Truyện “Cây bút thần” là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người thông qua việc sử dụng chi tiết tưởng tượng, thần kỳ đặc sắc. Mời các bạn tham khảo 1 số bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” số 9
Trong chương trình Ngữ Văn 6 chúng ta đã tiếp cận với rất nhiều truyện cổ tích hay và đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam như: Thạch Sanh, Sọ Dừa, … Bên cạnh đó, truyện cổ tích nước ngoài cũng có nội dung hấp dẫn không kém như truyện Cây bút thần. Truyện kể về một nhân vật thông minh, tài giỏi, có tấm lòng lương thiện đã mang tài năng của mình đi giúp đỡ mọi người, trừng phạt kẻ ác.
Nhân vật chính của tác phẩm là cậu bé tên Mã Lương – nhân vật có tài năng kì lạ, đây cũng là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Mã Lương là một cậu bé mồ côi, lấy việc chặt củi, cắt cỏ, … để nuôi sống bản thân. Em có niềm đam mê với bộ môn mĩ thuật, dù không có dụng cụ để vẽ nhưng hàng ngày em vẫn hăng say luyện tập, em vẽ ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, không ngừng trau dồi bản thân. Trước tấm lòng, niềm đam mê của em, thần đã ban tặng cho em một cây bút thần. Cây bút thần chỉ được trao cho Mã Lương mà không phải một ai khác bởi nó là phần thưởng xứng đáng cho cậu bé có niềm đam mê, luôn nhiệt huyết, cần cù và hết lòng vì niềm đam mê ấy.
Có cây bút thần trong tay Mã Lương đã dùng nó để giúp đỡ những người xung quanh. Em quả là một cậu bé có tâm hồn trong sáng và tấm lòng lương thiện. Mã Lương vẽ cho bà con cày, cuốc, đèn,… có một điều kì lạ đó là em không vẽ cho mọi người lương thực thực phẩm, vàng bạc mà chỉ vẽ những công cụ để tạo ra những điều đó. Bởi em hiểu rằng chỉ có chăm chỉ lao động thì thành quả đạt được mới lâu bền, con người mới biết trân trọng những thành quả đó. Chỉ với một chi tiết nhỏ nhưng ta lại càng hiểu rõ hơn sự thông minh, biết nhìn xa trông rộng, tấm lòng nhân hậu của em.
Những tưởng rằng em sẽ có cuộc sống hạnh phúc, thanh bình bên cạnh cây bút thần, nhưng chính vì có cây bút thần mà biết bao sóng gió đã ập đến với em. Đầu tiên đó là tên địa chủ, khi biết em có cây bút thần hắn đã bắt em về, bắt em vẽ theo ý hắn, nhưng là một người khẳng khái, không sợ quyền uy em đã nhất quyết không làm theo nên bị hắn giam lại. Có cây bút thần và bằng trí thông minh của mình em đã vượt khỏi nơi giam giữ không chỉ vậy còn trừng trị được tên địa chủ tham lam, xấu xa. Thử thách vẫn chưa hết với em, trong lần thử thách này em phải đối đầu với một thế lực mạnh hơn, xấu xa và xảo quyệt hơn chính là tên vua tham lam, độc ác.
Trước những yêu cầu của hắn, em không những không nghe theo mà còn làm trái ngược hoàn toàn: vua yêu cầu vẽ rồng em vẽ cóc ghẻ, vua yêu cầu vẽ phượng hoàng em vẽ con gà trụi lông. Trước thế lực quyền uy như vậy em cũng không hề tỏ ra nao núng, run sợ. Nhưng chỉ có dũng cảm không thôi liệu đã đủ để em tiêu diệt tên vua xấu xa? Đến lúc này tài trí, sự thông minh của em mới thực sự được phát huy tác dụng. Nhà vua dụ dỗ hứa sẽ gả công chúa và cho em nhiều bạc vàng, Mã Lương đã vờ đồng ý. Và khi nhà vua yêu cầu Mã Lương vẽ biển, em đã vẻ biển mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, rồi em vẽ thuyền, vẽ cá theo yêu cầu của hắn. Điều này khiến tên vua hung ác vô cùng thích thú vì nghĩ rằng Mã Lương đã bị mình thu phục. Nhưng ngay khi hắn ra yêu cầu em vẽ sóng và gió em đã đậm tô nét vẽ, khiến cả tàu và người đều bị nhấm chìm xuống biển sâu. Mã Lương thật thông minh, nhanh trí, em hoàn toàn chủ động tiêu diệt tên vua hung ác đem lại sự bình yên cho dân nghèo.
Mã Lương đã tiêu diệt được những thế lực xấu xa nhất trong xã hội là vua và địa chủ. Việc em tiêu diệt những thế lực này cũng ngầm thể hiện những quan điểm của nhân dân ta về công lí công bằng xã hội. Đồng thời các tác giả dân gian cũng khẳng định rằng tài năng chỉ thực sự có giá trị khi dùng để tiêu diệt cái xấu, cái ác thực hiện công bằng; nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì nhân dân và phục vụ nhân dân.
Nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc, Mã Lương được đặt vào các cuộc phiêu lưu với trình tự hợp lý. Các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, điển hình như chi tiết giọt mực rơi vào bức tranh con cò, nó là nút thắt, giúp đẩy câu chuyện lên cao trào. Ngoài ra nghệ thuật tăng tiến cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
Cây bút thần là một truyện cổ tích đắc sắc, với cốt truyện hấp dẫn, tình tiết sắp đặt khéo léo theo chiều tăng tiến. Qua tác phẩm đặc biệt là qua nhân vật Mã Lương, truyện đã thể hiện những quan niệm của nhân dân về công lí, công bằng trong xã hội, về mục đích và nhiệm vụ của nghệ thuật đối với đời sống con người, đồng thời còn thể hiện mơ ước của nhân dân về khả năng kì diệu của con người.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” số 10
Cây bút thần mà Mã Lương được ông tiên trong giấc mộng ban cho chỉ là một chi tiết thần kì huyền thoại. Nhưng nhờ nó mà người kể đã khắc họa được nhiều nét đặc sắc trong tính cách chú bé Mã Lương. Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ đồ dùng, công cụ làm ăn cho nhiều người nghèo. Có cây bút thần, Mã Lương đã chủ động đối phó, trừng trị tên địa chủ và ông vua tham ác.
Nhưng với em, em thích nhất lòng say mê học tập của Mã Lương. Lấy que vạch xuống đất, nhúng ngón tay vào nước vẽ lên đá… Mã Lương đã vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn của mình, tự tạo lấy phương tiện học tập riêng. Ngẫm về bản thân, em cũng thấy rõ điều ấy. Khi thiếu một niềm say mê tự nguyện, thiếu một động cơ bên trong mạnh mẽ thôi thúc, thì từ làm một bài toán đến sửa một đồ dùng trong nhà, ta cũng sẽ cảm thấy chầy chật, không đủ sức kiên trì theo đuổi đến cùng, không có cảm hứng sáng tạo.
Chú bé Mã Lương này còn một nét tính cách khác mà em thấy đáng yêu: thái độ ứng xử có phân biệt tùy đối tượng. Với người nghèo lương thiện, Mã Lương vẽ cho có cày có cuốc, có thức ăn, vật dùng. Nhưng với tên địa chủ gian ác, Mã Lương vẽ cho mũi tên hạ thủ; với ông vua tham lam, Mã Lương vẽ cho sóng gió chìm tàu. Mã Lương đã biết “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.
Mã Lương cho em bài học sáng giá: bền chí say mê cần cù sẽ đạt được khát vọng. Rõ ràng nếu như Mã Lương không dày công tự luyện, thì có bút thần cũng chẳng vẽ nổi cái gì. Nếu ta cứ tháng này lao vào tin học, tháng sau lại bỏ để đi học một lớp tiếng Anh, tháng sau nữa lại nhảy sang học đàn chẳng hạn, thì rút cuộc chẳng có gì nên cơm cháo cả. Chẳng thế mà ông cha ta đã khuyên:
Hãy cho bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
Mã Lương là một biểu tượng về sự thành công của tài năng qua kiên trì, say mê tập luvện. Cái cốt hiện thực của truyện chính là khuyên con người nhiệt tình lao động và biết quan tâm đến đồng loại.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” số 3
Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
Mã Lương – tên cậu bé đó – thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài năng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đây là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc…, cậu chỉ vẽ cho họ cày, cuốc, đèn, thuổng… Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tâm hồn bạn đọc.
Mã Lương tưởng như có thể sống bình yên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công bằng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Trong cuộc đấu tranh chống cái ác, tác giả dân gian đã đặt Mã Lương vào những tình huống thử thách từ thấp đến cao, càng ngày càng khó khăn phức tạp. Và kì lạ thay, trong những tình huống cam go nhất, phẩm chất của Mã Lương được khẳng định: Từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của tên vua (vua bảo vẽ rồng, cậu vẽ cóc ghẻ; vua bảo vẽ phượng, cậu vẽ gà trụi lông…); từ chỗ trừng trị tên địa chủ để thoát thân (hắn đuổi theo Mã Lương để bắt giết cậu, cướp bút thần), đến chỗ chủ động diệt kẻ ác để trừ hoạ cho mọi người (vẽ sóng biển để nhấn chìm vua và triều thần độc ác.
Cuộc đấu tranh giữa Mã Lương với cái ác là cuộc đấu tranh không cân sức: Mã Lương 1-1 độc một mình, còn kẻ ác có trong tay lực lượng hùng mạnh, lại có quyền thế. Vì thế, muốn tiêu diệt chúng, chỉ có lòng khẳng khái, dũng cảm với cây bút thần không thôi thì chưa đủ, cần phải có thêm sự mưu trí và thông minh. Phẩm chất này của Mã Lương bộc lộ rất rõ trong cuộc đọ sức giữa cậu với tên vua độc ác. Khi tên vua thả Mã Lương ra, hứa ban thưởng vàng bạc và gả công chúa cho. Mã Lương đã vờ đồng ý. Điều này khiến tên vua và bọn triều thần chủ quan mất hết cảnh giác.
Khi tên vua bảo Mã Lương vẽ biển, cậu đã vẽ một cái biển thật đẹp rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương soi, rồi bao nhiêu là cá, đủ các màu sắc uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Điều này khiến tên vua vô cùng thích thú. Rồi Mã Lương lại cho đàn cá bơi xa dần, xa dần, để nhử tên vua ra giữa biển khơi. Khi vua đòi thuyền, Mã Lương vẽ một cái thuyền lớn để có thể chở hết cả bọn hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, các quan đại thần gian tham.Cuối cùng, cậu dùng gió to, sóng lớn để chôn vùi chúng giữa biển khơi.
Tác giả dân gian đã có dụng ý đặc biệt khi kể lại rất tỉ mỉ việc Mã Lương dùng mưu kế để tiêu diệt tên vua cùng triều thần tham lam, độc ác. Việc Mã Lương thẳng tay trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, hung ác thế hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục Vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.Sự kì diệu của cây bút thần khiến ta liên tưởng đến sự kĩ diệu của cây bút của hoạ sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng (tác phẩm của nhà văn Mĩ Ơ Hen-ri) đã tạo ra kiệt tác bất hủ, cứu sống được một con người đã ở ngưỡng cửa của tử thần.
Cây bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với hàng loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.
Truyện cổ tích Cây bút thần là mơ ước về niềm tin của con người, về chính con người. Đó là mơ ước và niềm tin về sức mạnh kì diệu của con người. Ước mơ và niềm tin ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và vươn lên.Năm tháng qua đi, con người không cần nhờ tới cây bút thần để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng giấc mơ đẹp ấy thì vẫn còn mãi đến muôn đời.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” số 2
Cây bút thần là một thiên cổ tích nổi tiếng của Trung Quốc. Nhân vật Mã Lương gần giống với Thạch Sanh, Sọ Dừa … trong truyện cổ tích nước ta, là những nhân vật bất hạnh nhưng lại có tài năng kì lạ. Trong tay Mã Lương, cây bút thần đã tạo ra bao điều kì diệu: giúp đỡ người nghèo khó, trừng trị kẻ tham lam, độc ác. Truyện Cây bút thần thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội và ước mơ về khả năng kì diệu của con người; đồng thời nhấn mạnh mục đích của nghệ sĩ là đem tài năng sáng tạo nghệ thuật để phục vụ nhân dân và làm đẹp cuộc đời. Sức hấp dẫn lạ lùng của truyện không chỉ ở nội dung, ý nghĩa, mà còn ở rất nhiều chi tiết thần kì.
Mã Lương là một chú bé nghèo khổ, mồ côi cha mẹ. Chú rất thông minh và thích học vẽ. Ngày ngày, Mã Lương phải lên rừng chặt củi hay cắt cỏ đem bán lấy tiền mua gạo. Không có tiền mua bút, chú vẽ bằng que trên mặt đất, nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đã, lấy than vẽ hình các đồ vật lên bốn bức tường … Khó khăn, gian khổ không thể ngăn nổi ý chí và niềm say mê của Mã Lương.
Do dốc lòng học vẽ và luyện tập như vậy nên Mã Lương tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, vẽ cá giống như thật. Người xem tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng em vẫn chưa có cây bút vẽ. Em chỉ mong sao có được một chiếc. Mong muốn ấy ám ảnh Mã Lương cả trong giấc ngủ. Cảm động trước mong ước chân thành và cháy bỏng của chú bé nghèo, Tiên ông đã ban cho chú một cây bút và dặn: – Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều trong cuộc sống.
Việc Tiên ông cho Mã Lương cây bút thần bằng vàng sáng lấp lánh thể hiện khát vọng của người xưa: ở hiền sẽ gặp lành, sống tử tế nhân đức sẽ được Trời, Phật giúp đỡ. Mơ ước bao ngày đã thành hiện thực. Mã Lương sung sướng lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt em. Mã Lương thích thú vô cùng.
Mã Lương vẽ giỏi là do có sự say mê, cần cù, chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có kết hợp với việc được Tiên ông ban cho cây bút thần bằng vàng để vẽ gì được nấy. Nhớ lời Tiên ông dặn, Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng. Nhà nào không có quốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng … Như vậy, đối tượng mà Mã Lương nghĩ đến đầu tiên chính là những người nghèo khổ. Chú bé đã dùng cây bút thần để giúp đỡ họ một cách thiết thực nhất.
Mã Lương không vẽ trước thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu mà vẽ cái cày, cái cuốc, cái đèn, cái thùng … Điều này có ý nghĩa rất lớn. Mã Lương không vẽ của cải vật chất có sẵn mà vẽ các phương tiện cần thiết để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa … vì chú bé cho rằng muốn hưởng thụ, con người phải tự làm ra của cải.
Mã Lương không chỉ có tài mà còn có đức, tuy còn nhỏ nhưng tính tình khảng khái, rất ghét bọn nhà giàu tham lam. Chuyện cây bút thần của chú lọt đến tai một tên địa chủ. Hắn dùng đủ mọi cách ép buộc Mã Lương vẽ theo ý hắn nhưng chú bé dứt khoát không vẽ bất cứ một thứ gì, mặc chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt. Thêm một đức tính nữa của Mã Lương khiến cho mọi người càng yêu mến chú: không nao núng, run sợ trước kẻ xấu, kẻ ác; không lay chuyển trước những lời cám dỗ đường mật giả dối. Cây bút thần của Mã Lương không bao giờ phục vụ kẻ thống trị. Thái độ kiên quyết của Mã Lương chính là thái độ của những nghệ sĩ chân chính đã xác định được mục đích đúng đắn là đem tài năng sáng tạo nghệ thuật để phục vụ nhân dân.
Dụ dỗ, đe dọa đều vô ích, tên địa chủ tức tối tống giam Mã Lương vào chuồng ngựa, bỏ đói suốt mấy ngày, tưởng chú sẽ nghĩ lại. Hắn không thể ngờ với cây bút thần trong tay, Mã Lương tiếp tục sáng tạo ra những điều kì diệu: lò sưởi và bánh nướng. Chú bé vẫn sống ung dung nhờ tài năng của mình và sự giúp đỡ của thần linh. Thấy thế, tên địa chủ tức giận, sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp lấy cây bút thần. Mã Lương đã thoát chết nhờ chiếc thang chú vẽ trên tường. Tên địa chủ bám thang đuổi theo nhưng hắn đã bị ngã lộn xuống đất, chiếc thang biến mất.
Lòng tham khiến cho tên địa chủ trở nên điên cuồng. Hắn phi ngựa cố đuổi theo Mã Lương để cướp bằng được cây bút thần. Khi hắn và bọn đầy tớ đến gần, Mã Lương lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Em giương cung. “Vút”, mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Mã Lương ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay. Chi tiết này thật là thú vị. Chú bé Mã Lương không những thông minh, tài giỏi mà còn vô cùng dũng cảm. Với cây bút thần, chú đã thay mặt nhân dân thực hiện công lí, trừng trị kẻ xấu, kẻ ác. Chuyện không dừng ở đó mà diễn biến càng về sau càng hấp dẫn hơn. Suốt mấy ngày đêm phi ngựa ròng rã, cuối cùng Mã Lương dừng lại ở một thị trấn nhỏ xa xôi. Chú bé kiếm sống qua ngày bằng nghề vẽ tranh. Vì muốn giấu kín tung tích, Mã Lương cố ý để cho các bức tranh chú vẽ thiếu một nét nào đó như chim thì thiếu mỏ hoặc thiếu 1 bàn chân …
Nhưng rồi một sự việc tình cờ đã xảy ra ngoài ý muốn của Mã Lương. Chú vẽ con cò trắng không có mắt. Chẳng may, một giọt mực rơi đúng vào chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xòe cánh, bay đi. Chuyện làm chấn động cả thị trấn và đến tai vua. Vua phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô. Mã Lương không muốn đi nhưng bọn họ tìm đủ cách dụ dỗ, dọa nạt để bắt em về hoàng cung. Một lần nữa chú bé Mã Lương phải đối đầu với thử thách. Chú không hề sợ hãi. Vua bắt chú vẽ rồng, chú vẽ con cóc ghẻ; bắt vẽ phượng, chú vẽ con gà trụi lông. Tài năng của chú, cây bút thần trong tay chú không thể đem ra phục vụ tên vua tàn bạo. Không sai khiến nổi Mã Lương, hắn liền cho quân lính đến cướp cây bút thần trong tay Mã Lương rồi nhốt em vào ngục.
Công lý nhân dân không đời nào để cho tên vu tham tàn kia được thỏa lòng tham không đáy. Hắn vẽ núi vàng, hết núi này đến núi khác … Vẽ xong, xem lại thì không phải là những núi vàng mà chỉ là những tảng đá lớn. Những tảng đá đó từ trên đỉnh núi lăn xuống, suýt đè gãy chân hắn. Không chịu từ bỏ lòng tham, hắn vẽ thỏi vàng, trước nhỏ sau lớn, trước ngắn sau dài, dài mãi … Vẽ xong, tên vua nhìn lại thì thấy trước mắt không phải là một thỏi vàng lớn mà lại là một con mãng xà miệng há hốc, đỏ lòm, đang lao về phía hắn. May mà có triều thần xô tới cứu, nếu không, hắn đã bị mãng xà nuốt chửng.
Tên vua gian tham đành chịu thua. Hắn tìm kế khác để lừa Mã Lương là thả em ra, dùng vàng bạc dỗ dành và hứa gả công chúa cho. Vốn thông minh, Mã Lương vờ đồng ý để lấy lại cây bút thần. Tên vua đã mắc mưu chú bé thông minh. Hắn đòi vẽ biển, vẽ thuyền, Mã Lương chiều ý hắn. Gió nhẹ, sóng êm, tên vua không thích mà lại thích gió to thêm một tí. Mã Lương chớp lấy cơ hội để tiêu diệt hắn và cả cái triều đình xấu xa của hắn. Chỉ mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút. Tên vua hoảng sợ cuống quýt. Mã Lương không đếm xỉa tới lời kêu cứu của hắn. Cây bút của em tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác … Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.
Tên vua tham lam hung ác đã phải bỏ xác dưới đáy biển sâu. Không chỉ Mã Lương và nhân dân vui sướng mà cả chúng ta cũng hả hê trước kết thúc có hậu của câu chuyện về cây bút thần kì. Quả là trí tưởng tượng của người xưa cực kì phong phú và độc đáo. Mã Lương không chỉ dùng bút thần để giúp ích cho nhân dân mà còn dùng cây bút thần để chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Trong truyện, nhân vật Mã Lương đã phải trải qua nhiều tình huống thử thách, từ thấp đến cao. Lần thử thách sau khó khăn, phức tạp hơn lần trước. Nhờ đó, phẩm chất của nhân vật ngày càng được bộc lộ rõ hơn. Từ chỗ dứt khoát không vẽ gì cho tên địa chủ đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của nhà vua. Từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ họa cho mọi người. Mã Lương như được trời trao cho sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác. Mã Lương không chỉ tài ba, khẳng khái mà còn hết sức mưu trí và dũng cảm.
Truyện Cây bút thần được sáng tác bằng trí tưởng tượng phong phú của nhân dân. Truyện có nhiều chi tiết lí thú là nhờ xoay quanh hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó. Đây là báu vật, là phương tiện thần kì, giống như đôi đũa thần, lọ nước thần, cây đàn thần … ở nhiều truyện cổ tích khác. Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương – một chú bé đam mê nghệ thuật và giàu lòng nhân ái. Chỉ trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những sự vật mong muốn; còn vào tay kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại. Với cây bút thần, Mã Lương đã giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác.
Truyện Cây bút thần có nhiều ý nghĩa. Trước hết, nó thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí. Những người chăm chỉ, tốt bụng, thông minh sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ hung ác tham lam sẽ bị trừng trị. Truyện còn ngầm khẳng định rằng nghệ thuật phải được sử dụng để phục vụ nhân dân, phục vị chính nghĩa, chống lại cái ác và tài năng của nghệ sĩ chỉ có được sau bao ngày khổ công luyện tập.
Cuối cùng, chú bé Mã Lương lại trở về với những người bạn ruộng đồng. Chú đi khắp đó đây, đem hết thời giờ và sức lực để vẽ cho những người nghèo khổ. Mã Lương là nghệ sĩ của nhân dân. Chú biết dành hết tài năng, tâm huyết để phục vụ nhân dân, làm đẹp thêm cho cuộc sống. Đó cũng là ý nghĩa lớn lao, sâu sắc của truyện này.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” số 4
Cây bút thần là câu chuyện về tài năng vẽ của một cậu bé, và chính tài năng ấy đã làm cậu vui, buồn… và phải đối đầu với những thế lực tham lam. Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
Mã Lương – tên cậu bé đó – thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích. Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc…, cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng… Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tầm hồn bạn đọc.
Mã Lương tưởng như có thể sống bình vên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công băng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Trong cuộc đấu tranh chống cái ác, tác giả dân gian đã đặt Mã Lương vào những tình huống thử thách từ thấp đến cao, càng ngày càng khó khăn phức tạp. Và kì lạ thay, trong những tình huống cam go nhất, phẩm chất của Mã Lương được khẳng định: Từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của tên vua (vua bảo vẽ rồng, cậu vẽ cóc ghẻ; vua bảo vẽ phượng, cậu vẽ gà trụi lông…); từ chỗ trừng trị tên địa chủ để thoát thân (hắn đuổi theo Mã Lương để bắt giết cậu, cướp bút thần), đến chỗ chủ động diệt kẻ ác để trừ hoạ cho mọi người (vẽ sóng biển để nhấn chìm vua và triều thần độc ác.
Cuộc đấu tranh giữa Mã Lương với cái ác là cuộc đấu tranh không cân sức: Mã Lương 1-1 độc mọt mình, còn kẻ ác có trong tay lực lượng hùng mạnh, lại có quyền thế. Vì thế, muốn tiêu diệt chúng, chỉ có lòng khẳng khái, dũng cảm với cây bút thần không thôi thì chưa đủ, cần phải có thêm sự mưu trí và thông minh. Phẩm chất này của Mã Lương bộc lộ rất rõ trong cuộc đọ sức giữa cậu với tên vua độc ác. Khi tên vua thả Mã Lương ra, hứa ban thưởng vàng bạc và gả công chúa cho. Mã Lương đã vờ đồng ýề Điều này khiến tên vua và bọn triều thần chủ quan mất hết cảnh giác.
Khi tên vua bảo Mã Lương vẽ biển, cậu đã vẽ một cái biển thật đẹp rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương soi, rồi bao nliieu là cá, đủ các màu sắc uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Điều này khiến tên vua vô cùng thích thú. Rồi Mã Lương lại cho đàn cá bơi xa dần, xa dần, đế’ nhử tên vua ra giữa biển khơi. Khi vua đòi thuyền, Mã Lương vẽ một cái thuyền lớn để có thế’ chở hết cả bọn hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, các quan đại thần gian tham. Cuối cùng, cậu dùng gió to, sóng lớn để chôn vùi chúng giữa biển khơi.
Tác giả dân gian đã có dụng ý đắc biệt khi kể lại rất tỉ mỉ việc Mã Lương dùng mưu kế để tiêu diệt tên vua cùng triều thần tham lam, độc ác. Việc Mã Lương thẳng tay trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, hung ác thế hiện quan niệm của nhân dân về cóng lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục Vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.
Sự kì diệu của cây bút thần khiến ta liên tưởng đến sự kĩ diệu của cây bút của hoạ sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng (tác phẩm của nhà văn Mĩ Ô Hen-ri) đã tạo ra kiệt tác bất hủ, cứu sống được một con rigười đã ở ngưỡng cửa của tử thần. Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với hàng loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.
Truyện cổ tích Cây bút thần là mơ ước về niềm tin của con người, về chính con người. Đó là mơ ước và niềm tin về sức mạnh kì diệu của con người. Ước mơ và niềm tin ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và vươn lên. Năm tháng qua đi, con người không cần nhờ tới cây bút thần để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng giấc mơ đẹp ấy thì vẫn còn mãi đến muôn đời.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” số 7
Truyện “Cây bút thần” là một câu chuyện cổ tích rất ý nghĩa. Câu chuyện kể về một cậu bé mồ côi tên là Mã Lương, cậu bé rất thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Cậu vẽ ở khắp mọi nơi, nhưng vì nghèo nên cậu không thể mua một cây bút vẽ. Một hôm cậu nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng.
Mã Lương rất vui sướng, cậu vẽ chim chim bay trên trời, cậu vẽ cá, cá trườn xuống sông. Cậu vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo. Tên địa chủ trong vùng biết chuyện liền sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. bị cậu từ chối, hắn tức giận, sai người đem giam cậu vào chuồng ngựa và bỏ đói. Cậu liền vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Tên địa chủ sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Cậu liền vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên đại chủ cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống, vì sơ ý, em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, hiểm độc bắt em vẽ theo ý hắn, cậu không chịu, thậm chí cậu còn chơi khăm nhà vua. Hắn bắt cậu vẽ rồng, vẽ vượn thì cậu vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi long. Tên vua tức giận, hắn liền cướp cây bút thần, nhưng hắn vẽ núi vàng thì hóa thành núi đá, hắn vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng nhà vua. Thấy không thể vẽ nếu không có Mã Lương, hắn bèn xuống nước dỗ dành, hứa gả công chúa cho cậu. Cậu giả vờ đồng ý, cậu vẽ biển, vẽ thuyền cho cả nhà vua và triều thần ra biển ngắm cá, rồi cậu vẽ cuồng phong bão táp nhấn chìm cả thuyền rồng, chôn vùi tên vua độc ác. Sau đó, không ai biết Mã Lương đi đâu, có người nói em đã về quê cũ nhưng cũng có người nói, em đi khắp nơi, dung bút thần giúp đỡ những người nghèo.
Câu chuyện ca ngợi cậu bé Mã Lương thông minh, tài giỏi, chính vù cậu siêng năng học vẽ nên mới được phần tiên ban cây bút thần kì. Cậu cũng là người tốt bụng, nhân hậu khi mang cây bút đi khắp nơi, vẽ tranh giúp những người nghèo. Còn đối với những kẻ tham lam như tên địa chu và nhà vua, cậu đã dung trí thông minh và tài năng của mình để trừng phạt thích đáng, không để chúng tiếp tục hại người. Mã Lương cùng tài năng, nhân cách của cậu đã trở thành tấm gương sang để thiếu nhi cùng mọi người học tập, noi theo.
Cây bút thần là một thiên cổ tích nổi tiếng của Trung Quốc. Nhân vật Mã Lương gần giống với Thạch Sanh, Sọ Dừa… trong truyện cổ tích nước ta, là những nhân vật bất hạnh nhưng lại có tài năng kì lạ. Trong tay Mã Lương, cây bút thần đã tạo ra bao điều kì diệu: giúp đỡ người nghèo khó, trừng trị kẻ tham lam, độc ác. Truyện Cây bút thần thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội và ước mơ về khả năng kì diệu của con người; đồng thời nhấn mạnh mục đích của nghệ sĩ là đem tài năng sáng tạo nghệ thuật để phục vụ nhân dân và làm đẹp cuộc đời. Sức hấp dẫn lạ lùng của truyện không chỉ ở nội dung, ý nghĩa, mà còn ở rất nhiều chi tiết thần kì.
Mã Lương là một chú bé nghèo khổ, mồ côi cha mẹ. Chú rất thông minh và thích học vẽ. Ngày ngày, Mã Lương phải lên rừng chặt củi hay cắt cỏ đem bán lấy tiền mua gạo. Không có tiền mua bút, chú vẽ bằng que trên mặt đất, nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá, lấy than vẽ hình các đồ vật trên bốn bức tường… Khó khăn, gian khổ không thể ngăn nổi ý chí và niềm say mê của Mã Lương.
Do dốc lòng học vẽ và chăm chỉ luyện tập như vậy nên Mã Lương tiến bộ rất nhanh. Em vẽ chim, vẽ có giống như thật. Người xem tưởng tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng em vẫn chưa có cây bút vẽ. Em chỉ mong sao có được một chiếc. Mong muốn ấy ám ảnh Mã Lương cả trong giấc ngủ. Cảm động trước mong ước chân thành và cháy bỏng của chú bé nghèo, Tiên ông đã ban cho chú một cây bút và dặn: – Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều trong cuộc sống.
Việc Tiên ông cho Mã Lương cây bút thần bằng vàng sáng lấp lánh thể hiện khác vọng của người xưa ở hiền sẽ gặp lành, sống tử tế nhân đức sẽ được Trời, Phật giúp đỡ. Mơ ươc bao ngày đã thành hiện thực. Mã Lương sung sướng lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẻ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt em. Mã Lương thích thú vô cùng. Mã Lương giỏi vẻ là do sự say mê, cần cù, chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có kết hợp với việc được Tiên ông ban cho cây bút thần bằng vàng để vẽ gì được nấy.
Nhớ lời Tiên ông dặn, Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng chứa nước, em vẽ cho thùng… Như vậy, đối tượng Mã Lương nghĩ đến đầu tiên chính là những người nghèo khổ. Chú bé đã dùng cây bút thần để giúp đỡ họ một cách thiết thực nhất.
Mã Lương không vẽ trước thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu mà vẽ cái cày, cái cuốc, cái đèn, cái thùng… Điều này có ý nghĩa rất lớn. Mã Lương không vẽ của cải vật chất có sẵn là vẽ các phương tiện cần thiết để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa… vì chú bé không cho rằng muốn hưởng thủ, con người phải tự tạo ra của cải. Mã Lương không chỉ có tài mà còn có đức, tuy còn nhỏ nhưng tính tình khẳng khái, rất ghét bọn nhà giàu tham lam. Chuyện cây bút thần lọt đến tai một địa chủ.
Hắn dùng đủ mọi cách ép buộc Mã Lương vẽ theo ý hắn nhưng chú bé dứt khoát không vẽ bất cứ một thứ gì, mặc chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt. Thêm một đức tình nữa của Mã Lương khiến cho mọi người càng yêu mến chú: không nao núng, run sợ trước kẻ xấu, kẻ ác; không lay chuyển trước lời cám dỗ đường mật giả dối. Cây bút thần Mã Lương không bao giờ phục vụ kẻ thống trị. Thái độ kiên quyết của Mã Lương chính là thái độ của những nghệ sĩ chân chính đã xác định được mục đích đúng đắn là đem tài năng sáng tạo nghệ thuật phục vụ nhân dân.
Dụ dỗ, đe dọa đều vô ích, tên địa chủ tức tối bắt giam Mã Lương vào chuồng ngựa, bỏ đói suốt mấy ngày, tưởng chú sẽ nghị lại. Hắn không thể ngờ với cây bút trong tay, Mã Lương tiếp tục sáng tạo ra những điều kì diệu: lò sưởi và bánh nướng. Chú bé vẫn sống ung dung nhờ tài năng của mình và sự giúp đỡ của thần linh. Thấy thế, tên địa chủ tức giận, sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp cây bút thần. Mã Lương đã thoát chết nhờ chiếc thang chú vẽ trên tường. Tên địa chủ bám đuổi theo nhưng hắn đã bị ngã lộn xuống đất, chiếc thang biến mất.
Lòng tham khiến cho tên địa chủ trở nên điên cuồng. Hắn phi ngựa đuổi theo Mã Lương để cướp bằng được cây bút thần. Khi hắn và bọn đầy tớ đến gần, Mã Lương dùng bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Em gương cung. “Vút”, mũi tên lao đúng họng của tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Mã Lương ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay. Chi tiết này thật là thú vị. Chú bé Mã Lương không những thông minh, tài giỏi mà còn vô cùng dũng cảm. Với cây bút thần, chú đã thay mặt nhân dân thực hiện công lí, trừng trị kẻ xấu, kẻ ác.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” số 8
Câu chuyện “Cây bút thần” là 1 trong các số những truyện cổ tích Trung Quốc nổi bật và quen thuộc. “Cây bút thần” không chỉ vẽ ra một thế giới lí thú, hấp dẫn mà còn để lại nhiều bài học có ý nghĩa sâu sắc về tài năng cùng những phẩm chất tốt đẹp của cậu bé Mã Lương, đồng thời thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật và những ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
“Cây bút thần” là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Đó là Mã Lương- cậu bé nghèo có tài năng hội họa cùng hành trình sử dụng cây bút thần để giúp đỡ những người dân nghèo khó cũng như chống lại những kẻ tham lam, độc ác. Trong truyện, cậu bé Mã Lương hiện lên với số phận vô cùng bất hạnh, mồ côi bố mẹ từ nhỏ và rất nghèo khó. Mặc dù nghèo đến mức không có tiền để mua cây bút vẽ nhưng em vẫn kiên trì thực hiện đam mê của mình. Chỉ bằng những phương pháp như dùng cành củi khô hay nước sông để vẽ trong lúc làm việc, khả năng vẽ của em đã tiến bộ không ngừng và được ông tiên tặng cho cây bút thần bằng vàng, khiến cho mọi sự vật mà em vẽ nên đều hóa thành đồ vật thật. Em đã sử dụng cây bút thần một cách có hiệu quả để giúp đỡ những người nghèo khó và chống lại những kẻ tham lam, độc ác.
Truyện cổ tích “Cây bút thần “ đã thể hiện rõ quan niệm của nhân dân về mục đích của tài năng nghệ thuật. Mã Lương được ông Bụt tặng cây bút thần không chỉ bởi vì Mã Lương là người có đam mê đối với hội họa, vẽ giỏi mà còn bởi vì em có tính cách khảng khái, sẵn lòng giúp đỡ những người nghèo khổ. Bởi vậy những vật mà em vẽ ra chỉ là những công cụ lao động: “Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn,…”. Mã Lương không vẽ ra những của cải vật chất sẵn có như vàng bạc châu báu để ban phát mà chỉ vẽ nên những công cụ lao động để người dân tiếp tục làm việc và hưởng thụ thành quả do chính sức lực và đôi bàn tay của mình tạo ra một cách chân chính.
“Cây bút thần” còn thể hiện ước mơ của nhân dân về công lí xã hội “ác giả ác báo”. Mã Lương không chỉ sử dụng cây bút thần để giúp đỡ người nghèo khổ mà còn sử dụng nó để đối phó và trừng trị những kẻ tham lam, hung ác một cách thích đáng. Khi bị tên cường hào trong làng bắt giam, Mã Lương thẳng thắn từ chối mọi yêu cầu của hắn và vẽ chiếc thang để bỏ trốn. Không những vậy mà khi bị đuổi bắt, em đã dũng cảm vẽ ra chiếc cung tên và bắn trúng cổ họng tên địa chủ tham lam khiến hắn ngã nhào xuống đất. Sự khảng khái của Mã Lương còn được tô đậm thông qua chi tiết em không hề run sợ khi bị vị vua hiểm độc bắt giam.
Khi nhà vua yêu cầu vẽ rồng, em lại vẽ cóc, nhà vua bắt vẽ phượng, em lại vẽ con gà trụi lông. Sau đó, để thoát khỏi bàn tay của vị vua vừa tham lam, vừa độc ác, em đã thông minh ứng phó bằng cách giả vờ đồng ý nhận lời làm theo những yêu cầu của nhà vua. Khi nhà vua yêu cầu vẽ biển, về thuyền và khi con thuyền căng buồm ra ngoài khơi xa, cậu bé nhanh trí vẽ nên bức tranh mặt biển đang yên ả nào sóng dữ, gió mạnh, mây đen và một trận mưa bão ùn ùn kéo đến đã nhấn chìm tên vua độc ác. Sự trừng phạt của Mã Lương đối với tên địa chủ và vị hôn quân đã thể hiện rõ chân lí “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
Như vậy, cũng như vô vàn câu chuyện cổ tích khác, “Cây bút thần” đã đem đến cho độc giả nhiều điều lí thú, bổ ích. Thông qua tài năng và trí thông minh của cậu bé Mã Lương trong việc sử dụng cây bút thần, câu chuyện đã thể hiện quan điểm của nhân dân về công lí xã hội và mục đích của tài năng nghệ thuật.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Cây bút thần” số 1
Truyện cổ tích cây bút thần là một câu chuyện khá nổi tiếng và có nhiều suy ngẫm và bài học mà nhân dân đã nhắn nhủ đối với thế hệ sau này.
Câu chuyện kể về một cậu bé có tên Mã Lương. Cậu là một cậu bé nghèo thông minh và say mê học vẽ. Một hôm em nằm mơ thấy cụ già râu tóc bạc phơ chi bé chiếc bút thần. mã lương cảm thấy vô cùng biết ơn và em vẽ tất cả mọi thứ cho người nghèo vẽ cái gì ra cái ấy. Tên địa chủ bắt em về để vẽ cho hắn nhưng nhờ có cây bút thần mà em đã được giải thoát. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó mà đức vua biết chuyện bắt em về hoàng cung vẽ theo ý hắn nhưng em không chịu luôn vẽ những con vật xấu xí không theo ý hắn. Cuối cúng Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng xuống chôn vùi tên vua độc ác. Sau đó không ai biết em đã đi đâu có người nói em đi khắp nơi dùng cây bút thần giúp đỡ những người dân nghèo khổ cũng có người nói em trở về quê hương.
Đọc truyện ta thấy khi Mã Lương được cho cây bút thần nhưng em lại không vẽ gì cho mình mà chỉ vẽ cho những người dân nghèo khó. Ta thấy những hành động đó của em thật khiến cho ta cảm phục. Em không có gì cả không có tiền không có cuộc sống no đủ nhưng với em dường như chỉ những điều đó thôi cũng khiến em cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Nhưng ta cũng thấy rằng em không hề vẽ tiền bạc hay nhà cửa cho những người dân mà chỉ vẽ cuốc xẻng. Đó là những gì cần thiết nhất đối với những người dân lao động. Và đó cũng là những thứ mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống hàng ngày và cả trong tương lai còn tiền bạc chỉ là những thứ phù du dễ mất. Em không giúp họ trở thành những người ăn bám mà trái lại là những người lao động trên chính hai tay mình, đó mới là lao động chân chính nhất.
Đó là những người nghèo khổ đã được em giúp đỡ rất nhiều còn đối với những kẻ tham lam thi em đối xử hoàn toàn trái lại. Mã Lương đã không vẽ gì cho tên địa chủ mặc dù em bị hắn nhốt trong nhà lao và bị bỏ đói. Cây bút trong tay Mã Lương khi đối diện với những kẻ tàn bạo đã trở thành vũ khí để em chống lại bọn tham lam. Bằng chứng là em đã vẽ cung tên để tiêu diệt tên địa chủ và vẽ thành những trận cuồng phong để cho ông vua hiểm độc nhấn chìm vào dòng nước mạnh mẽ. Có thể đánh giá Mã Lương là một nghệ sĩ chân chính. Bằng chứng là biết bao nhiêu người trong xã hội có tài hội họa nhưng chỉ có em là được ông bụt trao cho bút thần và cũng chỉ có em mới dám dùng cây bút để chống lại lũ cường hào ác bá đem lại được ấm no cho người nhân dân nhưng lại không để họ phụ thuộc vào cây bút ngòi bút chân chính ấy luôn đứng về nhân dân không bao giờ dùng ngòi bút của mình để phục vụ cho kẻ ác.
Câu chuyện “cây bút thần” là một câu chuyện điển hình của chuyện cổ tích xưa và đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện những ước mơ của người nông dân. Đó chính là sự tin tưởng về cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái thiện luôn được giúp đỡ còn cái ác thì bị trừng phạt thích đáng. Cây bút thần là một chi tiết tưởng tượng của nhân dân để thực thi công lí giúp nhân dân. Cây bút thần giúp cho những người dân nghèo khổ và cũng là công cụ thích đáng để trừng trị cái ác cái tham lam.
Truyện “cây bút thần”thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
Câu chuyện đề cao sức mạnh của nghệ thuật chân chính là trừng trị cái ác đem lại hạnh phúc cho nhân dân lao động. Truyện cũng thể hiện cái ác luôn bị ác thiện trừng trị thích đáng.
Có thể bạn thích: