Mới đây, Liên Hiệp Quốc đã ra mắt báo cáo Quốc gia Hạnh phúc 2018, theo đó Việt Nam xếp thứ 95, cao hơn cả Bhutan. Liên Hợp Quốc đưa ra bảng xếp hạng này theo các tiêu chí về an sinh xã hội, phúc lợi, GDP, môi trường, giáo dục, dân chủ, hòa bình, ổn định chính trị, lối sống tích cực… Hãy cùng TopChuan.com đến với Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2018 theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc nhé.
Phần Lan
Trong năm 2018, Phần Lan đã soán ngôi Na Uy để giữ vị trí số 1 trong Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2018. Phần Lan nằm ở phía Bắc Châu Âu, tiếp giáp với biển Bắc Cực và có khí hậu lạnh giá. Trước đây, Phần Lan là một phần thuộc địa của Thụy Điển và Nga hoàng, đến năm 1917, Phần Lan tuyên bố độc lập.
Từ một nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, Phần Lan đã có những cải cách mang tính cách mạng, đặc biệt trong giáo dục và chính trị. Nền giáo dục Phần Lan được đánh giá như là nền giáo dục mở và tốt nhất hiện nay. Hệ thống giáo dục ở Phần Lan hoàn toàn miễn phí. Chương trình mầm non được dành cho trẻ từ 4 tuổi đến 6 tuổi, chương trình giáo dục toàn diện bắt buộc trong 9 năm, và sau đó là chương trình đào tạo giáo dục bậc cao (trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…)
Phần Lan được xếp hạng là nền kinh tế sáng tạo thứ 3 của Thế giới, vượt xa mức trung bình của Châu Âu và Mỹ. EU đánh giá Phần Lan là quốc gia có nền kinh tế ổn định và vững chắc.
Chính sách phúc lợi xã hội của Phần Lan rất tốt. Trẻ em khi sinh ra được chính phủ trợ cấp 100 Euro/tháng cho đến khi đủ 18 tuổi. Phụ nữ mang thai được nghỉ 20 tuần nhưng vẫn được trả 100% lương. Môi trường sống tại Phần Lan cũng hoàn toàn lành mạnh với 2/3 diện tích lãnh thổ là địa hình tự nhiên như núi rừng, sông hồ… Khoảng 54% người Phần Lan sống ở ngoại ô, trong đó 26% sống ở khu vực vùng xa thành phố. Điều này giúp người Phần Lan hưởng bầu không khí trong lành và tránh khỏi sự ồn ào và ô nhiễm nơi thành phố.
Thông tin chi tiết:
- Tên quốc tế: Finland
- Vị trí địa lý: Bắc Âu
- Thủ đô: Helsinki
- Hệ thống chính trị: Cộng hòa nghị viện
- Dân số: 5,5 triệu
- GDP: 240 tỷ USD
- Điểm nổi bật: Giáo dục, phúc lợi xã hội, kinh tế sáng tạo, môi trường thiên nhiên
Thụy Sĩ
Thụy Sĩ được xem là quốc gia giàu có bậc nhất thế giới, với GDP bình quân đầu người là 78.179 USD, cao thứ nhì thế giới, chỉ sau Luxembourg. Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng Thụy Sĩ là quốc gia có chỉ số cạnh tranh cao nhất. Kết quả này có được nhờ vị trí địa lý tại trung tâm Châu Âu cũng như những hoạt động hiệu quả của chính phủ Thụy Sĩ.
Bên cạnh kinh tế, Thụy Sĩ được đánh giá là quốc gia hạnh phúc hàng đầu nhờ là quốc gia số một về hoạt động ngoại giao, liên kết, chủ trì các tổ chức quốc tế, các hoạt động cộng đồng, hệ thống phúc lợi xã hội, các chính sách bảo hiểm và đặc biệt là thế mạnh về y tế. Genève, Thụy Sĩ chính là nơi khai sinh của Phong trào chữ thập đỏ, trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, đặc biệt là nơi khai sinh Tổ chức y tế Thế giới (WHO). Cho tới nay, biểu tượng chữ thập đỏ khai sinh từ Thụy Sĩ đã trở thành biểu tượng cho cả ngành y tế thế giới.
Thông tin chi tiết:
- Tên quốc tế: Switzerland
- Vị trí địa lý: Tây-Trung Âu
- Thủ đô: Bern
- Hệ thống chính trị: Cộng hòa đại nghị
- Dân số: 8,4 triệu người
- GDP: 493 tỷ USD
- Điểm nổi bật: Y tế, hoạt động quốc tế, hoạt động cộng đồng, kinh tế phát triển, thu nhập cao, phúc lợi xã hội
New Zealand
New Zealand là một đảo quốc tại khu vực phía Nam Thái Bình Dương, gần với nước Úc. Do khoảng cách về địa lý do bị đại dương cô lập, New Zealand là vùng đất được con người tìm ra gần đây nhất và cái tên New Zealand cũng được đặt ra vì thế. Do con người tiếp cận khá muộn nên New Zealand có hệ sinh thái tự nhiên phát triển, với thảm thực vật đa dạng và nhiều động vật hoang dã. Có khoảng 82% thực vật có mạch bản địa của New Zealand là loài đặc hữu, với khoảng 1.944 loài, thuộc 65 chi. Trước khi con người đến định cư, 80% diện tích New Zealand là rừng, còn hiện tại diện tích này là 23%.
New Zealand có một nền kinh tế phát triển, đặc biệt về ngư nghiệp đánh bắt thủy hải sản, và các loại nông sản xuất khẩu như các loại rau, quả… và đặc biệt là xuất khẩu lông cừu. Được đánh giá là quốc gia hòa bình nhất thế giới, với nền chính trị ổn định, tự do, lại được xếp hạng thứ 6 trong Chỉ số phát triển con người, xếp thứ 4 về tự do kinh tế, trong những năm gần đây, New Zealand thu hút rất nhiều nguồn đầu tư và nguồn lao động tri thức không chỉ từ các nước Châu Á mà còn từ cả Mỹ và Châu Âu.
Thông tin chi tiết:
- Tên quốc tế: New Zealand
- Vị trí địa lý: Nam Thái Bình Dương
- Thủ đô: Wellington
- Hệ thống chính trị: Quân chủ lập hiến nghị viện
- Dân số: 4,9 triệu người
- GDP: 173 tỷ USD
- Điểm nổi bật: Môi trường tự nhiên, nông sản, hòa bình ổn định, tự do kinh tế, môi trường đầu tư
Na Uy
Cũng như Phần Lan, Na Uy là một quốc gia Bắc Âu và trong những năm gần đây, Na Uy liên tục nắm giữ vị trí số một trong danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất. Trong quá khứ, Na Uy là quê hương của người Viking, từng là thuộc địa của Anh, Đan Mạch, Thụy Điển và bị Phát xít Đức xâm lược vào Chiến tranh Thế giới thứ 2. Sau cuộc chiến, Đảng Dân Chủ Xã Hội lên nắm quyền và giữ vai trò trung lập trong Chiến tranh Lạnh trong thời gian dài cho tới năm 1949, Na Uy gia nhập NATO và trở thành một phần của Đồng Minh.
Sức mạnh kinh tế của Na Uy đến từ nguồn dự trữ dầu mỏ, khí đốt, đá granite, gỗ rừng và thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên Na Uy thực hiện những chính sách khai thác bền vững, điều này giúp Na Uy vừa khai thác vừa duy trì được nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình.
Cũng như Phần Lan, hệ thống giáo dục của Na Uy rất phát triển. Na Uy xếp thứ 8 trên thế giới về GDP đầu người và xếp thứ 1 về chỉ số phát triển con người (HDI). Không chỉ có vậy, Na Uy được đánh giá là quốc gia đáng sống nhất thế giới nhờ nền chính trị ổn định, môi trường trong sạch, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội cao, dù chi phí để sinh sống tại Na Uy cũng rất cao (cao hơn 30% so với tại Mỹ và 25% so với tại Anh). Cũng theo Liên Hiệp Quốc, Na Uy là quốc gia được đánh giá cao nhất về nhân quyền. Điều này có được phần nào nhờ hệ thống chính trị ổn định, cân bằng, trong sạch mà Đảng Dân Chủ Xã Hội – một nhánh nhỏ từ Chủ nghĩa Marxist, là trọng tâm.
Thông tin chi tiết:
- Tên quốc tế: Norway
- Vị trí địa lý: Bắc Âu
- Thủ đô: Oslo
- Hệ thống chính trị: Quân chủ lập hiến
- Dân số: 5,3 triệu
- GDP: 377 tỷ USD
- Điểm nổi bật: Nhân quyền, phúc lợi xã hội, chỉ số phát triển con người, giáo dục, môi trường tự nhiên, kinh tế phát triển, thu nhập cao
Canada
Canada là một quốc gia nằm ở Bắc Mỹ, có diện tích lớn thứ nhì thế giới sau Nga và chủ yếu tiếp giáp với Hoa Kỳ. Canada có nền kinh tế rất phát triển, chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú như dầu mỏ, khí đốt, gỗ sồi, gỗ thông… và đặc biệt là mối quan hệ hợp tác thương mại tự do với Hoa Kỳ. Mặc dù có địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt khi hơn nửa diện tích là núi tuyết và rừng thông, Canada vẫn xây dựng được hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất ở những thành phố lớn của mình.
Không chỉ có vậy, Canada còn là quốc gia đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Tính đến năm 2012, Canada là quốc gia có đến 14 người đoạt giải Nobel. Canada là đất nước tiên phong và áp dụng rộng rãi nhất năng lượng xanh như gió, năng lượng mặt trời. Canada cũng là thành viên chủ chốt của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), nước tiên phong chế tạo người máy không gian, và là nơi sản xuất các vệ tinh, tàu con thoi cho NASA của Hoa Kỳ.
Những thành tích về khoa học công nghệ chính là hệ quả của nền giáo dục phát triển, với 99% người dân biết chữ, 88% người trưởng thành tốt nghiệp trung học, 43% người trưởng thành sở hữu bằng cấp hệ đại học trở lên.
Thông tin chi tiết:
- Tên quốc tế: Canada
- Vị trí địa lý: Bắc Mỹ
- Thủ đô: Ottawa
- Hệ thống chính trị: Dân chủ nghị viện quân chủ lập hiến
- Dân số: 35 triệu người
- GDP: 1.518 tỷ USD
- Điểm nổi bật: Y tế, hoạt động quốc tế, hoạt động cộng đồng, kinh tế phát triển, thu nhập cao, phúc lợi xã hội
Úc
Và cái tên cuối cùng trong Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2018 đó là nước Úc. Đây là quốc gia duy nhất bao phủ hết một châu lục, đó là Châu Úc, đồng thời cũng là quốc gia lớn thứ 6 thế giới. Úc có một lãnh thổ rộng lớn và giàu tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên dân số khá ít nên mật độ dân số rất thấp. Úc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, với nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới. Năm 2012, Úc có GDP bình quân đầu người cao thứ năm trên thế giới. Úc có chỉ số phát triển con người cao, duy trì trong top 10 toàn cầu, xếp thứ hạng cao trong nhiều so sánh quốc tế, như chất lượng sinh hoạt, y tế, giáo dục, tự do kinh tế, và bảo vệ các quyền tự do dân sự và chính trị.
Bên cạnh đó, Úc cũng là quốc gia có nền giáo dục phát triển. Nền giáo dục Úc thực sự rất tốn kém nhưng chất lượng, thu hút nhiều HS ở Châu Á và cả Mỹ lẫn Châu Âu. Úc được đánh giá là đất nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu, chỉ sau Phần Lan, một số nước Bắc Âu và xếp trên cả Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore, Nhật Bản.
Thông tin chi tiết:
- Tên quốc tế: Australia
- Vị trí địa lý: Châu Úc – Thái Bình Dương
- Thủ đô: Canberra
- Hệ thống chính trị: Quân chủ lập hiến đại nghị liên bang
- Dân số: 25 triệu người
- GDP: 1.189 tỷ USD
- Điểm nổi bật: Kinh tế phát triển, thu nhập cao, giáo dục, nhân quyền, tự do kinh tế
Đan Mạch
Đan Mạch là một quốc gia nằm ở phía Nam của Bắc Âu, có nền kinh tế tư bản hỗn hợp và hệ thống phúc lợi phát triển. Đan Mạch được xếp hạng nhất trên thế giới về bình đẳng thu nhập, được đánh giá có môi trường đầu tư kinh doanh tốt và Đan Mạch cũng chính là nước đứng đầu trong các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới từ năm 2006 đến năm 2008. Theo Thăm dò chỉ số hòa bình toàn cầu, Đan Mạch là đất nước hòa bình thứ nhì thế giới, chỉ sau New Zealand và cũng là đất nước ít tham nhũng nhất trên thế giới, cùng hạng 1 với Thụy Điển.
Thông tin chi tiết:
- Tên quốc tế: Denmark
- Vị trí địa lý: Bắc Âu
- Thủ đô: Copenhagen
- Hệ thống chính trị: Quân chủ lập hiến nghị viện nhất thể
- Dân số: 5,7 triệu
- GDP: 265 tỷ USD
- Điểm nổi bật: Bình đẳng thu nhập, môi trường đầu tư, hòa bình, ít tham nhũng, môi trường tự nhiên
Có thể bạn thích: