Văn thuyết minh là một dạng văn học hay giúp người đọc có cái nhìn chi tiết hơn về một sự vật, sự việc nào đó trong cuộc sống. Bài viết này TopChuan.com sẽ giới thiệu với bạn đọc một bài văn thuyết minh về một vật dụng trong nhà. Đó chính là chiếc bàn là. Chiếc bàn là đã “lưu trú” từ bao đời nay và nó đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày. Mỗi gia đình ngày nay đều có cho mình một chiếc bàn là để ủi quần áo cho phẳng phiu, đẹp đẽ giúp họ tự tin hơn. Khi làm bài văn thuyết minh về chiếc bàn là nói riêng và đồ dùng nói chung, ta cần chú ý giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ, chỉ ra các loại (nếu có), đồng thời cần thuyết minh được cho người đọc, người nghe về nguyên lí hoạt động, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản cho hợp lí. Ngoài ra, để khiến cho bài văn thêm sinh động cần thuyết minh về lợi ích cũng như nhược điểm của nó đối với con người. Hi vọng bài văn thuyết minh về chiếc bàn là sau đây sẽ giúp mọi người có thể hoàn thành bài tập này dễ dàng và có cái nhìn cụ thể hơn về một người bạn luôn gắn bó với cuộc sống hằng ngày.
Bài văn thuyết minh về chiếc bàn là điện số 5
Bàn là hiện nay là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo. Khi nhiệt đọ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ta và làm mất nếp nhăn.
Những cái chảo bằng kim loại có đổ than ấm lên trên đã được sử dụng ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ nhất trước CN. Vào cuối TK 19 đầu TK 20, người ta đã bắt đầu sử dụng bàn ủi được đốt nóng bởi xăng, cồn, ga, dầu cá….Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn.Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.
Cấu tạo: nguồn sinh điện: trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Mà được đặt cách điện với vỏ. Vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiền. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: bộ phận này gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt. Đèn báo hiệu: ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo,khi có điện vào bàn là thì đèn sáng.
Cách sử dụng và bảo quản: trước khi sử dụng, cần kiểm tra để bào đảm an toàn: kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không – kt xem có rò điện ra vỏ bàn là không, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là – đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là(nếu có). cắm điện vào bàn là,chờ vài phút cho nóng thì dùng – trước khi dùng phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là – 1 số ít loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu để khô mà là sẽ bị nhiễm điện (tĩng điện) rất mạnh và dính theo bàn là.đối với loại vải này phải phun nước cho ẩm trước khi là – khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.
Hơn 2.000 năm với nhiều cải tiến quan trọng, xuất phát với những mảnh kim loại hết sức thô sơ của người La Mã, đến viên thủy tinh của người Viking, đồng hành cùng sự phát triển của thời trang và kỹ thuật luyện kim trong suốt thời Phục Hưng, đến phát minh chiếc tay cầm đơn sơ của một người nội trợ, rồi hàng loạt những cải tiến quan trọng, cuối cùng sản phẩm lại là chiếc bàn ủi vốn quá quen thuộc đối với mỗi gia đình ở khắp nơi trên thế giới. Chúng ta phần nào nhận thấy được những vật dụng vốn quá bình thường nhưng lại có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời đến thế.
Bài văn thuyết minh về chiếc bàn là điện số 1
Chiếc bàn là điện là một đồ dùng gia đình. Chiếc bàn là – sản phẩm trí tuệ của con người, mang lại nhiều hữu ích cho con người. Đất nước phát triển, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, nhu cầu con người ngày càng cao là nguyên nhân dẫn đến chiếc bàn là điện ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, do cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu người ta đã phát minh ra chiếc bàn là dụng cụ tiện lợi, có ích.
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện nhiều loại bàn là điện với nhiều hãng sản xuất khác nhau giúp khách hàng có thể thỏa thích lựa chọn những loại bàn là mình ưa chuộng. Cấu tạo của chiếc bàn là điện đơn giản gồm hai phần chính: dây đốt nóng và vỏ bàn là. Dây đốt nóng hay còn gọi là dây điện trở là bộ phận rất quan trọng của chiếc bàn là, dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken-roon vì loại hợp kim này chịu được nhiệt độ cao, dây đốt nóng được đặt ở các rãnh ( ống) trong bàn là và cách điện với vỏ. Vỏ bàn là gồm đế và nắp, đế được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crôm, nắp được làm bằng đồng, mạ crôm hay bằng nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa cũng chịu nhiệt.
Ngoài ra, bàn là điện còn có các bộ phận như đèn tín hiệu, rơ le nhiệt, nút điều chỉnh nhiệt độ, tay cầm rơ le điện được sử dụng để tự động cắt mạch điện khi đạt đến nhiệt độ yêu cầu. Núm điều chỉnh nhiệt độ giúp ta có thể điều chỉnh nhiệt độ tùy theo loại vải, tay cầm của bàn là được làm bằng nhựa để cách nhiệt tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số bàn là có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và tự động phun nước. Bàn là gồm có dây điện dài ngắn khác nhau tùy theo loại bàn loại bàn là dùng để dẫn nguồn điện đến chiếc bàn là. Đầu dây điện là phích cắm gồm hai chốt phích cắm điện. Thân phích cắm và vỏ dây điện làm bằng cao su vì loại chất này cách nhiệt rất tốt tránh điện giật. Bên trong dây điện là hai lõi dây điện bằng đồng hoặc nhôm dẫn điện rất tốt.
Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là giúp bàn là hoạt động. Bàn là điện tử dùng để là quần áo, cái hàng may mặc vải… Chiếc bàn là điện vật dụng quen thuộc, quan trọng trong cuộc sống của loài người. Ngày nay, giá thành chiếc bàn là khá đắt đỏ nên nó chỉ xuất hiện ở 1 số ít gia đình giàu có và khá giả. Tuy nhiên, chắc chắn rằng trong tương lai, khi xã hội phát triển hơn nữa chiếc bàn là điện sẽ trở thành một đồ vật cần thiết, có mặt của mọi gia đình.
Chiếc bàn là điện đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng, nên sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là. Khi đóng điện không được để mặt đế bàn trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo, phải điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải lụa, cần giữ gìn mặt đế của bàn là sạch và nhẵn, mỗi chúng ta phải đảm bảo an toàn về nhiệt và điện, có như vậy chiếc bàn là mới sử dụng được bền lâu và thực sự có ích cho con người.
Chiếc bàn là điện là một người bạn của con người. Nó mang lại cho ta những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ giúp chúng ta cảm thấy tự tin khi mặc quần áo đã được là, Cần bảo vệ giữ gìn chiếc bàn là điện để nó sẽ mãi chung tay vào sinh hoạt của mỗi người.
Bài văn thuyết minh về chiếc bàn là điện số 2
Khi con người sử dụng trang phục không chỉ để bảo vệ, giữ ấm cơ thể mà còn làm đẹp thì nhu cầu để quần áo luôn phẳng, đẹp mắt là nhu cầu thiết yếu. Có lẽ vì thế mà chiếc bàn ủi (bàn là) ra đời và dần trở thành một đồ dùng sinh hoạt phổ biến của mọi gia đình.
Tổ tiên của những chiếc bàn là hiện đại là dụng cụ ủi, là được người ta tìm thấy từ thời cổ đại. Từ thời Hy lạp, La Mã những nô lệ đã dùng thanh sắt hoặc gỗ để tạo ra những nếp gấp hay kéo phẳng trang phục của vua chúa, quý tộc. Có thể kể đến phát minh chiếc bàn là nhiệt đầu tiên của người Trung Quốc. Lúc này, bàn là giống như một cái muỗng thật to, người ta bỏ than hồng vào trong muỗng làm nóng phần đáy rồi dùng nó ủi lên quần áo. Một số quốc gia châu u thì dùng hòn thủy tinh to phẳng phần đáy rồi đặt gần lò sưởi cho ấm nóng, sau đó là lên vải. sang thế kỉ XIV, khi thuật luyện kim phát triển, người ta chế tạo ra bàn là bằng sắt và rỗng ruột để chứa than cháy. Đến thời đại của điện, các nhà khoa học đã phát minh bàn ủi điện thay thế cho bàn ủi lấy nhiệt từ than như trước kia. Sau nhiều lần cải tiến, năm 1995, chiếc bàn ủi mang tính đột phá trong công nghiệp ủi điện và được sử dụng rộng rãi ngày nay.
Chiếc bàn ủi điện có nhiều loại nhưng cấu tạo chung gồm hai bộ phận là phần vỏ và dây đốt nóng. Phần vỏ bàn là được chia làm vỏ trên và đế là. Vỏ trên hay còn gọi là nắp được làm bằng đồng, mạ crom có khả năng chịu nhiệt cao, tay cầm được gắn phía trên để cách nhiệt với người dùng. Phần đế là là phần quan trọng được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, đánh bóng phẳng và có khả năng chịu nhiệt rất cao. Bên trong bàn là là dây đốt được làm từ cuộn điện trở biến điện năng thành nhiệt năng. Dây đốt cần phải chịu nhiệt rất cao và an toàn nên nhà sản xuất dùng hợp kim niken – crom và đặt chúng trong các ống rãnh cách điện với vỏ ngoài.
Không chỉ có hai bộ phận chính, bàn là còn có 1 số ít chi tiết khác khá quan trọng như: nút điều chỉnh nhiệt, rơ le nhiệt, đèn tín hiệu, tay cầm. Nút điều chỉnh nhiệt độ giúp người sử dụng điều chỉnh độ nhiệt sao cho phù hợp với từng chất liệu vải, những loại bàn là mới còn có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt và tự động phun nước. Rơ le điện có chức năng tự động ngắt điện khi nhiệt độ đạt đến ngưỡng yêu cầu. Tay cầm của bà là thường được làm bằng một lớp nhựa cách điện và chịu nhiệt tốt để bảo vệ sự an toàn cho người dùng. Phải kể đến một bộ phận dẫn nguồn điện cho bàn là hoạt động đó là dây điện. Dây điện dẫn một đầu nối với bàn là, một đầu có phích cắm điện, dây điện và cả phích cắm điện làm bằng cao su chịu nhiệt và cách điện.
Cơ chế hoạt động của bàn là được mô tả khá đơn giản. Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn vào cuộn cảm bên trong, điện năng sẽ trở thành nhiệt năng, đốt nóng và tỏa nhiệt. Nhiệt sẽ tích vào đế bàn là và làm nóng nó theo nhiệt độ yêu cầu. Dựa vào sức nóng và độ phẳng của đế, chúng ta sử dụng để là quần áo cho phẳng hoặc tạo các nếp gấp cần thiết. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất thì giá cả bàn là trên thị trường càng cạnh tranh, giá của chiếc bàn là cũng giảm mạnh dao động từ và trăm nghìn đến vài triệu. Tùy thuộc vào túi tiền mà người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình. Có 1 số ít nhãn hiệu bàn là nổi tiếng được tin dùng như: Delites, Panasonic, Pensonic, Bluestone, Sunhouse…
Chiếc bàn là không khó sử dụng như cần phải đảm bảo 1 số ít nguyên tắc để chúng được lâu bền và an toàn. Trước hết phải sử dụng đúng nguồn điện theo điện áp định mức của bàn là, lúc làm nóng bàn là không để đế bàn là tiếp xúc xuống bàn hoặc quần áo, điều chỉnh nhiệt theo từng loại vải nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến quần áo dễ hỏng và cháy. Điều quan trọng nhất khi sử dụng bàn là là kiểm tra độ an toàn của nguồn điện, dây dẫn điện.
Mỗi vật dụng trong gia đình đều cần được sử dụng đúng mục đích và theo hướng dẫn thì mới lâu bền được. Chiếc bàn là lại là một vật dụng liên quan trực tiếp đến nguồn điện, vì vậy người dùng cần tìm hiểu kĩ về công dụng, hướng dẫn sử dụng của nó để phát huy khả năng của bàn là và đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Bài văn thuyết minh về chiếc bàn là điện số 3
Chiếc bàn là luôn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đó là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. Xã hội ngày càng phát triển nhưng chiếc bàn là hơi nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn vì những lợi ích không thể thay thế.
Chiếc bàn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngay từ thế kỉ thứ nhất trước Công Nguyên, người Trung Quốc đã biết dùng chiếc chảo có bỏ than ấm lên trên để làm thẳng các sản phẩm bằng vải. Trước khi có bàn là điện, người ta làm nóng bàn là bằng cách sử dụng xăng, cồn, ga, dầu cá…Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn. Khi xã hội được công nghiêp hóa cao độ, các bàn là dùng chất đốt được thay thế dần bởi các bàn là chạy bằng điện, sử dụng một điện trở có điện trở suất cao để phát ra nhiều nhiệt khi có dòng điện chạy qua. Loại bàn là dùng nguồn nhiệt là điện trở được sáng chế vào năm 1882 do một người Mỹ tại New York là Henry W. Seely. Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.
Hiện nay trên thị trường tiêu thụ xuất hiện nhiều mẫu mã bàn là, kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên chiếc bàn là hơi nước được dùng phổ biến hơn cả. Hai loại bàn là hơi nước ta thường gặp là bàn là cây và bàn là mini cầm tay. Đối với bàn là cây thì quần áo không cần phải trải ra để ủi, mà có thể được ủi thẳng khi đang được treo chỉ với vài động tác đơn giản. Bàn là mini cầm tay với thiết kế nhỏ gọn, không cồng kềnh, thuận lợi cho những chuyến đi du lịch xa.
Bên ngoài chiếc bàn là trông khá đơn giản nhưng cấu tạo bên trong lại khá nhiều chi tiết. Kết cấu của bàn là có thể dựng đứng lên trên phần đuôi của nó, điều này cốt để cho mặt là nóng không tiếp xúc với các vật khác khiến chúng bị hư hại dưới tác dụng của nhiệt. Phần vỏ được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiềm hoặc nhựa chịu nhiệt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Đối với bàn là hơi nước thì bộ phận quan trọng nhất là chiếc nồi hơi. Nồi hơi có tác dụng đun nước sôi tạo áp suất đẩy hơi nước qua dây dẫn lên đầu. Vì vậy nồi hơi nếu được sản xuất chính hãng và đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như độ bền của bàn là. Ngoài nồi hơi thì ống dẫn hơi cũng là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi bàn là. Có hai loại ống hơi được sản xuất là ống hơi mềm và ống cứng. Cả hai đều chịu được sức nóng của hơi nước và đều dẫn hơi nước. Ngoài ra bàn là còn có các bộ phận như nguồn sinh điện, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo hiệu, rơle nhiệt.
Trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau, được đặt cách điện với vỏ. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt. Ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo, khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Các bàn là hiện nay đều thiết kế một bộ phận tiết kiệm năng lượng. Nếu như bàn là bị “để quên” không tắt trong vòng 10-15 phút, bàn là sẽ tự tắt để tiết kiệm điện và chống cháy nổ. Công suất của bàn là dao động từ 1500w đến 1800w.
Bàn là đòi hỏi người sử dụng phải dùng đúng cách nếu không bàn là sẽ nhanh hỏng và gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không và kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đồng thời, đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Sau đó ta đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là. Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng thì dùng. Khi bắt đầu là lưu ý phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.
Chiếc bàn là hơi nước có rất nhiều lợi ích. Trước hết chúng có kiểu dáng khá đa dạng, màu sắc bắt mắt nên thu hút được người mua. Ngoài ra chúng sử dụng được hầu hết với các loại vải, kể cả những loại vải “khó tính” như lụa, lanh, nhung, dạ, len… mà không gây hư hại. Bàn là hơi nước làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, đồng thời chúng cũng ủi nhanh hơn so với là thông thường
Chiếc bàn là là một người bạn thân thiết với con người. Nó mang lại những bộ trang phục phẳng phiu, đẹp đẽ, giúp con người tự tin khi mặc. Vì thế cần bảo vệ, giữ gìn chiếc bàn là thật tốt để nó mãi chung tay góp sức vào sinh hoạt của mỗi người
Là một người Việt Nam chúng ta rất tự hào về người dân mình, dân tộc mình bởi nơi đây có những con người có lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Tình yêu ấy càng được thể hiện rõ khi đất nước có giặc ngoại xâm. Những người dân Việt Nam không quản nguy hiểm xung phong ra trận để đánh giặc hoặc họ nghe theo tiếng nói của Đảng, làm theo lời Bác để phục vụ cho kháng chiến thắng lợi. Họ sẵn sàng hi sinh tài sản của mình để khẳng định lòng tự trọng của làng của quê hương không bao giờ bán nước. Và mỗi nhà văn khi lấy đề tài người nông dân trong cách mạng đều khắc họa rất rõ những nét tính cách này.
Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi ta gặp dạng bài nêu suy nghĩ thì có đề truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng với cách làm này thì các bạn sẽ có một định hướng đúng và làm bài một cách tốt nhất. Để triển khai đề bài này, ta sẽ nêu lên tình ái làng, yêu quê hương đất nước, tin vào đảng vào cách mạnh vào Bác Hồ và có lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản vật chất.
Bài văn thuyết minh về chiếc bàn là điện số 4
Chiếc bàn là (bàn ủi) thường dùng để ủi thẳng những nếp nhăn trên vải, giúp quần áo thẳng nếp sau khi giặt là đồ vật rất quen thuộc và phổ biến trong đời sống con người. Ngày nay, khi bàn là điện được sử dụng rộng rãi, có thể nhiều người không còn nhớ đến chiếc bàn là truyền thống sử dụng than nóng nữa.
Từ thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, những đĩa kim loại chứa than củi cháy âm ỉ đã được dùng để là ủi thẳng vải tại Trung Quốc. Trong suốt quá trình phát triển, từ những chiếc đĩa chứa tan nóng được cải tiến thành cái hộc, và có kèm theo các khoá an toàn. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiêu liệu dùng cho bàn là thường không còn là củi hay than mà là các chât đốt như kerosene, cồn, dầu cá voi, khí tự nhiên. Năm 1882, Henry w. Seely đã sáng chế ra bàn ủi điện. Trong thời kì đầu tiên, các bàn là điện này chưa có một cơ chế hữu hiệu để khống chế và điều khiển nhiệt độ an toàn. Cho đến tận những năm 1920, khi máy điều nhiệt ra đời, nguyên lý điều chỉnh được áp dụng, những chiếc bàn là mới có thể điều chỉnh nhiệt độ như mong muốn. Về sau, hơi nước được áp dụng trong quá trình là quần áo do công lao của nhà phát minh Thomas Warren Sears.
Về cơ bản, bàn là điện bao gồm vỏ, bộ phận điều chỉnh, dây dẫn điện và bộ phận phát nhiệt. Vỏ bàn là được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kền. Hình dáng thân vở bàn bàn là giống như con thuyền. Mũi trước nhọn giúp việc là ủi và chuyển hướng dễ dàng. Phía sau to bè giúp tiếp cận tối ưu mặt vải. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Mặt trên là tay cầm và các nút điều chỉnh nhiệt.
Nguồn sinh nhiệt là bộ phận quan trọng nhất của chiếc bàn là. Trong bàn là điện có một sợi dây điện trở được làm bằng hợp kim crôm – niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Có trường hợp dùng sợi dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ. Có trường hợp dùng sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ. Dây diện trở sinh ra nguồn nhiệt lớn khi có dòng điện chạy qua tạo ra nguồn nhiệt của chiếc bàn là.
Một số bàn là còn được trang bị bộ phận để phun hơi nước vào vật dược là. Bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn là, nút bấm nằm trên tay cầm. Khi cắm điện vào, bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ỏ’ hai lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.
Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le nhiệt dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến một nhiệt độ nhất định thì băng kép cong lên và tiếp điếm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến một nhiệt độ quy định, băng kép lại trỏ’ về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điếm ngắt nhanh hoặc chậm hơn. Đèn báo hiệu ở trong tay cầm. Mỗi bàn là thường có một đèn báo và thường tích hợp với bộ phận rơ-le nhiệt. Khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Khi nhiệt độ tăng đến giới hạn, đèn báo sẽ tắt.
Bàn là hiện nay đều có thể tự động điều khiển nhiệt độ. Để tránh không bị cháy quán áo, người sử dụng nên chọn mua loại có công suất 500 w là thích hợp. Nhưng nếu sử dụng loại bàn là có phun hơi nước, phun sương thì công suất hoạt động phải dạt 1.000 w hoặc 1.200 w. Trước khi sử dụng, cần kiểm tra đế bảo đảm an toàn.Kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hớ không; kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Đổ nước vào lỗ của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là. Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng mới dùng.
Trước khi dùng phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Một sô loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu đế khô mà là thì sẽ nhiễm điện (tĩnh điện) rất mạnh và dính theo bàn là. Đôi với loại vải lụa này phải phun nước cho ẩm trước khi là. Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc làm hư hỏng bàn là. Thường xuyên kiểm tra ổ cắm phích, nếu ổ cắm bị oxy hóa do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch bằng giấy nhám. Chú ý không nên dùng giấy nhám hoặc dao để cạo gỉ, như vậy sẽ làm mất đi lớp mạ ở mặt bàn là, ảnh hưởng đến tuổi thọ của vật dụng này.
Bàn là điện là vật dụng quen thuộc, có ích và cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Nhờ có bàn là mà quần áo được ủi thẳng tắp sau khi giặt. Dù ngày nay, các máy giặt, bột giặt quần áo đều hướng đến chức năng tránh làm nhàu quần áo, xong vẫn cần có bàn là để là cho nó trở nên đẹp hơn.
Có thể bạn thích: