Cầu Long Biên xây dưng được xây dựng cách đây hơn một trăm năm. Vẻ đẹp và vai trò của nó đã trở thành đề tài của thơ ca, nhạc họa. “Cầu Long Biên- nhân chứng lịch sử” của Thúy Lan, in trên báo “Người Hà Nội” ghi lại những sự kiện lớn có liên quan đến cây cầu này đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến tự hào về cây cầu đã gắn liền với những chiến công vinh quang của Hà Nội nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Mời các bạn tham khảo 1 số ít bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” số 4
Văn bản ” Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” nhật dụng này cung cấp cho chúng ta những thông tin bổ ích về một danh lam thắng cảnh của thủ đô. Những hiểu biết ấy có thể còn sơ sài, nhưng có lẽ ấn tượng mà bài viết này mang lại chủ yếu là 1 cách nhìn riêng, môt cảm nhận riêng. Cả thông tin và cảm nhận ấy giúp ta hiểu biết và mến yêu, dù mới chỉ là bước đầu về cây cầu Long Biên với tư cách là một chứng nhân lịch sử. “Chứng nhân” và “chứng tích” khác nhau chính là ở chỗ ấy, ở chỗ là cây cầu đã đi vào lịch sử “đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội” thân yêu, đã thân thiết với trái tim hàng chục triệu người từ Nam đến Bắc. Bài văn viết theo thể loại bút kí, từ nhận xét khái quát, nó lần theo dấu vết thời gian, và cuối cùng đọng lại với cảm nghĩ bắc cầu, không phải một thứ cây cầu “dải yếm” cho những cặp tình nhân trong ca dao thuở trước mà cho mọi du khách các phương trời gần lại với đất nước Việt Nam.
1. Bài viết mở đầu bằng một nhận xét khái quát có tính chất định hình ở hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất là lai lịch (vị trí, thời gian thi công, tác giả thiết kế), còn cấp độ thứ hai, cấp độ lịch sử : cây cầu đã song hành cùng một thế kỉ đã qua, đã “chứng kiến bao sự kiện” buồn vui, còn mất của một dân tộc “đau thương và anh dũng” ! Hàm lượng trí tuệ và tâm hồn dồn nén vào từng chữ, từng câu như sự khai mở tâm tình. Biện pháp so sánh ở đây nhằm tôn vinh cây cầu mà dư âm còn mãi với lòng người đến mức không một thứ cây cầu nào dù hiện đại đến đâu có khả năng thay thế. Hai cấp độ trên đây đan cài vào nhau chạy dọc toàn bài, độ đậm nhạt có chỗ không đồng đều, điều ấy còn tuỳ thuộc vào yêu cầu khách quan của việc thuyết minh, miêu tả, vào hoài niệm từ kí ức chủ quan của người viết hiện về. Nhân vật đóng vai sẽ có sự luân chuyển cho nhau : lúc ở ngôi thứ ba, khi thì ngôi thứ nhất cũng là vì thế.
2. Cầu Long Biên khi mới khánh thành, đó là một sự kiện. Nó mang ý nghĩa hai mặt của tấm huân chương, về vẻ thơ mộng của cây cầu khi nhìn nó từ xa, ta liên tưởng đến một dải lụa uốn lượn, về biểu tượng của một nền công nghiệp phát triển, thì hiển nhiên nó được coi là “một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt”. Còn mặt trái của cái kì công có một không hai lúc đó trên đất nước Việt Nam, có một cái gì không sạch sẽ (xuất phát từ mục đích khai thác thuộc địa của bọn thực dân), thậm chí còn đáng căm thù (hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu). Giọng văn thuyết minh còn tiếp tục dưới dạng mô tả : cầu Long Biên có ba tuyến đường : đường sắt, đường ô tô và đường bộ. Nếu lấy tiêu chí của một cây cầu hiện đại của thế kỉ XXI nhìn vào thì những kích thước tưởng như lớn lao thời ấy “chỉ hợp với thời kì mà phương tiện đi lại còn ít, chủ yếu là các loại xe thô sơ”.
Nhưng dường như để bù đắp vào những thiếu hụt còn đáng phàn nàn trên đây là bao nhiêu kỉ niệm hiện về. Tính hồi kí đã thay cho bút kí. Cầu Long Biên với các thế hệ học đường là những dòng chữ nhập tâm trước khi đến lớp. Câu thơ được nhớ dù chưa phải là thơ hay nhưng nó vẫn ấp ủ tâm hồn bao nhiêu đứa trẻ thơ ngây. Còn lớn hơn một chút, chiếc cầu quen thuộc ấy đã có sức .nối liền hai bờ tâm tưởng giữa thế giới của cái màu xanh cần lao bình dị của bãi mía, nương dâu phía Gia Lâm với thế giới của những ánh đèn Hà Nội đầy quyến rũ và khát khao. Trong mảnh kí ức xa xôi trở về, có 1 điều nhấn : đầu năm 1947, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi thủ đô với hào khí ngất trời. Đoạn văn nói về cây cầu mà như những lời tâm sự. Từ ngữ trong đoạn văn có ý nghĩa biểu cảm khá cao : say mê ngắm nhìn, không lúc nào chán mắt, yêu thương và yên tĩnh, quyến rũ và khát khao. Nó tri âm với những tâm hồn ưu tư và mơ mộng.
Thời kì chống Mĩ oanh liệt, cầu Long Biên nhiều lần bị trọng thương khi trở thành “mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì”. Ngôn ngữ thuyết minh trở lại với những con số tàn nhẫn khách quan : đợt thứ nhất cầu bị đánh mười lần, đợt thứ hai bốn lần, lần cuối cùng, chiếc cầu bị ném bom la-de. Nhưng những con số trên đây là những con số biết nói, vì tiếng nói của người thuyết minh là tiếng nói của người trong cuộc. Chẳng hạn như giọng văn căm phẫn, bi thương mà tự hào vô hạn sau đợt máy bay đánh lần thứ hai : “Những ngày ấy từ phía Cầu Đất nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước”. Còn sau đó, năm 1972, chiếc cầu bị đánh bom la-de, được kể lại bằng một giọng xót xa tiếc muối : “Tôi chạy lên cầu ngay khi tiếng bom vừa dứt. Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như mình đứt từng khúc ruột”. Tiếng nói của người thuyết minh chuyển từ địch hoạ sang thiên tai không phút ngập ngừng, nhằm gia cố cho cây cầu một phẩm chất vững chãi, kiên trung. Vì vẫn là nó giữa mênh mông nước lũ cuốn chìm bao màu xanh, bao làng mạc trù phú, “chiếc cầu như chiếc võng đu đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”.
3. “Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường”, câu văn nhắc lại đến lần thứ hai với giọng văn thật là tỉnh táo. Giống với nguy cơ lần thứ nhất khi “Ngang sông Hổng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững”. Và còn nhiều nguy cơ tiếp theo “Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng”. Nhưng cụm từ ở đoạn mở đầu ví cầu Long Biên “như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng” đã được tôn vinh lần thứ hai bằng cụm từ thay thế “tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên”.
Đây là một thử nghiệm nhằm chứng minh cho sự vĩnh hằng của cầu Long Biên bằng cách biến đổi nội dung của lời thuyết minh có tính cách chủ quan sang sự đánh giá vô tư, khách quan của người ngoài cuộc. Sự kiểm chứng này đã được xác nhận hiển nhiên : “Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử”. Như thế là khoảng cách xa xôi giữa người Hà Nội và những du khách mới biết Hà Nội lần đầu đã rút ngắn lại đáng kể. Bởi vậy, câu kết bài viết là một dự cảm lạc quan, khi người thuyết minh về cầu Long Biên biết rằng : bằng tình yêu cây cầu của mình, một cây cầu hữu nghị sẽ hiện ra, nó sẽ làm cho du khách “ngày càng xích lại gần với đất nựớc Việt Nam” trong thời kì lịch sử mới.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” số 5
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen thiết kế. Giờ đây bắc ngang sông Hồng đã có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương hiện đại hơn, cầu Long Biên trong thời bình đã rút về vị trí khiêm nhường, nhưng nó đã trở thành chứng nhân lịch sử. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội.
Cầu Long Biên khi mới khánh thành, mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me và người dân thường gọi là cầu Đu-me… Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn). Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn! Cầu Long Biên là 1 trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam. Xét về mặt kĩ thuật thì cầu Long Biên được coi là thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt. Nó được xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao con người.
Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam với những cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu.Năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa. Hai bên là đường ô tô và hành lang ngoài cùng là tuyến dành cho người đi bộ. Nhưng kích thước ấy chỉ hợp với thời kì mà phương tiện đi lại còn ít, chủ yếu là các loại xe thô sơ. Những năm tháng hoà bình trước đây, cầu Long Biên từng được đưa vào sách giáo khoa. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ đã được bao thế hệ học thuộc lòng.
Dù chưa đến lớp nhưng nghe các anh, các chị đọc, những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi:Hà Nội có cầu Long BiênVừa dài vừa rộng bắc trên sông HồngTàu xe đi lại thong dongNgười người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt. Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn. Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi lên bao quyến rũ và khát khao. Nhìn xuống dưới chân cầu, tôi nhớ những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật… Những ngày ấy đã được nhà thơ Chính Hữu và nhạc sĩ tài hoa Lương Ngọc Trác ghi lại thành công trong ca khúc Ngày về với những lời bi thương và hùng tráng:
Những đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa…
Và cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực[8] Hoa Kì. Trong đợt đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, cầu bị đánh mười lần, hỏng bảy nhịp và bốn trụ lớn. Đợt thứ hai, cầu bị bắn phá bốn lần với 1000m bị hỏng và hai trụ lớn bị cắt đứt. Những ngày ấy từ phía Cầu Đất nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước. Chúng ta hàn. Bom Mĩ lại cắt đứt. Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de. Tôi chạy lên cầu ngay khi tiếng bom vừa dứt. Những cảnh vệ đầu cầu đã ngăn không cho tôi lên.
Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như mình đứt từng khúc ruột.Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững. Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng. Nhưng tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên. Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử. Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. (Theo Thuý Lan, báo Người Hà Nội)
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử cùng với bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ và bài Động Phong Nha được coi là những “văn bản nhật dụng”. “Văn bản nhật dụng” không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến “văn bản nhật dụng” trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý,… Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí. Bút kí là một loại kí ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy tai nghe cùng với những cảm nghĩ của mình, được trình bày không chặt chẽ về mặt cốt truyện như trong kí sự nhưng cũng không phóng túng như trong tuỳ bút.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” số 2
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là một bài bút kí khá đặc sắc. Từ góc nhìn nhà báo và chất văn bút kí, Thuý Lan đã tạo ra một mạch cảm xúc độc đáo về cây cầu lịch sử. Lần theo các dòng bút là pha nhiều chất hồi kí của Thuý Lan, chúng ta gặp lại chiếc cầu Long Biên như gặp lại một chứng nhân lịch sử.
Từ một cây cầu sắt nối đôi bờ sông Hồng, cầu Long Biên đã được nhân hoá thành con người có lí lịch, có lịch sử, có cảm xúc buồn vui… như bao con người khác. Dường như tác giả thổi hồn mình vào vật, để vật cũng thấm đẫm tình người. Cầu Long Biên ra đời là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, là thành tựu quan trọng của thời văn. minh cầu sắt. Nhưng sự thai nghén chào đời của cây cầu lịch sử này đã gắn liền với bao mồ hôi, nước mắt và cả bao xương máu của những người dân phu Việt Nam.
Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu và cảnh đối xử tàn nhẫn của những ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu. Thật là khủng khiếp! Chỉ một vài dòng ngắn ngủi, bài viết đã gợi ra được số phận bi thảm của một dân tộc nô lệ trong 1 thời kì lịch sử đen tối. Gần nửa thế kỉ tuổi đời ban đầu của mình, cầu Long Biên đã trở thành nhân chứng sống chứng kiến bao đau thương của một dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến những đêm Hà Nội “đất trời bốc lửa” kiên cường chống Pháp. Những thời khắc lịch sử hào hùng ấy được tác giả gợi lại bằng nỗi nhớ những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình bí mật ra đi – những ngày vừa bi thương vừa hùng tráng:
Những đêm ra đi đất trời bốc lửa.
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa…
Hoà bình vừa lập lại chưa bao lâu thì một trang sử mới đầy đau thương, oanh liệt, bi hùng lại đến, cầu Long Biên đã chứng kiến những năm tháng cả dân tộc chống Mĩ cứu nước đầy cam go, ác liệt. Ngay một vật vô tri vô giác như cầu Long Biên mà cũng trở thành mục tiêu bắn phá, hứng chịu biết bao nhiêu tấn bom đạn của không lực Hoa Kì. Chiếc cầu rách nát, tả tơi như ứa máu. Đau thương nhưng không gục ngã, cái bản tính ấy của con người Việt Nam đã truyền sang cây cầu, khiến nó cứ sừng sửng giữa mênh mông trời nước, bất chấp, bom đạn tàn bạo, ác liệt của kẻ thù. Đây chính là thời kì bi thương và hào hùng nhất trong lịch sử cầu Long Biên và trong lịch sử dân tộc! Cầu Long Biên đứng đỏ như một chứng nhân sống động, đau thương và anh dũng..
Chiến tranh đã kết thúc. Hoà bình đã lập lại. Một cuộc sống êm đềm, bình dị và đầy ắp niềm vui. Cầu Long Biên vẫn như một chứng nhân lịch sử chứng kiến những thay da đổi thịt của quê hương với bao màu xanh thân thương, Làng mạc trù phú. Thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã có thêm những cây cầu hiện đại hơn sừng sửng vượt sông Hồng. Cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường, nhưng giá trị của nó đã từng là nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của Hà Nội, của đất nước và của con người Việt Nam thì mãi mãi tồn tại.
Từ việc giới thiệu, khắc hoạ cầu Long Biên với tư cách một chứng nhân lịch sử, Thúy Lan bày tỏ những cảm xúc, tình cảm yêu mến, tự hào và gắn bó với cây cầu lịch sử. Tình cảm ấy thật tha thiết và mãnh liệt. Người đọc thật sự xúc động bởi những cảm xúc sôi nổi trào dâng trong câu văn thấm đậm chất trữ tình. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ… Những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi…
Mỗi lần có dịp đứng lên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt. Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn. Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội, thấy những ánh đèn mọc lèn như sao sa, gợi lên bao quyến rủ và khát khao.
Tôi nhớ những ngày đầu năm 1947…
“Tôi nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và hào hùng…
Sự gắn bó với cây cầu sâu sắc đến mức, dường như tác giả cảm nhận được nỗi đau thương của cây cầu, thấy được nó rách nát, tả tơi như ứa máu đau đớn, xót xa khi thấy câu cầu bị đánh hỏng. Tôi chạy ngay lên cầu khi tiếng bom vừa dứt. Những cảnh vệ dầu cầu đã ngăn không cho tôi lên. Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như minh đứt từng khúc ruột.
Và tình cảm ấy mãi mãi thuỷ chung để đến hôm nay tác giả vẫn cố gắng truyền tình yêu cây cầu vào trái tim du khách nước ngoài đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. Bài văn khép lại, nhưng cảm xúc của Thuý Lan với cây cầu lịch sử và tình yêu đất nước thiết tha của nhà văn vẫn còn đọng lại mãi nơi người đọc, để lại trong họ nhiều dư vị ngọt ngào.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” số 1
Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi là một chứng nhân lịch sử không chỉ của riêng Hà Nội mà là của chung cả nước.
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là một bài báo mang nhiều yếu tố hồi kí, ghi lại những sự kiện mắt thấy tai nghe cùng với những cảm nghĩ của tác giả. Lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ sự hiểu biết phong phú cùng với những kỉ niệm về cây cầu Long Biên nổi tiếng cùng với phép nhân hóa đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
Thúy Lan, một phóng viên của báo Hà Nội mới đã viết bài bút kí này nhằm giới thiệu với nhân dân cả nước và bè bạn năm châu một danh thắng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội – cầu Long Biên. Một chiếc cầu đã gắn liền với lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Sau khi giới thiệu tóm tắt về hoàn cảnh ra đời của cầu Long Biên, tác giả hồi tưởng về những kỉ niệm có liên quan đến nó. Từ thuở học trò, cầu Long Biên đã đi vào bài thơ mà thầy giáo bắt học thuộc lòng. Nhớ lúc dạo chơi trên cầu, ngắm dòng nước sông Hồng cuồn cuộn phù sa, ngắm cảnh mênh mông, bát ngát của ruộng lúa, bãi ngô dưới chân cầu. Nhớ lại hình ảnh dũng mãnh của trung đoàn Thủ đô năm xưa bí mật rời Thủ đô ra đi kháng chiến. Hình ảnh hào hùng ấy đã được nhà thơ Chính Hữu và nhạc sĩ tài hoa Lương Ngọc Trác ghi lại rất thành công trong ca khúc Ngày về.
Tác giả vừa đau xót vừa tự hào khi ngước mắt lên bầu trời trong xanh, nhớ lại cảnh máy bay giặc Mĩ ném bom tàn phá cây cầu hòng cắt đứt mặt mạch máu giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, kịp thời hàn gắn lại vết thương của cầu… Trong kí ức lại hiện lên những ngày bão lụt, nước sông Hồng dâng cao cuồn cuộn sóng đỏ; chiếc cầu vẫn vững chãi tồn tại như thách thức với thiên tai.
Cuộc chiến tranh chống xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã kết thúc thắng lợi. Mưa bom bão đạn đã qua, dân tộc Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại non sông. Cây cầu Long Biên vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Hồng. Giờ đây, cầu Long Biên là nhịp cầu hữu nghị, đón bè bạn năm châu đến với Việt Nam.
Mở đầu bài văn, tác giả giới thiệu lai lịch của cầu Long Biên: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ép-phen thiết kế. Một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng… Trong đoạn văn này, sự vật được trình bày 1 cách khách quan. Tác giả chủ yếu dùng phương thức thuyết minh để nói lên những hiểu biết có căn cứ khoa học chứ không đối chọi thuần là những cảm nghĩ về cầu Long Biên.
Giờ đây, bắc ngang sông Hồng đã có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương hiện đại hơn. Cầu Long Biên trong thời bình đã rút về vị trí khiêm nhường, nhưng nó đã trở thành chứng nhân lịch sử. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của Thủ đô Hà Nội. Đối với người Hà Nội nói riêng và đối với nhân dân Việt Nam nói chung, cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, chứng kiến những giai đoạn đau thương và oanh liệt của dân tộc chống ngoại xâm.
Ở đoạn tiếp theo, những đặc điểm của cây cầu Long Biên đã được tác giả trình bày trong mối tương quan với những vấn đề lịch sử – xã hội khác, như cầu khi mới khánh thành mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ là Đu-me… cầu là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cầu được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt… Cầu được hoàn thành là do công sức lao động và mạng sống của hàng nghìn người Việt Nam trong quá trình xây dựng.
Chiếc cầu từng chứng kiến cảnh ăn ở khổ cực của dân phu Việt Nam, cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp… Trong các chi tiết tường thuật và miêu tả đều biểu hiện tình cảm và sự đánh giá đúng đắn của tác giả về cầu Long Biên.
Mục đích của thực dân Pháp là xây dựng cơ sở hạ tầng cho tốt đế tiến hành triệt để việc khai thác thuộc địa. Nhưng khi dựng xong cầu Long Biên, với cách nghĩ và cách cảm của người dân Việt Nam, chiếc cầu được coi là của Việt Nam vì nó được làm trên đất Việt Nam, bằng mồ hôi và máu của hàng nghìn người dân Việt Nam. Cầu Long Biên đã trở thành niềm tự hào của người dân Thủ đô:
Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng.
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…
Tình cảm của tác giả đối với cầu Long Biên bộc lộ trong bài và thật rõ ràng, tha thiết: Những năm tháng hòa bình trước đây, cầu Long Biên từng được đưa vào sách giáo khoa. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh chiếc cầu được vẽ trang trọng giữa trang sách với bài thơ đã được bao thế hệ học thuộc tặng. Dù chưa đến lớp nhưng nghe các anh các chị đọc, những câu thơ ấy đã nằm sâu trong trí óc tôi…
Cây cầu Long Biên đã cùng vui buồn, sống chết với nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước trong những tháng năm mưa bom bão đạn. Giờ đây, được thanh thản ngắm trời thu xanh biếc, tác giả vẫn bồi hồi, đau xót khi nhớ lại cảnh cầu Long Biên bao lần bị quân thù bắn phá, tưởng chừng như không thể nào đứng vững.
Và cứ mỗi lần ngẩng lên nhìn bầu trời Hà Nội trong xanh, lòng tôi lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng. Chiếc cầu thân thương ngày ấy trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì. Trong đợt đánh phá miền Bắc lần thứ nhất, cầu bị đánh mười lần, hỏng bảy nhịp và bốn trụ lớn. Đợt thứ hai, cầu bị bắn phá bốn lần với 1000m bị hỏng và hai trụ lớn bị cắt đứt. Những ngày ấy từ phía Cầu Đất nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời.
Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước. Chúng ta hàn. Bom Mĩ lại cắt đứt. Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de. Tôi chạy lên cầu ngay khi tiếng bom vừa dứt. Những cảnh vệ đầu cầu đã ngăn không cho tôi lên. Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như mình đứt từng khúc ruột.Vào thời gian ấy, thiên tai đồng hành với địch họa:
Rồi những ngày nước lên cao, gần mấp mé thân cầu. Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi cảm nhận thấy chiếc cầu như chiếc vòng đung đưa nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
Dường như có một phép lạ nào đó, cây cầu Long Biên vẫn tồn tại lẫm liệt đường hoàng. Ngày ngày, vẫn đưa đón dòng người ngược xuôi muôn ngả.Cầu Long Biên được nhân hóa, mang hồn người và được coi là chứng nhân lịch sử. Phép nhân hóa đó đã đem lại sự sống cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người cùng thời với bao thế hệ, ngày ngày chứng kiến và xúc động trước những thăng trầm, đổi thay to lớn của Thủ đô, của đất nước và dân tộc.
Giọng điệu trữ tình được nâng cao, mở rộng ở phần cuối của bài văn: Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường. Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững. Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng. Nhưng tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên. Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ỏ nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử. Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
Lịch sử và hình ảnh quen thuộc, thân thương của cầu Long Biên không chỉ làm cho bao thế hệ người Việt Nam xúc động mà còn làm cho khách du lịch nước ngoài trầm ngâm suy nghĩ. Giữa ta và họ ít nhiều vẫn còn khoảng cách nhưng chính cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng đã góp phần rút ngắn khoảng cách ấy. Từ một chiếc cầu bằng sắt nối đôi bờ sông Hồng, tác giả đã gợi cho ta nghĩ đến một “nhịp cầu vô hình” nối những trái tim nhân loại.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử” số 3
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử của tác giả Thúy Lan, là một văn bản nhật dụng cung cấp cho chúng ta những thông tin bổ ích về một danh lam thắng cảnh của thủ đô. Những hiểu biết ấy có thể còn sơ sài, nhưng có lẽ ấn tượng mà bài viết này mang lại chủ yếu là 1 cách nhìn riêng, một cảm nhận riêng.
Cả thông tin và cảm nhận ấy giúp ta hiểu biết và mến yêu, dù mới chỉ là bước đầu về cây cầu Long Biên với tư cách là một chứng nhân lịch sử. “Chứng nhân” và “chứng tích” khác nhau chính là ở chỗ ấy, ở chỗ là cây cầu đã đi vào lịch sử “đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội” thân yêu, đã thân thiết với trái tim hàng chục triệu người từ Nam đến Bắc. Bài văn viết theo thể loại bút kí, từ nhận xét khái quát, nó lần theo dấu vết thời gian, và cuối cùng đọng lại với cảm nghĩ bắc cầu, không phải một thứ cây cầu “dải yếm” cho những cặp tình nhân trong ca dao thuở trước mà cho mọi du khách các phương trời gần lại với đất nước Việt Nam.
Bài viết mở đầu bằng một nhận xét khái quát có tính chất định hình ở hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất là lai lịch (vị trí, thời gian thi công, tác giả thiết kế), còn cấp độ thứ hai, cấp độ lịch sử: cây cầu đã song hành cùng một thế kỉ đã qua, đã “chứng kiến bao sự kiện” buồn vui, còn mất của một dân tộc “đau thương và anh dũng”! Hàm lượng trí tuệ và tâm hồn dồn nén vào từng chữ, từng câu như sự khai mở tâm tình. Biện pháp so sánh ở đây nhằm tôn vinh cây cầu mà dư âm còn mãi với lòng người đến mức không một thứ cây cầu nào dù hiện đại đến đâu có khả năng thay thế. Hai cấp độ trên đây đan cài vào nhau chạy dọc toàn bài, độ đậm nhạt có chỗ không đồng đều, điều ấy còn tuỳ thuộc vào yêu cầu khách quan của việc thuyết minh, miêu tả, vào hoài niêm từ kí ức chủ quan của người viết hiện về. Nhân vật đóng vai sẽ có sự luân chuyển cho nhau: lúc ở ngôi thứ ba, khi thì ngôi thứ nhất cũng là vì thế.
Cầu Long Biên khi mới khánh thành, đó là một sự kiện. Nó mang ý nghĩa hai mặt của tấm huân chương, về vẻ thở mộng của cây cầu khi nhìn nớ từ xa, ta liên tưởng đến một dải lụa uốn lượn, về biểu tượng của một nền công nghiệp phát triển, thì hiển nhiên nó được coi là “một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt”. Còn mặt trái của cái kì công có một không hai lúc đó trên đất nước Việt Nam, có một cái gì không sạch sẽ (xuất phát từ mục đích khai thác thuộc địa của bọn thực dân), thậm chí còn đáng căm thù (hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu). Giọng văn thuyết minh còn tiếp tục dưới dạng mô tả: cầu Long Biên có ba tuyến đường: đường sắt, đường ô tô và đường bộ. Nếu lấy tiêu chí của một cây cầu hiện đại của thế kỉ XXI nhìn vào thì những kích thước tưởng như lớn lao thời ấy “chỉ hợp với thời kì mà phương tiện đi lại còn ít, chủ yếu là các loại xe thô sơ”.
Nhưng dường như để bù đắp vào những thiếu hụt còn đáng phàn nàn trên đây là bao nhiêu kỉ niệm hiện về. Tính hồi kí đã thay cho bút kí. Cầu Long Biên với các thế hệ học đường là những dòng chữ nhập tâm trước khi đến lớp. Câu thơ được nhớ dù chưa phải là thơ hay nhưng nó vẫn ấp ủ tâm hồn bao nhiêu đứa trẻ thơ ngây. Còn lớn hơn một chút, chiếc cầu quen thuộc ấy đã có sức nối liền hai bờ tâm tưởng giữa thế giới của cái màu xanh cần lao bình dị của bãi mía, nương dâu phía Gia Lâm với thế giới của những ánh đèn Hà Nội đầy quyến rũ và khát khao. Trong mảnh kí ức xa xôi trở về, có 1 điều nhấn: đầu năm 1947, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi thủ đô với hào khí ngất trời. Đoạn văn nói về cây cầu mà như những lời tâm sự. Từ ngữ trong đoạn văn có ý nghĩa biểu cảm khá cao: say mê ngắm nhìn, không lúc nào chán mắt, yêu thương và yên tĩnh, quyến rũ và khát khao. Nó tri âm với những tâm hồn ưu tư và mơ mộng.
Thời kì chống Mĩ oanh liệt, cầu Long Biên nhiều lần bị trọng thương khi trở thành “mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì”. Ngôn ngữ thuyết minh trở lại với những con số tàn nhẫn khách quan: đợt thứ nhất cầu bị đánh mười lần, đợt thứ hai bốn lần, lần cuối cùng, chiếc cầu bị ném bom la-de. Nhưng những con số trên đây là những con số biết nói, vì tiếng nói của người thuyết minh là tiếng nói của người trong cuộc. Chẳng hạn như giọng văn căm phẫn, bi thương mà tự hào vô hạn sau đợt máy bay đánh lần thứ hai: “Những ngày ấy từ phía Cầu Đất nhìn lên, tôi thấy chiếc cầu rách nát giữa trời. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước”. Còn sau đó, năm 1972, chiếc cầu bị đánh bom la-de, được kổ lại bằng một giọng xót xa tiếc muối: “Tôi chạy lên cầu ngay khi tiếng bom vừa dựt. Nước mắt ứa ra, tôi tưởng như mình đứt từng khúc ruột”. Tiếng nói của người thuyết minh chuyển từ địch hoạ sang thiên tai không phút ngập ngừng, nhằm gia cố cho cây cầu một phẩm chất vững chãi, kiên trung. Vì vẫn là nó giữa mênh mông nước lũ cuốn chìm bao màu xanh, bao làng mạc trù phú, “chiếc cầu như chiếc võng đu đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”.
“Bây giờ cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường”, câu văn nhắc lại đến lần thứ hai với giọng văn thật là tỉnh táo. Giống với nguy cơ lần thứ nhất khi “Ngang sông Hồng đã có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương sừng sững”. Và còn nhiều nguy cơ tiếp theo “Rồi sẽ còn có những chiếc cầu khác hiện đại hơn nữa vượt sông Hồng”. Nhưng cụm từ ở đoạn mở đầu ví cầu Long Biên “như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng” đã được tôn vinh lần thứ hai bằng cụm từ thay thế “tôi vẫn thường đưa những đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm cầu Long Biên”. Đây là một thử nghiệm nhằm chứng minh cho sự vĩnh hằng của cầu Long Biên bằng cách biến đổi nội dung của lời thuyết minh có tính cách chủ quan sang sự đánh giá vô tư, khách quan của người ngoài cuộc. Sự kiểm chứng này đã được xác nhận hiển nhiên: “Họ trầm ngâm nện từng bước chân xuống mặt cầu. Họ đứng ở nhiều góc độ, ghi lại hình ảnh chiếc cầu lịch sử”. Như thế là khoảng cách xa xôi giữa người Hà Nội và những du khách mới biết Hà Nội lần đầu đã rút ngắn lại đáng kể.
Bởi vậy, câu kết bài viết là một dự cảm lạc quan, khi người thuyết minh vé cầu Long Biên biết rằng: bằng tình yêu cây cầu của mình, một cây cầu hữu nghị sẽ hiện ra, nó sẽ làm cho du khách “ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam” trong thời kì lịch sử mới.
Có thể bạn thích: