Nhắc đến Thụy Sĩ, người ta không chỉ nhắc đến đất nước của những chiếc đồng hồ, mà còn chính là nhắc đến một trong những ngành học sang chảnh và hái ra tiền nhất hiện nay: Dịch vụ du lịch – Quản trị nhà hàng khách sạn.
Một vé vào “Học viện” – Bạn đã sẵn sàng chưa?
Danh sách các học viện sáng giá: SHMS, HTMi, BHMS, Swiss IM&H,…
Bạn cần IELTS 4.5 là tối thiểu để xin VISA du học, nhưng tại các học viện ngành quản trị ngân hàng – khách sạn, điểm IELTS thường yêu cầu yêu cầu vào khoảng 6.0. Nếu điểm IELTS chưa đạt, bạn hoàn toàn có thể học khóa tiếng anh được cung cấp bởi các trường trước chương trình chính.
Tại Thụy Sĩ, có 3 hệ: Bachelor (đại học 3 năm), Post – graduate (sau đại học 1 năm) và Master (cao học 1 năm). Bạn hoàn toàn có thể sắp xếp học những ngành bổ trợ khác nhau, như hệ đại học quản trị du lịch – khách sạn, hệ sau đại học quản trị khu nghỉ dưỡng và spa quốc tế, hệ cao học có thể học thêm quản trị sự kiện quốc tế để “bổ sung” đúng cho những gì mà bạn muốn làm trong tương lai.
Đất nước của “nguyên tắc du lịch”
Không phải nước lớn, cũng không phải đất nước có ngành du lịch hay địa danh đẹp nức tiếng trên thế giới, nhưng Thụy Sĩ lại chính là nơi sản sinh ra những nhà quản trị nhà hàng khách sạn và điều phối du lịch giỏi thành công nhất, cung cấp khoảng 90% nhân sự lãnh đạo các khách sạn lớn trên thế giới như: Hilton, Pullman, Hyatt, Sheraton…
Điều này khá dễ hiểu khi ngành quản trị du lịch, nhà hàng khách sạn tại Thụy Sĩ đã có tuổi đời lên đến hơn 1 thế kỷ, mở ra trào lưu etiquette (quy tắc lịch thiệp) trong ngành ngành nhà hàng khách sạn đòi hỏi các chuẩn mực hạng sang như: phục vụ phòng thế nào, bài trí ra sao, cung cách chào hỏi sao cho đạt chuẩn 5 sao,… Thậm chí, các học viện tại Thụy Sĩ còn có đào tạo cả các lĩnh vực như quản trị casino, du thuyền hạng sang, spa 5 sao, quản gia cao cấp, tổ chức sự kiện hay những dịch vụ cao cấp khác mà các khách sạn 5 sao và giới thượng lưu trên thế giới đều sở hữu.
Chuyên nghiệp, hiện đại, cơ hội việc làm cao và một môi trường làm việc ngay khi còn đi học… chính là những gì bạn có thể hình dung về việc học Du lịch – Nhà hàng khách sạn tại Thụy Sĩ.
Học phí cao không còn là vấn đề
Tại Thụy Sĩ, học phí không hề rẻ và cũng có rất ít học bổng toàn phần như như các nước khác. Một số nước như Pháp, Đức,… đều có hệ thống giáo dục công lập miễn phí còn Thụy Sĩ thì không.
Đặc biệt, hầu hết những trường quản trị nhà hàng khách sạn đều là các học viện, hoặc đại học tư thục – nơi có giá cả không hề rẻ chút nào. Tính riêng học phí mỗi năm cũng vào khoảng 27.000 CHF (tầm 612 triệu đồng).
Nhưng, điều hấp dẫn khi theo học quản trị nhà hàng khách sạn tại đất nước này là cách đào tạo nửa năm học lý thuyết, nửa năm thực hành tại hệ thống các nhà hàng khách sạn lớn. Mỗi năm sinh viên có đến 6 tháng hòa mình vào môi trường dịch vụ 5 sao để thực hành với mức lương tối thiểu 2172 CHF (48 triệu/tháng).
Chương trình học vừa thực tập hưởng lương và giúp giảm thiểu học phí chính là nét đặc trưng trong mô hình đào tạo của Thụy Sỹ.
Môi trường học tập và làm việc quốc tế
Du học Thụy Sĩ, bạn sẽ được tiếp cận với nhiều người đến từ các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Với hơn 42% sinh viên bản địa, 35% sinh viên châu Á, 13% sinh viên châu Âu, 6% sinh viên Mỹ, 4% sinh viên Trung Đông,… trong đó có tới 3/4 số du học sinh tới đây để theo học tại các học viện quản trị nhà hàng khách sạn.
Với danh tiếng và chất lượng giáo dục đã được kiểm chứng, ngày hội làm việc quốc tế ngành Du lịch – Khách sạn tại Thụy Sĩ thu hút hơn 135 công ty, 365 nhà tuyển dụng. Tổ chức hơn 145 hội thảo hướng nghiệp và có 4712 ứng viên tham gia ứng tuyển với kỹ năng và kinh nghiệm làm việc tuyệt vời. Họ sẵn sàng làm việc và trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống các khách sạn, nhà hàng và tour du lịch ở khắp nơi trên thế giới.
Tiếng anh là không đủ
Tại Thụy Sĩ, có tới 4 ngôn ngữ chính thức được sử dụng tùy theo vùng miền, và trong số đó… không hề có tiếng anh, đó là: tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Đức và tiếng Rhaeto – Romansch (với bộ gốc Latin). Vì vậy, nếu “vốn liếng” của bạn chỉ có tiếng anh, thì hãy chuẩn bị tinh thần cắp sách đi học thêm ít nhất một ngôn ngữ nữa. Nếu không, bạn sẽ khó có thể giao tiếp cùng người dân địa phương, tìm hiểu những nét văn hóa hay ho và nhận những công việc làm thêm thú vị chỉ vì rào cản ngôn ngữ.
Hơn nữa, ngoại ngữ thứ 2, thứ 3 là một trong những điểm cộng cần thiết cho bất kỳ nhân sự nào trong ngành dịch vụ này. Vì vậy, tùy theo sở thích, hãy lựa chọn thêm ngôn ngữ và tìm hiểu trước về cùng miền mình (sẽ) sinh sống. Tuy nhiên, tất cả các học viện đào tạo chuyên ngành nhà hàng khách sạn thì đều sử dụng và giảng dạy giáo trình bằng tiếng anh. Vì thế, bạn sẽ không phải lo “bơi lặn” trong bể kiến thức mà mình không hiểu tí gì.
Có thể bạn thích: