Các công ty đa quốc gia bắt đầu tiến hành đầu tư vào thị trường Việt Nam là một trong những tín hiệu đáng mừng cho những tân SV và người lao động Việt. Thế nhưng trên thực tế vẫn còn phần đông SV Việt Nam vẫn thất nghiệp sau khi ra trường, dù là những trường đại học danh tiếng. Vậy lý do là vì đâu?
Trình độ thực hành thấp
Hầu hết học sinh Việt Nam thường chỉ chú trọng nhiều vào lý thuyết mà quên mất khả năng thực hành. Đây cũng là lý do khiến du học sinh Việt Nam luôn dễ dàng đoạt được các giải thưởng lớn tại các cuộc thi trí tuệ nhưng không thể áp dụng vào thực tiễn để sáng tạo ra những sản phẩm công nghệ cao. Trong thời đại công nghệ như hiện nay, những người thường chăm chăm dựa vào sách vở sẽ rất khó tìm được cơ hội làm việc thăng tiến cho mình.
Học vẹt
Cũng giống như yếu tố thực hành kém, học vẹt càng nặng hơn đối với những người thiếu đi sức sáng tạo, chỉ sao làm vậy và hoàn toàn không thể đưa ra ý kiến mới. Điều này khiến chủ doanh nghiệp rất không đồng ý bởi họ hoàn toàn không muốn thu nhận một nhân viên không thể mang lại sự phát triển cho công ty. Đa số bộ phận SV học sinh Việt Nam đều như vậy, chăm chăm vào điểm số và quên mất đi những bài học thực tế bên ngoài cuộc sống thường nhật.
Ngoại ngữ kém
Trong thời đại mở cửa thương mại như hiện nay thì quốc gia nào có sự rào cản ngôn ngữ càng lớn thì càng khó phát triển. Hầu hết bây giờ tại Việt Nam đều là những công ty đa quốc gia và những nhân viên không có trình độ ngoại ngữ thường bị sa thải hoặc không tìm được việc làm phù hợp. Không chỉ sử dụng tiếng Anh mà ngày nay các ngôn ngữ của những quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức, cũng đang trở thành sự bắt buộc cho những ai muốn gia nhập vào đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp bản xứ này
Thiếu tính đồng đội
Khi mà thời đại của những đội nhóm lên ngôi cũng là lúc tính cá nhân cần được dẹp bỏ. Sinh viên Việt Nam thường có tính đồng đội khi đi chơi chung và tám chuyện hơn là làm việc nên luôn khiến các nhà tuyển dụng ngao ngán. Những ông chủ doanh nghiệp chắc chắn không thể suốt ngày giải quyết những mâu thuẫn nội bộ của những con người thiếu tinh thần làm việc tập thể, luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.
Lựa chọn công việc nhàn hạ
Người Việt Nam rất ưa thích công việc nhàn hạ, đó là lý do vì sao các ngành kinh tế tại các trường đại học luôn bùng nổ số sinh viên. Tất nhiên tỉ lệ đầu vào càng cao thì số lượng đầu ra dư thừa càng nhiều, dẫn đến số lượng SV ra trường thất nghiệp không ngừng tăng lên đáng kể. Nhiều người vì không chịu được áp lực công việc mà thường xuyên thay đổi công ty, dẫn đến tình trạng thất nghiệp càng cao.
Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng người quen
Việc “một thằng làm quan cả họ được nhờ” đã chẳng còn là việc gì xa lạ và hầu như chúng xuất hiện nhan nhản khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng việc lạm dụng quá nhiều vào mối quan hệ sẽ khiến một bộ phận người dân xuất thân từ nông thôn hoặc ít giao thiệp không tìm được việc làm cho mình. Từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp tại các thành phố lớn đang trở thành đề tài báo động trong xã hội hiện nay.
Doanh nghiệp quá chú trọng bằng cấp của Đại học Quốc gia
Các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam thường quá chú trọng vào bằng cấp cũng chính là nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất nhì khu vực Đông Nam Á. Một số công ty còn đòi hỏi bằng cấp học tập từ các trường chính quy Quốc gia trong khi để tăng tính lưu động thì một phần lớn bộ phận SV lại sử dụng chương trình đào tạo online, trường dân lập, quốc tế,…dẫn đến khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.
Đòi hỏi mức lương quá cao
Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng của hầu hết người dân Việt Nam, họ chỉ chăm chăm nhìn vào lợi ích doanh nghiệp chi trả mà không quan tâm đến việc mình sẽ đem lại được hiệu quả gì cho công ty. Nhiều người sẵn sàng từ chối cơ hội làm việc và ở nhà đợi thời cơ vì mức lương không xứng đáng. Luôn đi tìm mức lương cao chót vót chính là nguyên nhân hàng đầu khiến nhà tuyển dụng nước ngoài chán nản với các ứng viên Việt Nam.
Có thể bạn thích: