra đi mãi mãi của Các Mác vào tháng 3 năm 1883, Ăng-ghen đã viết tác phẩm “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”. Tác phẩm như một lời tổng kết về cuộc đời và những cống hiến vĩ đại của Các Mác.
Mở đầu bài viết “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” Ăng-ghen đã thông báo về sự ra đi mãi mãi của Các Mác và qua đó bày tỏ tình cảm, lòng thương tiếc của mình. Trước hết, tác giả đã nêu lên một cách cụ thể về thời gian và không gian Các Mác ra đi, đó là vào “chiều ngày 14 tháng 3, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút” “trên chiếc ghế bánh”. Không chỉ miêu tả cụ thể về thời gian và không gian, sự ra đi của Các Mác còn được Ăng-ghen diễn đạt bằng các từ ngữ giàu hình ảnh “ngừng suy nghĩ”, “ngủ thiếp đi” – “giấc ngủ nghìn thu”.
Đó là cách nói giảm, nói tránh để từ đó làm giảm đi sự đau thương, mất mát trước sự ra đi mãi mãi của Các Mác, đồng thời qua đó cũng giúp chúng ta thấy được rằng đấy là cái chết, là sự ra đi của một bậc vĩ nhân. Thêm vào đó, trong phần mở đầu, tác giả cũng đã nêu lên hệ quả của sự ra đi của Các Mác. Sự ra đi ấy là một tổn thất to lớn, không gì diễn tả được đối với giai cấp vô sản, với khoa học lịch sử và đó còn là “nỗi trống vắng” cho toàn nhân loại. Thông báo về sự ra đi của Các Mác, tác giả cũng không giấu nổi nỗi đau buồn trống vắng trước sự ra đi ấy và đồng thời cũng đã cho thấy vị trí, công lao to lớn của Các Mác đối với nhân loại.
Đặc biệt, trong bài viết của mình, Ăng-ghen đã tập trung làm nổi bật ba cống hiến vĩ đại của cuộc đời Các Mác. Trước hết, cống hiến vĩ đại đầu tiên của Các Mác được Ăng-ghen nhắc tới đó chính là “tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”. Để làm rõ cống hiến này của Các Mác tác giả đã so sánh với Đác-uyn – một nhà khoa học cùng thời đại với Các Mác – người đã “tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ”. Với cống hiến này của mình, Các Mác đã giúp cho con người nhận ra rằng, cơ sở hạ tầng – “cái ăn cái uống, quần áo và chỗ ở” chính là cái cơ sở để quyết định kiến trúc thượng tầng – “chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,…”. Đây là một quan điểm hết sức mới mẻ của Các Mác, khác với những quan điểm trước đây của các nhà khoa học.
Đồng thời, việc phát hiện ra giá trị thặng dư – quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội tư sản. Với quan điểm này, dường như, Các Mác đã đem đến một luồng ánh sáng mới mà trong mọi công trình nghiên cứu từ trước chưa khám phá ra. Và cống hiến vĩ đại cuối cùng của Các Mác được tác giả nhắc tới trong bài viết của mình đó chính là việc áp dụng khoa học vào thực tế, biến lí thuyết thành hành động trong thực tiễn bởi “Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, 1 lực lượng cách mạng”, ông sẽ thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc khi “phát kiến đó nhanh chóng tác động cách mạng đến công nghiệp, đến sự phát triển của lịch sử nói chung,…” Và có thể nói đây chính là cống hiến lớn nhất, vĩ đại nhất của Các Mác trong cuộc đời mình. Như vậy, bằng nghệ thuật so sánh tầng bậc, tác giả Ăng-ghen đã làm bật nổi những cống hiến vĩ đại, tầm cỡ của Các-Mác đối với lịch sử nhân loại.
Không chỉ nêu lên những cống hiến vĩ đại của Các Mác, phần kết thúc bài viết đã thêm một lần nữa đánh giá về những cống hiến ấy. Với một câu văn dài, tác giả đã tái hiện lại nỗi đau mất mát của hàng triệu, hàng triệu con người, từ những cộng sự cách mạng đến những người công nhân trên khắp thế giới đều “tôn kính, yêu mến và khóc thương ông”. Đồng thời, Ăng-ghen cũng khẳng định rằng Các Mác – “ông có thể có nhiều kẻ địch nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”. Điều đó đã thêm một lần nữa ngợi ca những cống hiến vĩ đại của Các Mác và khẳng định Các Mác chính là một nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại.
Tóm lại, với cách lập luận chặt chẽ, nghệ thuật so sánh tầng bậc cùng cách nói giàu hình ảnh, “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” đã tổng kết lại cuộc đời cùng những cống hiến vĩ đại của ông cho lịch sử nhân loại. Đồng thời, qua bài viết cũng giúp chúng ta thấy được nỗi đau xót, buồn thương, tiếc nuối của Ăng-ghen nói riêng và của nhân dân trên khắp thế giới nói chúng trước sự ra đi của Các-Mác.
Bài văn phân tích bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” số 2
Phri-đrích Ăng-ghen (1820 – 1895), là nhà triết học Đức, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân, đồng thời là người bạn thân thiết của Các Mác. ông đã đóng góp một trong những phần nào đó quan trọng vào học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học, mở đường cho nhân loại bước vào kỉ nguyên mới xã hội chủ nghĩa.
Văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác chính là bài điếu văn do Ăng- ghen viết và đọc trước mộ Mác, ngày 14 – 3 -1895. Có thể coi đây là bản tổng kết về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của vị lãnh tụ kiệt xuất Các Mác. Điều đáng lưu ý nằm ở chỗ bài điếu văn của Ăng-ghen là sự đánh giá của một vĩ nhân đối với một vĩ nhân.
Bài văn gồm bảy đoạn không kể câu cuối cùng, có thể chia làm ba phân. Phần mở đầu là hai đoạn ngắn 1 và 2: Thời gian, không gian liên quan tới sự ra đi của Các Mác. Các đoạn 3, 4, 5 và 6 là phần trọng tâm, tổng kết ba cống hiến vĩ đại của Các Mác đối với giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Đoạn 7 và câu cuối cùng là phần kết luận: Khẳng định giá trị tổng quát các cống hiến của Các Mác là sự hướng đến mục tiêu phục vụ chung cho nhân loại.
Mở đầu bài điếu văn, Ăng-ghen nêu rõ thời khắc ra đi của Các Mác (1818 -1883), nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại người Đức, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới bằng giọng văn lưu luyến xót thương: Chiều ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút, nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ. Các Mác đi vào cõi vĩnh hằng như ngủ thiếp đi thanh thản – nhưng là giấc ngũ nghìn thu. Ăng-ghen đã đánh giá cao cống hiến to lớn của Các Mác và biểu lộ tình cảm đau đớn, tiếc thương vô hạn của giai cấp vô sản trước tổn thất to lớn không gì bù đắp được: Con người đó ra đi là một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở châu Âu và châu Mĩ, đối với khoa học, lịch sử. Rồi đây, người ta sẽ cảm thấy nỗi trống vắng do sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra.
Tiếp sau đó, tác giả lần lượt nêu lên ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. Cống hiến thứ nhất: Các Mác đã tìm ra quy luật phát triển của xã hội loài người là trong mỗi giai đoạn lịch sử, hạ tầng cơ sở (việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp, trình độ phát triển kinh tế,…) quyết định thượng tầng kiến trúc (thể chế nhà nước, tôn giáo, nghệ thuật,…). Điều này hoàn toàn ngược lại với quan điểm của nhiều người trước đây, cho rằng thượng tầng kiến trúc quyết định hạ tầng cơ sở. Ăng-ghen đã tóm tắt quy luật này bằng những lời lẽ hết sức cụ thể, dễ hiểu:
Cái sự thật đơn giản nhưng đã bị tầng tầng lớp lớp các tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay, đó là con người trước hết cần phải có cái ăn cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, v.v.; vì vậy, việc sản xuất ra những từ liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp, và mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra cơ sở để người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và cả tôn giáo nữa, cho nên phải xuất phát từ cơ sở đó mà giải thích những cái kia, chứ không phải ngược lại, như từ trước đến nay người ta đã làm.
Để làm nổi bật cống hiến của Các Mác trong lĩnh vực khoa học xã hội, Ăng-ghen đã so sánh với cống hiến của nhà bác học nổi tiếng Đác-uyn trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Ăng-ghen đánh giá cống hiến của Các Mác có giá trị to lớn giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thể giới hữu cơ, khám phá ra sự phát triển và tiến hoá của các giống loài trên cơ sở sự chọn lọc tự nhiên và quá trình đấu tranh để sinh tồn. Cống hiến vĩ đại thứ hai của Mác là phát hiện ra giá trị thặng dư, quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Nhưng không chỉ có thế thôi. Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chũ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Với việc phát hiện ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này, lập tức một ánh sáng đã xuất hiện, trong khi mọi công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học tư sản cũng như của các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm trong bóng tối.
Vậy giá trị thặng dư là gì? Theo phân tích của Các Mác thì giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ở sản phẩm so với khoản tiền phải chi phí để tạo ra sản phẩm ấy. Khoản tiền chi phí gồm tiền mua nguyên liệu, tiền hao mòn máy móc và tiền trả lương công nhân để họ làm việc và khôi phục sức lao động. Tuy nhiên, nhà tư bản có nhiều cách như kéo dài giờ làm việc hoặc tăng cường độ lao động của người thợ, khiến sản phẩm làm ra nhiều hơn và lợi nhuận cao hơn. Phần giá trị dôi ra ấy là sức lao động của công nhân bị chủ tư bản bóc lột.
Cống hiến vĩ đại thứ ba của Các Mác là ông không chỉ dừng lại ở lí thuyết mà chuyển thành hành động cách mạng. Ăng-ghen khẳng định đây là cống hiến quan trọng nhất trong ba cống hiến của Các Mác, nên tác giả đã dành nhiều đoạn viết về cống hiến này: Con người khoa học là nhu vậy đó. Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác. Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, 1 lực lượng cách mạng. Mỗi phát kiến mới trong bất cứ khoa học lí luận nào, thậm chí đôi khi người ta chưa thấy ngay được việc ứng dụng nó vào thực tế, đã có thể đem đến cho Mác một niềm vui thực sự, nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa khi phát kiến đó nhanh chóng có tác động cách mạng đến công nghiệp, đốn sự phát triển lịch sử nói chung.
Bởi lẽ trước hết Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác, tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, đó thật sự là sứ mệnh thiết thân của cuộc đời ông. Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác. Và Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên cường và có kết quả, […] dẫn đến sự xuất hiện Hội liên hiệp công nhân quốc tế vĩ đại […], đấy chính là sự nghiệp mà ai xây dựng nên đều lấy làm tự hào, thậm chí dù cho người đó không làm gì thêm nữa.
Ở phần này, Ăng-ghen dã khẳng định tài năng của Các Mác trên hai phương diện: Con người của phát minh khám phá và con người của hành động thực tiễn. Bằng lời lẽ chân tình và hết sức khách quan, Ăng-ghen đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng ngôn ngữ về Các Mác – con người bất tử. Các Mác đã tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên. Mác tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện đề tự giải phóng. Như vậy là Các Mác cương quyết chống lại cường quyền, bất công trong xã hội; đồng thời bảo vệ, bênh vực những người lao động, đem đến cho họ niềm tin và khát vọng đấu tranh hướng đến xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai. Những cống hiến của Các Mác phục vụ cho sự tiến bộ của nhân loại nói chung.
Khi nêu cống hiến thứ ba của Các Mác, Ăng-ghen đã tách thành hai đoạn ván nhỏ: Đoạn 1 khẳng định Các Mác là con người khoa học có những phát kiến mới tác động tới lịch sử phát triển xã hội loài người. Đoạn 2 khẳng định Mác là con người cách mạng. Các Mác đã đứng ra tổ chức, vận động giai cấp công nhân vùng lên để tự giải phóng, lật đổ xã hội tư bản. Điều đặc biệt là ở Các Mác có mối quan hệ biện chứng giữa khoa học và cách mạng: Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, 1 lực lượng cách mạng. Các Mác là nhà khoa học nhưng trước hết ông cũng là một nhà cách mạng: Đấu tranh là hoạt động tự nhiên của Mác. Ông cũng là người đầu tiên đem đến cho giai cấp vô sản ý thức về địa vị và yêu cầu của mình.
Đoạn văn có sức thuyết phục lòng người rất lớn bởi Ăng-ghen đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật trong văn nghị luận như tăng tiến cùng cách lập luận lôgíc, mạch lạc giúp người đọc nhận ra hiệu quả rõ ràng cống hiến của Mác. Những cống hiến sau lớn hơn, vĩ dại hơn cống hiến trước. Sau cống hiến thứ nhất, để mở đầu cho lời giới thiệu về cống hiến thứ hai, tác giả dùng lời dẫn: Nhưng không chỉ thế thôi, hoặc câu văn chuyển tiếp: Nhưng đấy hoàn toàn không phải điều chủ yếu của Mác để đi đến khẳng định: Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, 1 lực lượng cách mạng và Các Mác là một nhà cách mạng chân chính.
Ở phần kết, một lần nữa Ăng-ghen khẳng định tên tuổi và sự nghiệp của Các Mác là bất diệt, khẳng định sự tôn kính, cảm phục sâu sắc và lòng tiếc thương vô hạn đối với Mác. Bởi Mác đã đứng về phía nhân loại tiến bộ, về phía giai cấp vô sản toàn thế giới để bảo vệ quyền lợi của họ: Đó là lí do vì sao Mác là người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông. Các chính phủ – cả chuyên chế lẫn cộng hòa – đều trục xuất ông, bọn tư sản – cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoan – đều thi nhau vu khống và nguyền rủa ông. Mác đã gạt sang 1 bên tất cả những thứ đó, coi như cái mạng nhện vướng chân, chẳng thèm đếm xỉa, và chỉ đáp lại khi thấy hết sức cần thiết mà thôi. Và ông đã mất đi, hàng triệu người cộng sự cách mạng với ông ở khắp châu Âu và châu Mĩ, khắp những hầm mỏ Xi-bia đến tận Ca-li-phoóc-ni-a đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông, và tôi có thể mạnh dạn nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả.
Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi! Trong suốt cuộc đời mình, Các Mác đã dũng cảm chống lại bất công, cường quyền và bạo quyền; bênh vực những người lao dộng, những người cùng khổ. Mác đem đến cho họ niềm tin vào hạnh phúc trong một thế giới mới, thế giới mà ở đó, người lao dộng thực sự là chủ nhân của xã hội. Hoạt động của Mác không phải để phục vụ cho quyền lợi cá nhân mà cho quyền lợi của toàn nhân loại. Vì thế nên : …ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả.
Bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác là một bài văn nghị luận mẫu mực. Ăng-ghen đã khẳng định Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác đối với sự phát triển của xã hội loài người. Các công hiến của Các Mác là tài sản tinh thần chung vô giá của nhân loại. Nó không những chỉ có giá trị lí luận mà còn có giá trị hành động, góp phần mở đường cho nhân loại không ngừng tiến lên phía trước.
Bài văn phân tích bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” số 1
Các Mác và Ph. Ăng ghen là hai cái tên mà cho đến nay chúng ta vẫn thường xuyên nhắc đến họ. Họ là hai là triết học nổi tiếng nhất, cuộc đời của họ sống với những nghiên cứu và khi ra đi họ để lại cho nhân loại chúng ta hiện nay những triết lý mang tính quy luật. Đặc biết là Các Mác, ông đã để lại rất nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ có giá trị ý nghĩa với cuộc sống mà tiêu biểu là có ba cống hiến vĩ đại nhất được thể hiện qua bài điếu văn của Ph. Ăng ghen. Qua bài ta thấy được trân trọng thêm những cống hiến cũng như con người ông.
Bài ba cống hiến của Các Mác là một bài văn điếu mà Ăng ghen đọc trước mộ của Các mác vào tháng 3/ 1883, sau khi Các Mác qua đời. Bài điếu văn ấy như ngợi ca những cống hiến vĩ đại mà Các Mác đã để lại có giá trị lớn cho cuộc sống của con người.
Trước hết là tình cảm của tác giả dành cho Các Mác. Đó là ngày gặp cuối cùng trước khi Các Mác qua đời. Ph. Ăng ghen đã ghi rõ thời điểm của buổi hôm ấy chính xác đến từng giờ từng phút. Điều đó chứng tỏ ông rất trân trọng con người này. Tình cảm của ông thể hiện một sự yêu mến kính trọng với bậc tiền bối đi trước. Thời gian ấy chính là vào buổi chiều lúc ba giờ kém mười lăm phút ngày 14/3/1883. Thời gian ấy, phút giây ấy cũng giống như biết bao nhiêu giờ phút khác trong một ngày thế nhưng cái giây phút Các Mác đi vào cõi vĩnh hằng thì là một phút giây đặc biệt.
Phút giây ấy đã vĩnh viến mang đi một con người tài năng của nhân loại, phút giây ấy đem đến sự mất mát đau đơn vô cùng lớn. Ph. Ăng ghen gọi ông là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong những nhà tư tưởng vĩ đại”. Điều đó cho thấy ông dành cả một sự kính trọng vô cùng lớn vơi tiền bối của mình. Và khi cả thế giới loài người mất đi nhà tư tưởng vĩ đại nhất ấy cũng là giây phút khiến cho tác giả cảm thấy mất mát và đau đớn lắm. Cách diễn đạt theo lối đòn bảy ấy vừa cho ta thấy được cái chết của Các Mác không phải là cái chết của một người bình thường mà còn cho ta cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với người đã mất.
Không gian lúc ra đi là tại căn phòng của Các Mác trên chiế ghế bành. Trước khi ra đi Các Mác vẫn ở trạng thái rất ung dung, thản nhiên. Căn phòng ấy có gì đặc biệt chăng? Không hề mà ở đây ta thấy được 1 căn phòng bình thường như những căn phòng khác nhưng điều đặc biệt là trong căn phòng bình thường ấy lại có một người phi thường. Điều đó mới là điều mà Ăng ghen muốn nói.
Hơn nữa sự ra đi của Các Mác ngay trong chính căn phòng của mình thể hiện sự thanh thản nhẹ nhàng trước khi đi “để Các Mác ở lại 1 mình vẻn vẹn chỉ có hai phút, chúng tôi đã thấy ông ngủ thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành – nhưng đó là một giấc ngủ ngàn thu” Nói diễn đạt ấy để thể hiện nỗi xót thương của tác giả với Các Mác. Ăng ghen đã sử dụng kết cấu trùng điệp để nêu bật tầm vóc của Các Mác và sự mất mát lớn lao của nhân loại. tầm vóc của Các Mác là nhà cách mạng nhà khoa học. Sự mất mát của nhân loại đó chính là đấu tranh vô sản đang diễn ra thì Các Mác lại mất đi. Sự ra đi ấy còn gây mất mát cho khoa học, lịch sử nữa.
Nói về công lao của Các Mác thì ông cũng không thua kém gì Đac-uyn. Ba cống hiến vĩ đại mà ông để lại cho nhân loại có giá trị rất lớn. Cống hiến thứ nhất là tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật ấy là cơ sở hạ tầng quyết định. cái sự thật đơn giản… đó là con người trước hết phải có cái ăn uống quân áo , chỗ ở , rôi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo. Cống hiến thứ hai là ông đã tìm ra phương thức hoạt động riêng củaphương thức sản xuất hiện nay và xã hội tư sản mà nó đẻ ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. Cống hiến thứ ba là Các Mác kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng.
Với ba cống hiến đó thì Các Mác đã trở thành một nhà lỗi lạc và là người tiên phong trong công cuộc giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Không những thế ông còn sáng lập ra hội liên hiệp công nhân quốc tế. Chính bởi lẽ đó Các Mác trở thành một “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng”. Với nghệ thuật so sánh tăng tiến Ăng ghen đã so sánh những cống hiến của Các Mác với Đac uyn. Điều đó đã làm nổi bật cống hiến của Các Mác và tầm cao của tư tưởng thời đại. nếu như Đac uyn tìm ra sự phát triển của thế giới hữu cơ thì Các mác tìm ra lịch sử phát triển của loài người.
Với tư tưởng và những đóng góp to lớn ấy Mác xứng đáng trở thành một nhà tư tưởng vĩ đại trong những nhà tư tưởng vĩ đại. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi. Đồng thời qua bài điếu văn này thì chúng ta còn cảm nhận được một tình cảm thương xót của Ăng ghen nói riêng và hàng triệu nhân dân nói chung với sự ra đi của nhà tư tưởng lỗi lạc ấy.
Bài văn phân tích bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” số 4
Phri-đrích Ăng-ghen (1820 – 1895) là nhà triết học người Đức, bạn thân thiết của Mác và là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản. Di sản lí luận của ông là một trong những phần nào đó quan trọng trong lí luận của chủ nghĩa Mác. Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác, trong đó ông đã đánh giá cao cống hiến to lớn của Mác và biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản trước tổn thất to lớn không bù đắp được này.
Các Mác (1818 – 1883) là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại người Đức gốc Do Thái, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Những hoạt động cách mạng và triết học của ông diễn ra trong thập niên 1840 – giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ phát triển và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời và có những hoạt động cách mạng chống chế độ tư bản. Học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học của Mác mở đường cho nhân loại bước vào kỉ nguyên xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản.
Nhưng đáng tiếc và đau buồn thay khi vào lúc “Chiều ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút”, thì nhà tư tưởng hiện đại của nhân loại đã “ngừng suy nghĩ”. Cách nói giảm nói tránh được tác giả sử dụng một cách khéo léo, nhẹ nhàng, điềm đạm. Mọi người đã bày tỏ sự bất ngờ, sốc trong im lặng, chỉ biết đứng đó, lặng nhìn ông “chúng tôi đã thấy ông ngủ thiếp đi thanh thản trên chiếc ghế bành – nhưng là giấc ngủ nghìn thu”. Tác giả đã ẩn dụ hình ảnh “giấc ngủ nghìn thu” nghĩa là Các Mác đã vĩnh viễn ra đi, sẽ không còn hiện diện trên cõi đời này nữa. Cũng là cách nói đầy tình cảm, thể hiện sự tiếc nuối, thương cảm và xót xa với một con người vĩ đại của nhân loại.
“Con người đó ra đi là một tổn thất không sao lường hết được”, tác giả đề cao, ca ngợi tài năng của Các Mác, là người không ai có thể thay thế bởi những đóng góp vô cùng to lớn của ông đối với khoa học lịch sử, đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở châu Âu và châu Mĩ. Tất cả chúng ta rồi sẽ cảm thấy trống vắng do sự qua đời đột ngột của “bậc vĩ nhân” ấy. Cũng qua đó thể hiện tình cảm của Ăng-ghen đối với người bạn thân thiết Các Mác.
Để rồi trong tang lễ đầy nước mắt ấy, Ăng-ghen đã đọc điếu văn ngợi ca những đóng góp quý giá của Các Mác đối với nhân loại, không ai có thể phủ nhận và sẽ mãi nhớ về nó. Ăng-ghen đã nêu ra những cống hiến theo một trình tự hợp lí với mức độ tăng tiến. Đầu tiên, “Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”, bản chất của quy luật này là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nghĩa là vật chất quyết định ý thức. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chứ không phải ngược lại, phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.
Lập luận của tác giả vô cùng chặt chẽ, ông đã đưa ra một so sánh ngang bằng “giống như”. Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, thì Mác cũng tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. Ăng-ghen đã đề cập đến những cống hiến của Mác một cách có trật tự, sắp xếp và theo mức độ tăng tiến, “giống như” rồi đến “nhưng không chỉ có thế thôi” quan trọng của mỗi đóng góp ấy.
Đến thành tự thứ hai: “Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra”. Ông đã tìm ra quy luật của giá trị thặng dư, nghĩa là giá trị lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không công của người công nhân làm thuê. Ông đã mang tới một luồng ánh sáng mới, khi chưa có ai phát hiện ra, họ đều mò mẫn trong bóng tối thì Mác đã tìm ra được, khai sáng được những thắc mắc của các nhà khoa học, các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa. Đây là quy luật tiền đề quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp, không có sự bóc lột.
Và cống hiến thứ ba được nhắc đến là cống hiến to lớn quan trọng và vĩ đại nhất. Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn. Khoa học với Mác là động lực lịch sử, động lực cách mạng, ông đã mang lại niềm vui cho chính mình khi những phát kiến của mình nhanh chóng có tác động cách mạng đến công nghiệp, đến sự phát triển lịch sử. Mác là một nhà cách mạng, ông tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Đấu tranh chính là hành động tự nhiên của Mác, ông đã hoạt động một cách say sưa, miệt mài, kiên cường, nhiệt huyết hết mình và có kết quả.
Tất cả những đóng góp ấy đã đi vào lịch sử nhân loại, đánh dấu tên tuổi của nhà lãnh tụ kiệt xuất, để lại những dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng mỗi người. Ông đã rất say mê học hỏi không ngừng và đạt nhiều thành quả nên không thể tránh khỏi bị căm ghét, vu khống, đổ tội cho ông. “Các chính phủ – cả chuyên chế lẫn cộng hòa – đều trục xuất ông, bọn tư sản – cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoan – đều thi nhau vu khống và nguyền rủa ông”. Nhưng ông bỏ ngoài tai những lời thị phi thiên hạ, sống chân chính, đúng đắn. Để rồi khi bậc vĩ nhân kì tài ấy mất đi, tất cả mọi người đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông, dù có rất nhiều kẻ thù địch nhưng tất cả đều công nhận tài năng của ông nên rất kính trọng và tiếc nuối trước sự ra đi này.
Câu cuối cùng của tác phẩm, tác giả viết nên như lời khẳng định, công nhận những công lao mà Mác đã cống hiến cho xã hội loài người: “Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi!”. Đây chính là minh chứng hùng hồn về sự bất tử của học thuyết Mác. Kết thúc bằng một dấu chấm than đầy cảm xúc, biểu cảm, đến đây tất cả xúc cảm tâm sự chỉ còn đọng lại trong sự lặng im và tưởng nhớ.
Các Mác là người thầy vĩ đại không chỉ của cách mạng Việt Nam nói riêng mà là của toàn thể giai cấp vô sản, toàn thể loài người tiến bộ nói chung.Trong điều kiện thời đại ngày nay đã có nhiều biến đổi sâu sắc, nhiều điểm khác nhau về con đường và xu thế phát triển của từng dân tộc cũng như nhân loại, song con đường mà Các Mác đã vạch ra cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người mãi mãi là chân lý của loài người quan tiến bộ. Các Mác vẫn sống mãi, có giá trị và sức sống trường tồn. Tư tưởng, lý luận ấy của Các Mác và chủ nghĩa Mác là một kho tàng vô giá, mãi mãi cần phải khám phá, hiểu biết, vận dụng và phát triển.
Bằng những lập luận chặt chẽ, kết hợp biện pháp so sánh ấn tượng, Ăng-ghen đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc những cống hiến vĩ đại của Mác đối với xã hội loài người. Đồng thời là sự tôn trọng, kính mến, ngợi ca ông.
Bài văn phân tích bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” số 3
Là nhà triết học, lí luận, nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của thế giới, Ăng-ghen cũng có rất nhiều đóng góp trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Bài phát biểu của Ăng-ghen đọc trước mộ Các Mác là một bài văn nghị luận tiêu biểu và có giá trị văn chương. Bài phát biểu ngắn gọn súc tích, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ tôn vinh tài năng và tên tuổi của nhà cách mạng vĩ đại thế giới: Các Mác.
Ngay phần mở đầu, tác giả có cách nêu tình huống tạo một sự chú ý đặc biệt với người đọc : “Chiều ngày 14 tháng ba, vào lúc ba giờ kém mười lăm phút, nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã ngừng suy nghĩ”. Câu văn mở đầu đồng thời là lời thông báo về sự ra đi vĩnh viễn của Các Mác rất cảm động. Cách nói giảm “nhà tư tưởng vĩ đại” “đã ngừng suy nghĩ” vừa tạo sắc thái kính cẩn lại vẫn tạo ra vẻ trang trọng rất đúng với hình ảnh một con người suốt đời “cống hiến cho sự nghiệp giai cấp vô sản toàn thế giới”.
Cũng giống như những bài văn có ý nghĩa tiễn đưa, khóc thương người đã mất, trong phần mở đầu tác giả cũng bộc lộ rõ cảm xúc của mình về sự ra đi Mác: “Rồi đây, người ta sẽ cảm thấy nỗi trống vắng do sự qua đời của bậc vĩ nhân ấy gây ra”. Ngôn ngữ ngắn gọn súc tích nhưng lại có sức biểu cảm sâu xa, có khả năng đánh thức những tình cảm kính yêu muôn vàn của người đọc đối với vị lãnh tụ. Riêng ở phần 2, tác giả đã dành phần lớn dung lượng của bài viết ghi lại những cống hiến to lớn của Mác.
Trước hết, đó là tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người : con người trước hết cần phải có cái ăn, cái uống, quần áo và chỗ ở rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo. Đó cũng là một lôgíc đơn giản có ý nghĩa biện chứng. Các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật, tôn giáo phải được xuất phát từ sự phát triển kinh tế, từ điều kiện vật chất trực tiếp, cụ thể. Cách so sánh với quy luật phát triển thế giới hữu cơ của Đác Uyn cùng với nghệ thuật liệt kê đã làm tăng sức thuyết phục và sự vĩ đại trong cống hiến của Mác.
Cống hiến thứ 2 là việc tìm ra quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó sinh ra. Đặc biệt là việc phát hiện giá trị thặng dư – phần giá trị dôi ra ở sản phẩm so với khoản tiền phải chi để tạo sản phẩm ấy. Cống hiến thứ 3 là những phát kiến khoa học có tác động cách mạng đến công nghiệp, đến sự phát triển lịch sử nói chung. Khi nêu cống hiến thứ 3 của Mác, tác giả có ý tách thành 2 đoạn văn nhỏ :
Đoạn thứ nhất khẳng định con người khoa học ở Mác ; đoạn thứ hai khẳng định con người cách mạng ở Mác. Điều đặc sắc là mối quan hệ biện chứng giữa khoa học và cách mạng : “Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, 1 lực lượng cách mạng”. Mác là nhà khoa học nhưng trước hết ông cũng là một nhà cách mạng. “Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác”. Ông cũng là người đầu tiên đem đến cho giai cấp vô sản sự ý thức về địa vị và yêu cầu của mình. Cách trình bày 3 cống hiến của Mác được Ăng-ghen sắp xếp chặt chẽ, theo một trật tự logíc nhất định. Bằng biện pháp nghị luận tăng tiến, người đọc nhận ra sự phát triển hiệu quả của từng cống hiến của Mác.
Cống hiến sau lớn hơn, vĩ đại hơn cống hiến trước. Chẳng hạn để mở đầu cho lời giới thiệu cống hiến thứ 2 (sau cống hiến thứ nhất) là lời dẫn : “Nhưng không chỉ có thế thôi”. Hoặc câu văn chuyển tiếp “Nhưng đấy hoàn toàn không phải điều chủ yếu ở Mác” để tác giả đi đến khẳng định : “Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, 1 lực lượng cách mạng”. Các cụm từ như bởi lẽ, trước hết, đó là… mở đầu các đoạn văn không chỉ có tác dụng liên kết đoạn mà còn tạo cho người đọc có nhiều điểm nhìn mở rộng và sâu sắc về Mác. Những lập luận tạo được sự lôgíc, mạch lạc.
Lời của Ăng-ghen ở phần kết, một lần nữa khẳng định lại sự bất diệt của tên tuổi và sự nghiệp của Mác. Ở đó người đọc cũng nhận ra một niềm kính yêu, sự cảm phục sâu sắc, một sự tiếc thương vô hạn của Ăng-ghen với Mác. Đó cũng là sự tôn vinh chính nghĩa khi Mác đứng về phía nhân loại tiến bộ, về phía giai cấp vô sản toàn thế giới để bảo vệ quyền lợi của họ.
Có thể bạn thích: