Con trâu từ thuở xa xưa đã vô cùng quen thuộc với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương và làng cảnh Việt Nam. Những chú trâu có khi xuất hiện với hình ảnh cần mẫn, chăm chỉ bên thửa ruộng cày, chia sẻ nỗi khó khăn vất vả với người nông dân, cũng có khi xuất hiện thung thăng gặm cỏ trong bức tranh nên thơ với tiếng sáo của trẻ mục đồng dưới ánh hoàng hôn. Dù là ở hình ảnh nào thì con trâu cũng cho người ta cảm giác thân thiết, toát lên một đức tính cần lao, chịu thương chịu khó. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ta sẽ bắt gặp đề bài thuyết minh về con trâu khi bắt đầu làm quen với dạng đề thuyết minh. Đây là một đề bài không khó nhưng cũng không phải dễ viết. Để làm tốt bài tập này, chúng ta phải biết cách lập dàn ý chi tiết. Mời các bạn tham khảo một số dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam hay nhất mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 6
Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
- Trâu con vật quen thuộc gần gũi với nhà nông. Có người sẽ rất xa lạ vì chưa được thấy tận mắt một con trâu như thế nào nhưng đối với tôi hình ảnh con trâu đã đi vào tuổi thơ, vào những ký ức đẹp về miền quê mang trên mình màu của lúa vàng, màu của những mạ non vừa được cấy .
- Trong suốt một miền ký ức yên bình và đẹp đẽ đó không ngày nào, không khi nào là bản thân tôi không thấy hình ảnh của những chú trâu đồng, lúc thì trên đồng ruộng, lúc ở những đồi cỏ xanh rì hay có lúc lại là những ao hồ đầm lầy mà các chú đắm mình..
Thân bài: Trình bày đặc điểm tính chất, nguồn gốc,… của đối tượng thuyết minh.
Nguồn gốc
- Là từ trâu rừng thuần hóa, có lẽ như những con vật có vẻ thân thuộc ở nước ta đều từ thuần hóa mà có được, từ thuần hóa mà thân thiện mà gần gũi và tạo nên nét đặc trưng của vùng miền đất nước.
- Có hay chăng trâu được con người thuần hóa để giúp sức trong việc gì đó. Và thật vậy trâu được thuần hóa cùng với sự ra đời của nền nông nghiệp lúa nước giúp cho con người kéo cày, dùng sức trâu thay sức người.
Hình dáng:
- Trâu là loại động vật thuộc lớp thú
- Trâu mang trên mình là lớp da màu nâu hoặc màu đen với lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu dày và căng bóng mỡ sau lớp lông tơ như tạo ra chiếc áo choàng đặc biệt cho riêng mình.
- Ngoài thân hình to lớn ra thì trâu còn có một chiếc đuôi dài, lúc nào cũng phe phẩy như để đuổi một thứ gì đó
Trâu có hai tai khá là thính để nghe ngóng những tiếng động xung quanh mình - Ngoài ra trên đầu trâu còn có 2 chiếc sừng tựa như là đặc điểm riêng để nhận diên vẻ hiền lành, hung dữ của chính bản thân. Và chắc rằng đây cũng là đặc điểm để chúng ta dễ phân biệt chúng với động vật cùng loài
- Cặp sừng của trâu dài và có hình lưỡi liềm, uốn cong vào trong. Cặp sừng nhìn rất uy phong và tựa như là một dáng tự vệ cũng như là vũ khí tấn công kẻ thù
- Đặc biệt Trâu không có hàm răng trên mà điển hình vì sao trâu lại không có hàm răng trên đã được đưa vào câu chuyện dân gian của Việt Nam. Không biết các bạn có biết không nhỉ?
- Trâu một năm chỉ đẻ một đến hai lứa và mỗi lứa chỉ một con. Trâu con còn được gọi là ghé.
Vai trò, ích lợi
- Con trâu mang lại cho người dân ta rất nhiều lợi ích. Ví dụ: Có thể làm sức kéo vì ngày xưa khi nông, công nghiệp chưa phát triển con người phải dùng chính sức mình kéo cày nhưng từ khi thuần hóa trâu, đưa trâu vào nghành nông nghiệp Việt Nam thì trâu luôn là người bạn đồng hành của người dân cùng dãi nắng dầm mưa, cùng người nông dân trên ruộng đồng trong những cái nắng nóng bức, người nông dân dù dãi dầu ra sao thì trâu vẫn luôn miệt mài, cần cù, nhẫn nại.. .
- ở vùng quê trâu còn được xem như là gia sản người dân, khi ở quê nhà nào cũng cố gắng mua trâu không thể thiếu trong cuộc sống của dân vùng quê. Chỉ mỗi việc nhà nào cũng muốn có, nhà nào cũng cần có thì tôi cũng biết được tầm quan trọng của trâu như thế nào.
- Ngoài lợi ích công việc giúp đỡ ra thì cho đến nay ta cũng biết đến rất nhiều những món ăn, đồ trang trí, trang sức hay vật dụng có nguồn gốc từ trâu
- Không chỉ có vậy trâu còn là nguồn cảm hứng thơ văn, hội họa. Những câu chuyện về trâu, những câu ca dao tục ngữ hay những bức tranh về trâu cũng không quá đỗi xa lạ với tất cả chúng ta. Ví như hình ảnh cậu bé thổi sáo chăn trâu hay câu ca dao như : “Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”,…
Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh
- Đối với bản thân tôi trâu là hình ảnh thân thiết và quen thuộc và chắc hẳn rằng trâu càng thân thuộc hơn với tất cả trẻ em nông thôn Việt Nam.
- Trâu là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ nhà nông.
Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 5
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về con trâu (loài vật thân quen trên đồng ruộng, bạn của nhà nông, gắn bó với cơ nghiệp của người nông dân qua nhiều thế hệ,…).
II. THÂN BÀI
Giới thiệu nguồn gốc:
Trâu ở nước ta thuộc nhóm trâu đầm lầy, xuất xứ từ trâu rừng được thuần hóa. Việc thuần hóa trâu rừng để dùng trong nông nghiệp đã được người Việt cổ thực hiện từ cách đây khoảng hơn 4000 năm.
Đặc điểm:
- Động vật lớp thú.
- Động vật nhai lại, có dạ dày 4 túi.
- Thức ăn chủ yếu: các loại có xanh, rơm rạ,…
- Ngoại hình: có 2 sừng dài nhọn, dáng sừng hình lưỡi liềm, thân hình to khỏe, da lông thường có màu xám hoặc đen, đầu to và ngắn,…
- Khả năng sinh sản: kém, thông thường là 2 lứa/3 năm, mỗi lứa chỉ 1 con.
Tác dụng:
- Cung cấp sức kéo dùng trong cày ruộng, kéo xe.
- Cung cấp thịt dùng trong ẩm thực.
- Da và sừng được dùng trong thủ công mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm thuộc da.
Ý nghĩa của con trâu trong đời sống người dân Việt Nam:
- Là người bạn trung thành, thân thiết của nhà nông.
- Là một trong những biểu tượng của nền nông nghiệp Việt Nam.
- Làm nên những nét đặc sắc cho văn hóa nước nhà (các phong tục, lễ hội,…).
- Khơi gợi nguồn cảm hứng vô tận cho văn học, thơ ca quê hương.
III. KẾT BÀI
Tổng kết cảm nghĩ và nhận định cá nhân về con trâu ( loài vật có ích, thân thuộc, đóng vai trò quan trọng…). Đưa ra lời khuyên, lời kêu gọi, quyết tâm bảo vệ, gìn giữ loài vật này.
Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 4
I. Mở bài
– Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày.
– Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay.
II. Thân bài
* Ngoại hình:
Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém.
* Các bộ phận:
Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối.
– Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều.
– Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn.
– Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước.
– Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.
– Da trâu mỏng và bóng láng.
– Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da.
* Khả năng làm việc:
– Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc.
* Đặc tính, cách nuôi dưỡng:
– Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành.
– Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con).
– Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn.
– Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống.
– Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần, mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày.
– Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo …
III. Kết bài
Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế.
Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 7
1. Mở bài
– Hình ảnh con trâu gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam.
– Con trâu là người bạn thân thiết của người nông dân.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
– Con trâu ở Việt Nam có nguồn gốc trâu rừng được thuần hóa.
– Là động vật thuộc lớp thú.
b) Đặc diểm của con trâu
– Trâu có thân hình vạm vỡ, bụng to.
– Con to nặng 700kg -> 800kg.
– Trâu thường có lông màu đen hoặc màu xám.
– Mặt thuôn nhỏ về phía mõm.
– Mõm đen có hai lỗ mũi. Người ta thường xâu dây thừng qua hai lỗ mũi này để điều khiển trâu.
– Mắt hơi xếch.
– Sừng trâu cong cong như hình vành trăng khuyết.
– Đuôi trâu dài, có một túm lông ở phía dưới.
– Bốn chân cao. Chỗ giáp đất có bộ móng màu đen.
– Mỗi năm, trâu đẻ một đến hai lứa. Mỗi lứa một con.
c) Lợi ích của con trâu
– Trâu cho sức kéo. Khi chưa có máy cày thì con trâu, bò là nguồn cung cấp sức kéo cho người nông dân.
– Trâu dùng để kéo xe.
– Cung cấp thịt cho ta.
– Cung cấp da để làm trống…
– Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ.
– Trâu là nguồn đề tài của thơ ca. Ca dao có rất nhiều bài viết về con trâu:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta…
– Trâu có mặt trong lễ hội: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
– Trâu vàng được chọn làm biểu tượng của Seagames 22 Đông Nam Á, tổ chức tại Việt Nam.
3. Kết bài
– Con trâu gắn bó với người nông dân từ bao đời.
– Khi việc ruộng đồng đã có máy móc làm sức kéo thì con trâu vẫn mãi mãi tồn tại trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam.
Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 8
I. Mở bài: Giới thiệu chủ đề cần thuyết minh: con trâu làng quê.
Con trâu là loài vật gắn bó với người nông dân trên mọi nẻo đường, hình ảnh những con trâu chăm chỉ đi cày cùng với người nông dân trở thành biểu tượng của nền văn minh lúa nước lâu đời.
II. Thân bài
Thông tin nguồn gốc, đặc điểm
– Trâu nước ta là loài động vật có nguồn gốc từ trâu rừng đã được thuần hóa.
– Trâu cân nặng từ 200 đến 800 kg, thân hình to lớn, đầu bé, sừng dài. Lưng thẳng, ngực nở, đuôi dài. Phần lớn trâu có lông da màu đen xám.
– Trâu là loài động vật sinh con, mỗi năm 1 lứa.
Đặc tính của con trâu
– Loài trâu khỏe mạnh, sức chịu đựng cao, chăm chỉ cần cù.
– Ít bệnh, khả năng chống lại bệnh tật cao.
– Trâu rất hiền lành, phù hợp với khai hậu nóng ẩm.
– Trâu ăn ít, không tốn nhiều thời gian chăm sóc.
Ích lợi của con trâu
*Về vật chất
– Con trâu là tài sản quý giá: “con trâu là đầu cơ nghiệp”
– Làm sức kéo cho người nông dân tạo ra lúa gạo.
– Nguồn lợi từ thịt, da, sừng dùng làm đồ mỹ nghệ.
*Về tinh thần
– Con trâu gắn bó, hữu ích với người nông dân như là người bạn thật sự.
– Con trâu đi vào thơ ca, văn chương.
– Một số nơi còn tổ chức lễ hội chọi trâu như tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
III. Kết bài: Cảm nghĩ về con trâu trong cuộc sống hiện đại
– Mặc dù cuộc sống hiện đại có nhiều máy móc hỗ trợ phục vụ sản xuất những con trâu vẫn có nhiều giá trị với người nông dân.
– Trâu là biểu tượng cho sự cần cù chăm chỉ trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân.
Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 3
I. Mở bài:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Đây là những câu ca rất hay viết về loài trâu, một loài vật nuôi rất quen thuộc của người dân Việt Nam. Con trâu đối với người nông dân Việt Nam rất quan trọng. Nó gắn với rất nhiều hoạt động của con người như kéo cày, bừa, gắn với tuổi thơ, với lễ hội. Vậy con trâu có đặc điểm như thế nào, nguồn gốc của nó ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
II. Thân bài:
* Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu.
+ Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng được thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
+ Lông trâu có màu xám hoặc xám đen, cặp sừng hình lưỡi liềm.
+ Trâu có cân nặng trung bình từ: 350- 450 kg.
* Con trâu với công việc nhà nông
+ Nhà nông nuôi trâu để lấy sức kéo. Mỗi con trâu có sức kéo trung bình từ 0.36- 0.40 mã lực (70-075 kg dưới ruộng)
+ Trâu kéo cày, bừa, kéo than đá, gỗ giúp người nông dân.
+ Thức ăn của trâu chủ yếu là rơm và cỏ.
+ Trong kháng chiến chống Pháp, trâu giúp bộ đội ta kéo pháo vào trận địa…
* Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn Việt Nam
+ Được chăn trâu trên những cánh đồng quê, những con đường làng.
+ Được đua diều thổi sáo, đọc sách, đánh trận giả khi chăn trâu.
+ Nghĩ ra những trò chơi liên quan đến trâu…
Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trường.
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ,
Ai bảo chăn trâu là khổ.
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
* Con trâu với những lễ hội.
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mồng chín tháng tám trọi trâu thì về.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Lễ hội thể thao Đông nam á được tổ chức tại Việt Nam đã lấy con trâu làm biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết.
III. Kết bài: Ý nghĩa, tương lai của loài trâu ở nước ta
Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu số 2
I – Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
II – Thân bài:
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: Thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
+…
III – Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Có thể bạn thích: