Máy ảnh DSLR là dòng máy ảnh chuyên dụng trong nhiếp ảnh nghệ thuật, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được nguồn gốc, lịch sử phát triển của dòng máy ảnh này. TopChuan.com xin được tổng hợp và giới thiệu 10 chiếc máy DSLR kinh điển, đánh dấu chặng đường phát triển của nền nhiếp ảnh thế giới và phong trào nhiếp ảnh nghệ thuật tại Việt Nam.
Pentax 645D (2010)
DÒNG MÁY CAO CẤP GIỮ KĨ LỤC THỜI ĐẠI: Ra mắt từ tháng 5 năm 2010, cho đến nay Pentax 645D máy ảnh duy nhất giữ kỉ lục cao cấp nhất thời đại, cao cấp ở công nghệ và cả mức giá khủng nhất từ trước tới nay.
Khi đến Việt Nam, với mức giá lên đến gần 10.000$ cho body và lens kit, Pentax 645D có lẽ đã trở thành giấc mơ xa vời đối với các nhiếp ảnh gia, trừ khi bạn thật sự là người có điều kiện vật chất cao.
THÔNG SỐ MẠNH MẼ CỦA PENTAX 645D: Pentax 645D là sở hữu bộ cảm biến ảnh CCD có độ phân giải cực khủng, lên đến 40 Megapixel. Máy còn được trang bị vi xử lý ảnh PRIME II do chính hãng phát triển, cơ chế tự động lấy nét với khung ảnh rộng cùng số điểm lấy nét đạt 11 điểm, giúp bạn chụp được những tấm ảnh có kích thước khủng và chất lượng nhất. Ngoài ra, máy còn trang bị cơ chế tự lau sạch bộ cảm biến DR (Dust Removal) II giúp người dùng sử dụng máy ảnh được lâu hơn.
Song song đó, Pentax 645D cũng được trang bị một số tính năng cũng hấp dẫn không kém như màn hình LCD 3 inch được tích hợp tính năng dãy sáng động HDR, cổng HDMI giúp kết nối với TV dễ dàng để xem hình hay USB để trao đổi hình ảnh một cách nhanh chóng.
Nikon D1 (1999)
SỰ KHỞI ĐẦU CỦA PHONG TRÀO NHIẾP ẢNH: Nhiếp ảnh đa thể loại hay nhiếp ảnh chuyên nghiệp đã có từ rất lâu đời ở một số quốc gia phát triển trước đệ nhị thế chiến. Ở Việt Nam cũng thế, nhận thấy sự hạn chế của tranh vẽ truyền thống cũng như nhiều yếu tố mà tranh vẽ tay khó mang lại được nhằm phục vụ cho mục đích nhu cầu của xã hội và con người, vì thế phong trào nhiếp ảnh đã được hội nhập vào Việt Nam từ nước ngoài cũng như giai cấp cầm quyền đương thời. Tuy nhiên phong trào nhiếp ảnh nghệ thuật vẫn chưa thực sự được chú ý cho đến khi Võ An Ninh cho xuất bản bộ ảnh “Nạn Đói 1945” đã tạo tiền đề cho sự phát triển nền nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam sau này bởi tính mới mẻ và tinh thần phản ánh hiện thực sâu sắc.
BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN CỦA DSLR: Từ năm 1975 đến sau giải phóng 1975, là thời kì vàng son của phong trào nhiếp ảnh chuyên nghiệp ở Việt Nam. Năm 1999, hãng Nikon Corporation cho ra mắt chiếc máy ảnh Nikon D1 – chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên trên thế giới được sản xuất, mở ra kỉ nguyên mới cho phong trào nhiếp ảnh hiện đại, chiếc máy ảnh sở hữu độ phân giải 2.74MP dùng ống kính theo chuẩn Nikon F-mount. Tuy đã được đông đảo đa số người dùng biết đến nhưng dòng máy này vẫn chưa thực sự phát triễn tại Việt Nam do giá cả khá đắt – 6000$ (khoảng 96 triệu VNĐ ở thời điểm năm 1999 là một con số không hề nhỏ). Vì vậy giới nhiếp ảnh luôn ưa chuộng dòng máy cơ chụp film bởi tính phổ biến và giá thành rẻ hơn.
Panasonic Lumix G1 (2008)
DSLR ĐẦU TIÊN ĐỊNH DẠNG MICRO FOUR THIRDS: Cũng ra mắt vào năm 2008, Micro Four Thirds là định dạng máy ảnh số ống kính rời siêu nhỏ do Panasonic và Olympus phát triển. Khác với các hệ thống DSLR thông thường, Panasonic Lumix G1 không sử dụng gương phản chiếu ở bên trong, nên không phải là một chiếc DSLR đúng nghĩa, dẫu mang trong mình rất nhiều nét đặc trưng của dòng máy ảnh cao cấp này
Trên thực tế, Panasonic G1 cũng là Digital Interchangeable Lens System Camera (tạm dịch là máy ảnh số sử dụng hệ thống ống kính có thể hoán chuyển (theo Vnexpress).
MẪU MÁY ỐNG KÍNH RỜI NHỎ NHẸ NHẤT TRÊN THẾ GIỚI: Panasonic G1 vẫn được giới chuyên môn nhận định sẽ là một đối thủ nặng ký của những mẫu DSLR có thân hình nhỏ gọn nhất hiện nay.
Sở hữu một thân hình nhỏ gọn đáng mơ ước đối với bất cứ mẫu DSLR nào từ trước đến nay. Kích thước các chiều của chiếc camera 12 Megapixel này lần lượt là 124 x 83,6 x 45,2 mm.
Panasonic trang bị cho G1 rất hứa hẹn, ít nhất là về độ phân giải (1.440.000 điểm ảnh) và tốc độ refresh (60 khung hình/giây), vượt trội hơn hẳn so với màn hình LCD 920.000 pixel mà Nikon D700 và Canon EOS 50D sở hữu.
Canon EOS 30D (2000)
TIÊN PHONG CHO DÒNG MÁY ĐA TỐC ĐỘ: Quá bất ngờ trước sự thành công to lớn của hãng máy Nikon, Canon bắt đầu tập trung phát triển công nghệ và muốn tạo ra gì đó mới mẻ đột phá hơn. Dựa trên nền tảng cũ của chiếc máy Canon EOS 20D, năm 2000 chiếc máy Canon EOS 30D được ra đời, mở ra một bước ngoặc mới cho dòng máy ảnh chụp đa tốc độ đầu tiên, tạo tiền đề mở rộng cho nhiều loại hình phong cách chụp ảnh.
SỨC MẠNH TIỀM ẨN CỦA CANON EOS 30D: Với sự đột phá công nghệ của 30D mà người dùng đã có thể chụp liên tiếp 2 mức tốc độ thay vì 1 như trước (có thể chụp tốc độ cao 5 hình/ giây hoặc chậm 3 hình/ giây).
Do dựa trên nền tảng của 20D nên 30D cũng giữ lại được những nét tương đồng và chỉ có vài phần là nhỉnh hơn như :
- Màn hình LCD rộng hơn 2.5inch
- Độ phân giải khá nét với 230.000 pixels
- Khả năng chụp tối đa 30 bức ảnh JPEG ở chất lượng cao khổ lớn và 11 tấm hình RAW liên tiếp
- Chế độ chụp Picture Styles người dùng có thể chủ động mặc định sẵn các thông số hình ảnh như độ nét, mức độ tương phản, bão hòa và cả tông màu theo điều kiện chụp ảnh.
NHƯỢC ĐIỂM: Tuy đã được phát triển nhiều khía cạnh thế nhưng điều đáng tiếc đã làm cho chiếc máy này không trụ được lâu là do máy vẫn chưa có được lớp chống lóa cho màn hình, phần lớn đã gây khó khăn cho người sử dụng ở một số môi trường chụp ảnh. Vì lẽ đó nên Nikon vẫn được các nhà nhiếp ảnh lúc bây giờ ưa chuộng nhiều hơn.
Canon EOS 5D Mark II (2008)
DSLR PHÁ VỠ RÀO CẢN GIỮA TĨNH VÀ CHUYỂN ĐỘNG: Ra mắt năm 2008, 5D Mark II đã một lần nữa đánh dấu vị thế của mình trước thế giới và Canon EOS 5D Mark II danh tiếng là chiếc camera đa dụng tốt nhất thời điểm đó. Với mức giá khoảng 50 triệu đồng đã tạo nên giấc mơ và niềm khát khao của vô số người yêu thích nhiếp ảnh.
TRỞ THÀNH BIỂU TƯỢNG CỦA CÔNG NGHỆ: Suốt mấy năm trước đó, 5D đã có tiếng là chiếc máy Full Frame rất tốt, nên khi 5D Mark II ra đời, người ta tranh nhau mua cũng không phải là chuyện lạ.
Sự đa dụng của chiếc máy này là có thể chụp đủ thể loại ảnh khác nhau, và có thêm tính năng quay video cho nước ảnh rất đẹp, đẹp hơn hẳn so với các dòng máy nhỏ hơn của Canon. Và thực tế hiện nay nếu cùng setup cảnh chụp công phu như nhau, 5D Mark II cho ảnh chất lượng không thua kém bất kỳ máy cao cấp nào và chỉ kém 5D Mark III một chút.
THÔNG SỐ KĨ THUẬT:
Sensor
35.8mm x 23.9mm full-frame CMOS.
Image sizes
5,472 x 3,648 native, JPG hoặc RAW (20 MP).
Flash
không có.
Shutter
1/8000 đến 30 giây
(theo Duytom.com)
Canon 300D (2003)
SỰ PHÁT TRIỂN DSLR: Nhắc đến sự thành công của dòng máy DSLR thì không thể không nhắc đến Canon 300D hay EOS Digital Rebel. Năm 2003, khi vừa cho ra mắt chiếc máy ảnh kinh điển này thì ngay lập tức nhận được sự ủng hộ đông đảo từ phía người dùng khi vô số các nhiếp ảnh gia chuyển đổi từ máy ảnh film sang máy ảnh kĩ thuật số, chính thức khai tử các anh lớn đình đám của dòng máy chụp film lúc bấy giờ như Kodak, Pentax, Minolta,v.v
“CHIẾN BINH” CANON 300D: Được đánh giá là nổi trội nhất nhì vào thời điểm lúc bấy giờ bởi nhiều ưu điểm vượt trội mà các máy ảnh đời trước không thể có. Sở hữu cảm biến APS-C (22.7 x 15.1 mm), độ phân giải 6.3MP, màn hình LCD 1,8inch cùng nhiều chế độ chụp sáng tạo mang đến cho người dùng một cái nhìn mới về nhiếp ảnh nghệ thuật, chất lượng hình ảnh cho ra sắc nét, chân thực hơn mong đợi.
CANON 300D TẠI VIỆT NAM: Tuy không phải là dòng máy chuyên nghiệp thực sự nhưng sau khi được trình làng, không ít lâu sau Canon 300D đã có mặt tại Việt Nam và được săn đón nhiều hơn bởi các nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Một trong những lý do đã làm cho phong trào nhiếp ảnh DSLR nổi trội ở Việt Nam là do giá thành của Canon 300D, một mức giá khá tốt – dưới 1000$ ( khoảng 18 triệu VNĐ là mức giá hợp lý để đầu tư ) Do đó tên tuổi của Canon bắt đầu được chú ý nhiều hơn và “ông hoàng” 300D đã làm mưa làm gió trong suốt thời gian đầu của nền nhiếp ảnh hiện đại DSLR tại Việt Nam
Nikon D90 (2008)
DSLR QUAY PHIM CHUẨN HD ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI: Sau sự thành công lớn với chiếc D3, Nikon lại tiếp tục gây xôn xao thị trường máy ảnh những ngày cuối tháng 8 năm 2008 khi cho ra mắt Nikon D90, mẫu DSLR đầu tiên trên thế giới có khả năng quay video đánh dấu 1 bước phát triển mới trong ngành ảnh số DSLR.
Trước khi có sự xuất hiện của Nikon D90, việc quay những thước phim ngắn chỉ được gói gọn trong những chiếc máy ảnh du lịch tầm trung có độ phân giải cực thấp do những cản trở về mặt kỹ thuật nên chưa có một chiếc máy ảnh số ống kính rời nào có thể quay video, dù là ở độ phân giải thấp.
ĐỐI THỦ ĐÁNG GỜM CỦA CANON EOS 50D: cảm biến 12,3 triệu điểm ảnh, có kích cỡ lớn hơn rất nhiều so với cảm biến của những chiếc máy quay du lịch, vì thế những thước video quay bằng D90 sẽ có nhiều chi tiết hơn so với khi quay bằng máy quay du lịch, ngay cả ở mức ISO cao.
Với Nikon D90 người dùng có thể kiểm soát độ sâu trường ảnh (Deep of Feld – DOF), giúp mang lại nhiều hiệu ứng phim ảnh hơn cho những thước video quay bằng chiếc máy này. Đây là điều mà máy du lịch không thể làm được.
SỰ HẤP DẪN CỦA NIKON D90:
- Hệ thống lấy nét tự động (AF) 11 điểm, với nhiều chế độ phù hợp với những điều kiện chụp khác nhau.
- Sử dụng thẻ nhớ SD/SDHC để lưu trữ giúp người dùng tiết kiệm được một khoản đáng kể so với các định dạng thẻ CompactFlash hay xD-Picture.
- Màn hình của D90 rộng tới 3 inch, có độ phân giải lên tới 920.000 điểm ảnh, giúp hiển thị được nhiều chi tiết hơn.
Canon EOS 1Ds (2002)
MÁY ẢNH CẢM BIẾN FULL FRAME ĐẦU TIÊN: Ra mắt vào giữa năm 2002, Canon lại một lần nữa làm khuynh đảo giới nhiếp ảnh khi cho ra mắt chiếc máy DSLR đầu tiên có bộ cảm biến Full Frame thần thánh, tạo nên một quy chuẩn mới cho công nghệ phim ảnh đầu thế kỉ XXI.
Máy ảnh full-frame là máy ảnh dSLR sử dụng cảm biến ảnh có cùng cỡ như cỡ khung hình film chuẩn 35 mm (36×24 mm), trái ngược với các máy ảnh sử dụng cảm biến nhỏ hơn, đặc biệt là cỡ tương đương với cỡ film APS-C – nhỏ hơn rất nhiều so với khung hình đầy đủ 35 mm. Hiện tại, phần lớn máy ảnh số, cả Compact và DSLR, sử dụng khung hình nhỏ hơn 35 mm vì việc sản xuất cảm biến ảnh nhỏ hơn thì dễ hơn, rẻ hơn.
NGƯỜI THỪA KẾ QUYỀN NĂNG: Khi thời đại của máy ảnh phim có dấu hiệu đi xuống, Canon lần đầu tiên đã cho ra mắt mẫu máy ảnh kĩ thuật số chuyên nghiệp mang tên EOS-1D năm 2001 và tiếp nối là chiếc EOS-1Ds ra mắt năm 2002 trang bị cảm biến full-frame 35 mm (tương đương khổ của phim).
Thừa kế phần lớn ngoại hình và sức mạnh tiềm năng của dòng 1D, chiếc 1Ds được Canon đánh giá chính là đòn bẩy, thúc đẩy cho sự thành công lớn sau này với hàng chục mẫu trong series sản phẩm cao cấp này.
CANON EOS 1Ds: (theo Wikipedia US)
- Máy ảnh SLR kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới có thể chứng minh được hình ảnh của nó không bị thay đổi, các tệp gốc
- Chấp nhận ống kính Canon EF; 3 khung hình / giây cho tối đa 10 khung liên tiếp
- Tương thích với thẻ CompactFlash Type I và II và IBM Microdrives
- Kết nối với máy tính Mac và PC thông qua cổng Firewire (IEEE 1394)
- Tuổi thọ pin đã được cải thiện bằng cách giảm mức tiêu thụ năng lượng; được cung cấp bởi pin NiMH
Nikon D3 (2007)
“MA TỐC ĐỘ” NIKON D3: Khoảng đầu năm 2007, Nikon đã gây ấn tượng mạnh cho thị trường máy ảnh thế giới khi cho ra mắt “chiến mã tốc độ” Nikon D3, một lần nữa khẳng định tên tuổi của mình trước nền nhiếp ảnh thế giới.
Trong vòng 1 giây, máy có thể chụp được 9 bức ảnh ở chế độ full-frame hoặc 11 bức ảnh ở chế độ ảnh thông thường. Như vậy, trung bình mỗi giây, Nikon D3 chụp được nhiều hơn chiếc máy ảnh chuyên chụp thể thao Canon 1D Mark III 1 bức ảnh, dẫu cho độ phân giải của các bức ảnh có khác nhau.
MÁY ẢNH FULL FRAME ĐẦU TIÊN CỦA NIKON: Là chiếc máy full frame đầu tiên của Nikon nhưng vẫn chưa thực sự nổi bật với bộ cảm biến. Nikon D3 được trang bị cảm biến có độ phân giải 12,1 triệu điểm ảnh. Tuy nhiên, do cảm biến của D3 có kích cỡ lớn hơn, nên khoảng cách giữa các điểm ảnh cũng sẽ rộng hơn, giúp những bức ảnh chụp bằng chiếc máy này sẽ có dải động rộng hơn, đồng thời những vấn đề liên quan đến nhiễu sáng gây ra cũng sẽ được xử lý tốt hơn.
ĐẶC CHỦNG CHO PHONG CÁCH THỂ THAO: hãng máy ảnh Nhật Bản đã từ bỏ cuộc đua tăng độ phân giải cho cảm biến, mà thay vào đó là tập trung hơn vào việc tăng tốc độ chụp và nâng cao chất lượng của các bức ảnh. Kết quả là, D3 chỉ có độ phân giải ở mức vừa đủ, nhưng tốc độ hoạt động và chất lượng ảnh thì có thể làm hài lòng ngay cả những nhiếp ảnh gia khó tính nhất, trong đó, những người vui nhất có lẽ là những tay máy chuyên chụp ảnh thể thao, người chụp có thể có được những bức ảnh đẹp ngay cả khi sử dụng máy ở ISO 6.400.
Nikon D3x (2008)
DSLR TỐT NHẤT NHƯNG LẠI “Ế”: Năm 2008 quả là một năm thành công lớn đối với thị trường máy ảnh thế giới nhưng ngoài sự thành công đó lại có những chiến binh âm thầm lặng lẽ ít được các phó nháy sủng ái trong khi sở hữu trong mình một sức mạnh được đánh giá là “hàng khủng” nhất trong năm 2008.
Ra mắt vào cuối năm 2008, Nikon D3x được mong đợi sẽ trở thành kẻ thống trị của làng nhiếp ảnh vì được trang bị nhiều tính năng tốt nhất trong thời điểm đó nhưng khó có thể ngờ “Bố già” Nikon lại nhận một cái kết ê chề với chiếc máy D3x, bởi lẽ với những ai muốn sở hữu được chiếc D3x thì phải chịu chi một khoảng khá là đắt đỏ – 8000$ (hơn 160 triệu đồng).
THÔNG SỐ NỔI BẬT CỦA NIKON D3X:
- Hãng sản xuất: Nikon Inc
- Gói sản phẩm: Body Only
- Độ lớn màn hình LCD(inch): 3.0 inch
- Loại máy ảnh (Body type): Large SLR
- Kích thước cảm biến (Sensor size): Full frame (35.9 x 24 mm)
- Megapixel (Số điểm ảnh hiệu dụng): 24.5 Megapixel
- Độ phân giải ảnh lớn nhất: 6048 x 4032
- Optical Zoom (Zoom quang): Phụ thuộc vào Lens
- Tính năng: Timelapse recording, GPS (Optional)
Có thể bạn thích: