Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng từ năm học 2018 – 2019. Trong đó có nhiều nội dung đáng chú ý được xây dựng theo phương pháp đi từ xác định chuẩn đầu ra về nhu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu nhân lực,… để xác định nội dung, phương pháp giảng dạy. Sau đây, TopChuan.com sẽ chia sẻ tới các bạn những nội dung chính của dự thảo như sau.
Cho phép các trường sắp xếp thời gian học từng môn
Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo mới đó là không quy định thứ tự tuần học cho từng môn mà chỉ quy định số tiết học mỗi môn cần đạt được trong năm, còn thời gian học sẽ do nhà trường chủ động sắp xếp. Đặc biệt, chương trình học sẽ không đóng khung trong 1 bộ sách như trước mà áp dụng theo chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách. Nội dung vẫn đảm bảo giữ được tính ổn định, nhưng sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Mục tiêu về phẩm chất và năng lực của học sinh
Theo dự thảo mới công bố, chương trình giáo dục phổ thông sẽ bao gồm chương trình tổng thể, các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, chương trình tổng thể sẽ hướng tới việc hình thành và phát triển 6 phẩm chất cho HS là: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
Về năng lực, dự thảo chỉ rõ các năng lực đặt ra cho người học ở chương trình mới bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đây đều là những năng lực cơ bản mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại.
Đổi mới đánh giá học sinh
Điểm mới trong dự thảo đó là việc xét tốt nghiệp cho HS sẽ do nhà trường trực tiếp đảm nhận. Học sinh sẽ không cần trải qua kỳ thi tốt nghiệp như trước nữa mà thay vào đó sẽ là việc xét tốt nghiệp dựa theo việc đánh giá định kỳ. Sẽ có 3 hình thức đánh giá chính được thực hiện đó là đánh giá thường xuyên (do giảng viên phụ trách từng bộ môn tổ chức thực hiện), đánh giá định kỳ (do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện), và đánh giá trên diện rộng (do tổ kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức).
Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT được cấp bằng THPT
Có thể dạy ngoại ngữ từ lớp 1
Tổng chủ biên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: “Môn ngoại ngữ 1, HS sẽ bắt đầu học từ năm lớp 3 nhưng địa phương nào có điều kiện có thể dạy từ lớp 1 và không vượt quá 70 tiết một năm để tránh quá tải cho học sinh”. Theo đó, các em sẽ sớm được làm quen với bộ môn này ngay từ khi bước chân vào cấp tiểu học.
Nhiều môn học mới
Hệ thống chương trình giáo dục phổ thông có nhiều nội dung mới, được chia ra thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Trong đó cụ thể từng bậc học như sau:
Ở bậc tiểu học:
- Học sinh phải học 8 môn học bắt buộc là: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.
- Các môn học có sự phân hóa gồm: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số
- Ngoài ra HS còn có hoạt động tự học có hướng dẫn của giáo viên.
Ở bậc THCS:
- Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.
- Các môn học có sự phân hóa gồm: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2
Ở bậc THPT đối với lớp 10:
- Các môn học bắt buộc: Ở lớp 10 được xác định là lớp dự hướng nghề nghiệp, các môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Thiết kế và Công nghệ, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Các môn học bắt buộc có sự phân hóa: Tin học, Giáo dục thể chất, Hoạt động nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Các môn tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2
Ở bậc THPT đối với lớp 11 và 12:
- Học sinh bắt buộc học 6 môn là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Các môn tự chọn bắt buộc: Học sinh học 3 môn và 1 chuyên đề học tập trong số các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học máy tính, Tin học ứng dụng, Thiết kế và Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc, Chuyên đề học tập.
- Các môn tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2
Có thể bạn thích: