Dưới đây là những dàn ý hay nhất, chi tiết nhất phân tích các dạng điển hình gặp trong đề “Chiều tối” trích “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. Lập dàn ý là … xem thêm…bước đầu tiên, nhưng lại vô cùng quan trọng. Một dàn ý chi tiết sẽ giúp các em không bị thiếu ý và đạt điểm cao khi làm văn đấy:
Phong vị cổ điển của thơ đường thơ tống và sự sáng tạo riêng trong nghệ thuật của Bác.
Cảnh chiều tối âm u, hiu quạnh, vắng vẻ
Chiều tối sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cảm xúc của Bác – một con người xa quê
Hai câu thơ miêu tả rất cụ thể đời sống thường nhật. Đó là cảnh cô em xóm núi đang cần mẫn xay ngô và lò than rực hồng tỏa ra ánh sáng và người đi đường như quên đi cảnh ngộ của riêng mình, hoà vào không khí lao động.
- Điểm nhìn của nhà thơ lúc này không phải là đỉnh trời nữa mà là mặt đất. Người đã ghi lại hình ảnh của cô gái xay ngô. Hình ảnh này nổi bật trong bức tranh chiều tối.
- Bác đã quên cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Bác như hoà vào không khí lao động ở xóm núi, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động.
- Cô gái xay ngô và bếp lửa rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù bị lưu đày trên đất khách về cuộc sống tự do.
Nét cổ điển : hình ảnh thơ; ngôn ngữ thơ; thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Cánh chim vội vã mang dáng vẻ sự mệt mỏi, nhọc nhằn sau ngày tháng rong ruổi
Bác xuất hiện như một con người đời thường hòa mình với cảnh vật thiên nhiên:
Bức tranh thiên nhiên vùng núi lúc chiều tối:
- Những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ: cánh chim, chòm mây
- Không gian rộng lớn, hoang vắng
- Gợi sự cô đơn, mỏi mệt, lạc lõng
Có thể bạn thích: