Sân trường nào cũng có rất nhiều cây bóng mát như: cây bàng, cây phượng vĩ, cây bằng lăng, cây hoa sữa, cây xà cừ,… Mỗi giờ ra chơi, các bạn học sinh thường vui chơi dưới gốc cây để tránh nắng với bao tiếng cười vui rộn rã và những kỉ niệm của tuổi học trò. Để miêu tả tốt dạng văn này, trước hết học sinh cần lập dàn ý chi tiết để thể hiện sự quan sát của mình. Sau đây là 1 số dàn ý bài văn tả cây bóng mát mà TopChuan.com tổng hợp lại, mời các bạn tham khảo.
Dàn ý bài văn: Tả cây bàng (bài số 1)
1. Mở bài: Giới thiệu loài cây bóng mát – cây bàng
Trong các loài cây bóng mát như: bằng lăng, phượng vĩ, …em thích nhất là cây bàng.
2.Thân bài:
a.Tả bao quát cây bàng:
– Nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.
– Cây cao khoảng mười mét, cây được trồng cách đây khoảng hơn hai mươi năm là cây nhiều tuổi nhất trường được trồng ở cổng sân trường.
b.Tả chi tiết cây bàng:
– Thân cây sần sùi màu thâm đen, phải hai đến ba người ôm mới xuể.
– Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía. Lá cây to như bàn tay màu xanh, mặt trên lá trơn bóng, mặt dưới lá sần sùi hơn. – Trên mặt lá có những đường gân như những mạc máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây. Lá cây cũng là nơi trao đổi khí lấy khí cacbonic và thải khí oxi vào buổi sáng, vào ban đêm thì ngược lại.
– Vào mùa xuân, lá cây mọc lên tươi non căng tràn sức sống, hạ sang lá đậm màu hơn, thu đến lá dần chuyển sang màu vàng, đông về lá chuyển dần sang màu đỏ và rụng dần để lại những cành cây khô khốc, gầy guộc. Hoa bàng mọc lên có màu trắng li ti. Cuối hạ đầu thu, những chùm quả mọc lên xanh thẫm, theo thời gian quả dần chín và ngả sang màu vàng. – – Bên trong quả có nhân, đập ra có thể ăn, vị bùi bùi ngòn ngọt và hơi chát đầu lưỡi.
– Trong những giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây. Các bạn nam chơi đá bóng, tâng cầu. Còn các bạn nữ chơi nhảy dây, ô ăn quan. Cây bàng đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Nó trở thành một kỉ niệm không bao giờ quên với em dù sau này có xa mái trường tiểu học thân yêu. Những chú ve trên vòm cây cùng nhau tấu lên những bản nhạc chào mừng nàng hạ ghé qua mang lại không gian nhộn nhịp cho cuộc đời.
3. Kết bài:
– Cảm nghĩ của em về cây bàng
– Em rất yêu mếm cây bàng vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn là niềm kí ức đẹp trong tâm hồn em.
Dàn ý bài văn: Tả cây bằng lăng (bài số 1)
1. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài bằng lăng
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
– Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.
– Tán cây rộng che chở chúng em.
b. Tả chi tiết
– Cây bằng lăng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.
– Thân cây xù xì, thô ráp
– Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.
– Lá bằng lăng to bằng nửa lá bàng, xanh đậm. Tán cây tỏa rộng có nhiều bóng mát.
– Hoa bằng lăng mọc thành từng chùm màu tím rất đẹp, cánh hoa to, uốn lượn, viền cong trông rất điệu đà
– Trái bằng lăng hình tròn, màu xanh nhạt, cứng và không ăn được như trái bàng
– Gốc bằng lăng là nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.
c. Lợi ích của cây bằng lăng
– Cây bằng lăng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.
– Che nắng, che mưa.
– Bằng lăng cũng giống như phượng, hoa nở rực rỡ là báo hiệu mùa hè, mùa chia tay
3. Kết bài:
– Cảm nghĩ của em về cây bằng lăng.
Dàn ý bài văn: Tả cây phượng (bài số 2)
1. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng mà em được quan sát hoặc có trong sân trường em.
Tuổi học trò của chúng ta người nào cũng biết đến cây phượng, đây là loài cây cổ thụ trồng nhiều trong sân trường giúp tạo ra bóng mát. Mùa hè đến cây phượng như “thay da đổi thịt” những bông hoa phượng nở rộ và tràn đầy sức sống thiên nhiên.
2. Thân bài:
a. Miêu tả chung cây phượng
– Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước.
– Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.
– Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.
b. Miêu tả chi tiết về cây phượng
– Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.
– Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.
– Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.
– Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời.
– Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh.
– Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.
– Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng.
– Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.
c. Tả hoạt động con người bên cây phượng
– Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài.
– Tổ chức các hoạt động ngoài trời.
– Thỉnh thoảng có những cô cậu học sinh đi nhặt hoa phượng về làm kỉ niệm.
d. Ý nghĩa của hoa phượng
– Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường.
– Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.
3. Kết bài:
– Em rất yêu cây phượng vì chúng rất có ích (tạo ra bóng mát).
– Dù sau này có đi đâu nhưng em mãi nhớ về cây phượng trường em với nhiều kỉ niệm tuổi học trò.
Dàn ý bài văn: Tả cây phượng (bài số 1)
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng được miêu tả
Thời học sinh qua đi, mỗi người đều mang trong tim những bóng hình để thương để nhớ. Là người bạn cùng bàn, là dáng thầy vững chãi, là dáng cô mềm mại, là dãy bàng phủ bóng mát, và cũng là hàng phượng vĩ nở hoa rực sắc sân trường. Cây phượng đã vẽ nên cả một bầu trời chói lọi màu hoa đỏ cho những tháng ngày đến trường của tôi và bạn bè tôi.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu khái quát về cây phượng
– Nằm ở góc sân trường, chiếm một trong những phần không gian khá rộng trên sân.
– Xung quanh gốc cây là bồn cây hình tròn, cao tầm bằng một chiếc ghế đỏ cỡ trung bình.
– Là địa điểm hâm mộ cho tôi cũng như nhiều bạn học sinh khác vào giờ ra chơi của những tiết đổi giờ mùa hạ, nào là nhảy dây, đá cầu, cầu lông, hay chỉ là ngồi gốc cây để ngắm nhìn sắc xanh thiên thanh của trời hòa với màu đỏ rực của những chùm hoa.
b. Miêu tả thân và rễ cây
– Cây cao khoảng năm mét.
– Thân rộng khoảng ba mét.
– Bao bên ngoài thân là lớp vỏ cây sần sùi, nhưng bên trong chính là mạch nhựa sống vẫn hừng hực ngầm chảy đưa nước và muối khoáng đến từng ngọn lá nhành hoa.
– Nuôi cây lớn, cho thân cây vững chãi chính là nhờ bộ rễ chùm ăn sâu xuống đất, bám vào lòng đất mẹ để lấy những gì tinh túy cho lá cho hoa. Có những chiếc rễ lâu năm, nổi cả lên mặt đất thành những vết lồi lõm rõ ràng như muốn phá thủng lớp đất mà chồi lên.
c. Miêu tả cành, lá, hoa và quả phượng
– Cành phượng đâm trổ từ thân chính ra xung quanh như những chiếc tay vươn ra để vẫy gọi với nắng với gió
– Cành khoác lên mình chiếc áo màu xanh tươi mát, ấy là màu của lá cây. Lá phượng không phải lá bản to như bàng mà là loại lá lông chim, từ nhánh chính có những nhánh nhỏ hơn mọc ra, và trên những nhánh phụ ấy là từng chiếc lá nhỏ tí mọc so le nhau. Lá phượng nhìn như đuôi con chim phượng hoàng, cái tên “phượng vĩ” cũng từ đó mà ra.
– Hoa phượng là loài hoa đặc biệt, không lẫn với bất kì loài hoa nào. Hoa phượng chỉ gồm năm cánh mỏng như cánh bướm, ôm lấy phần nhụy ở bên trong. Trong năm cánh sắc thắm ấy sẽ có một cánh pha trộn thêm những vệt trắng, tưởng như lạc loài nhưng thực ra lại thật hài hòa, tạo cho bông phượng điểm nhấn ấn tượng.
– Khi tiếng ve kêu ra rả cũng lá lúc hoa nở nhiều nhất và rực rỡ nhất. Cây phượng già lại bừng lên sức trẻ, khơi dậy trong lòng lũ học sinh chúng tôi những niềm vui đón đất trời vào mùa nắng.
– Hoa phượng được thân yêu gọi bằng cái tên “hoa học trò”, là biểu tượng cho quãng thời gian đi học, hiện hữu trong giấc mơ về thời áo trắng, là những cánh phượng khô phẳng phiu trong trang giấy học trò.
– Hết mùa hoa, phượng lại cho quả. Quả phượng khi non thì xanh, khi già thì mang sắc nâu đậm, đung đưa như những trái bồ kết khổng lồ.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận về đối tượng được miêu tả
Cây phượng vĩ không chỉ cho bóng mát mà còn cho tôi nhiều kỉ niệm, cho tôi những hồi ức đẹp để nhớ về tháng ngày áo trắng tinh khôi. Những chùm hoa phượng đỏ rực trên nền trời xanh, những cánh phượng li ti bay như cơn mưa thanh mát mỗi luồng gió thổi, đó là những sắc màu rực rỡ của tuổi thanh xuân.
Dàn ý bài văn: Tả cây bàng (bài số 2)
1. Mở bài:
– Giới thiệu về cây bàng.
– Cây bàng ai trồng? (anh chị hoặc thầy cô trồng kỉ niệm…).
– Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi? (Cây bàng vị trí nằm giữa sân trường. Cây đã được 10 năm).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
– Bàng cây thân gỗ trồng nhiều ở vùng nhiệt đới.
– Dáng cây to, cao 5-7 mét.
– Tán cây rộng, có nhiều nhánh nằm ngang và lá lớn.
– Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh.
– Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường.
b. Tả chi tiết:
– Thân cây to, cao có màu nâu, thô ráp.
– Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng.
– Lá bàng lớn khoảng bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt và bóng hơn.
– Lá bàng non có màu xanh nhạt, mọc theo từng chùm.
– Hoa bàng nở vào mùa hè, nhỏ và có màu trắng.
– Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ.
– Gốc bàng là nơi vui chơi, trú ẩn tránh khỏi nắng mưa.
– Cây bàng phủ bóng mát che chở cây cối và muôn loài.
c. Tả cây bàng qua từng mùa:
– Mùa xuân:
+ Cây bàng xuất hiện nhiều chồi non mơn mởn.
+ Cuối xuân lá bàng xanh phủ kín cây bàng.
– Mùa hạ:
+ Cây bàng rất nhiều lá, lá bàng ngả sang màu xanh đậm.
+ Những lá bàng che chở, làm bóng mát.
+ Mùa của những chú chim đua nhau làm tổ.
– Mùa thu:
+ Lá cây bàng ngả màu sang nâu, vàng…
+ Quả bàng bắt đầu chín vàng, thỉnh thoảng còn rơi xuống đất.
– Mùa đông:
+ Thân cây sần sùi, khô ráp, co lại như chống chọi với gió và rét.
+ Cành cây lẻ loi trơ trọi với thời tiết.
+ Lá rụng gần hết, cành cây khẳng khiu. Lác đác còn vài lá bàng khô.
3. Kết bài:
– Cảm nghĩ của em về cây bàng.
(Ví dụ như gắn bó thân thiết, người bạn trong những nghỉ trưa, che chở bóng mát cho học sinh).
Dàn ý bài văn: Tả cây bằng lăng (bài số 2)
1. Mở bài:
– Dẫn dắt, giới thiệu loài cây mà em yêu mếm (cây bằng lăng)
– Nhắc đến mùa hè, không ai là không nhắc đến tiếng ve rả rích trong vòm lá xanh, sắc đỏ tươi như mâm xôi gấc của phượng nơi sân trường, gắn bó với những kỉ niệm học trò. Nhưng thật thiếu sót biết bao nếu không nhắc đến bằng lăng với sắc hoa tím biếc thủy chung của nó.
2. Thân bài:
a. Miêu tả đặc điểm của cây
– Rễ cây không to lắm, bám sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt.
– Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Thân cây không to, một vòng tay người ôm cũng xuể.
– Từ thân tỏa ra nhiều nhánh to và từ những nhánh to lại phát triển nhiều nhánh nhỏ, có nhánh chỉ bằng ngón tay người.
– Những chiếc nhánh vươn mình ra tứ phía để đón ánh nắng mặt tròi, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ.
– Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp, rất nhẵn
– Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn.
– Mùa đông, cây khẳng khiu trụi lá. Nhưng khi mùa xuân sang, những chồi non lộc biếc mọc ra xanh mơn mởn. Đến khi hè về, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn.
– Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc, màu tím thủy chung như tình nghĩa của cây.
– Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm.
– Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng.
– Người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.
– Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng.
– Hoa bằng lăng thường nở từng chùm, kết thành nhiều bó trên cành như tô một nét vẽ vào bức tranh thiên về màu vàng, màu đỏ rực rỡ.
– Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa.
– Hoa bằng lăng tàn rất nhanh. Khi hoa tàn hết thì cây bắt đầu ra quả. Quả có nhiều múi, trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti.
b. Ý nghĩa của cây
– Hoa bằng lăng mang màu tím có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách, vì vậy những cô cậu học trò cuối cấp thường yêu biết bao sắc tím biếc ấy.
– Học trò thường rủ nhau lấy cánh hoa ép vào trang vở như cánh bướm để lưu giữ kỉ niệm học trò.
– Giờ ra chơi, học sinh lại ngồi dưới gốc bằng lăng, trò chuyện đọc sách, để bằng lăng giương cao tán lá, che mát cho sân trường.
3. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích
– Đã ai đi xa mà không thấy nhớ, thấy yêu sắc tím biếc bằng lăng. Dù chóng đến, chóng tàn nhưng bằng lăng vẫn là loài cây gợi nhiều kỉ niệm mơn man về tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch.
Dàn ý bài văn: Tả cây hoa sữa
1. Mở bài:
– Cây hoa sữa trước cửa nhà em là do ông nội trồng. Năm nay cây đã cao lớn lắm rồi nhưng ông em không còn nữa. Cứ mỗi lần nhìn ngắm cây em lại càng thấy yêu thương và nhớ ông nhiều hơn.
2. Thân bài:
* Tả cây hoa sữa
– Lúc ông mới trồng trước cửa, cây hoa sữa chỉ cao ngang người em nhưng nay đã tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân,
– Thân cây cao lớn mấy chục mét, cành và tán lá lòa xòa ra tứ phía.
– Ở bên dưới, khi có nhiều cành mọc ra, bố em đỗ chặt bớt những cành thấp đi để cây nhanh cao và vươn lên nhiều cành hơn.
– Thân cây to và thẳng, màu nâu sẫm. Lớp vỏ hơi xù xì nhưng rất tươi.
– Lá hoa sữa to và dài như lá xoài nhưng có màu xanh nhạt hơn. Mặt trên lá xanh bóng, một dưới thô ráp hơn và có những đường xương cá chạy ngang dọc.
– Hoa sữa nở rộ vào mùa thu. Từng đóa hoa màu trắng ngà nhỏ li ti mọc ra từ các kẽ lá kết lại với nhau thành từng chùm một đung đưa trong nắng thu vàng óng,
– Khi hoa tàn cũng là lúc cây bắt đầu kết trái. Quả của hoa sữa dài như quả đỗ đũa, cũng kết thành từng chùm đung đưa trong gió.
* Tác dụng của cây hoa sữa
– Cây hoa sữa trước của nhà làm cho quanh cảnh nhà em thêm thoáng mát và đẹp hơn.
– Gốc cây là nơi chị em em chơi đùa sau mỗi buổi học. Cứ đứng dưới gốc cây mà hít hà hương hoa thì cảm thấy thật dễ chịu nhưng nếu hít ngửi nhiều là dễ bị ngẹt mũi vì hương hoa quá nồng nàn.
3. Kết bài:
– Em ngưỡng mộ cây hoa sữa của nhà mình vô cùng. Nó gợi nhắc cho em nhớ đến người ông nội vô cùng kính yêu.
– Em sẽ thay ông chăm sóc cho nó thật tốt để nó tồn tại mãi với thời gian.
Có thể bạn thích: