Âm nhạc Việt Nam là 1 phần của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Âm nhạc Việt Nam phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục, địa lý của đất nước Việt Nam, trải dài qua suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Sau đây TopChuan.com xin giới thiệu với các bạn Top 10 bài hát Việt Nam hay nhất mọi thời đại.
Nơi ấy con tim tìm về – Hồ Quang Hiếu
Nơi ấy con tìm về ngay sau khi được ra mắt, ca khúc dường như đã chất chứa những nỗi niềm gợi nhớ về quê hương về cha mẹ nơi mình đã sinh ra và lớn nên, nơi chốn dấu những kỉ niệm thời thơ ấu.
Ca khúc như chạm vào lòng những người con phải rời xa gia đình, quê hương đi tha hương với ước mong mang về những điều tốt đẹp hơn cho quê hương đất nước, vun đắp làm giàu cho quê hương mình về mẹ về cha về gia đình. Nơi ấy con tìm về như chạm vào nỗi lòng người nghe như gợi mở những kỉ niệm gắn bó với cha mẹ, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để vun đắp cho tương lai của con cái.
Ba Kể Con Nghe – Nguyễn Hải Phong
Ba kể con nghe là cuộc trò chuyện giản dị của một người cha với con. Quãng đời tuổi thơ cha hiện lên một cách bình dị, thân thương với rất nhiều kỉ niệm. Nguyễn Hải Phong không chỉ bảy tỏ tình yêu, đặt niềm hi vọng mà còn truyền cho con trai mình tình yêu với âm nhạc: “Khi nghe nhạc con nhẹ nhàng hơn. Khi nghe nhạc con là dòng sông, con là cánh đồng”. Với Ba kể con nghe, anh đem đến hình ảnh một người đàn ông trưởng thành với lòng bao dung và tình yêu lớn dành cho gia đình.
Mẹ Việt Nam ơi – Nguyễn Ánh 9
Có lẽ, không ở đâu trên thế giới này, khái niệm Mẹ Tổ quốc lại đúng như ở Việt Nam. Và có lẽ, không ở thời điểm nào mà ba tiếng “Mẹ Việt Nam” vang lên lại khiến lòng ta miên tràn những cảm xúc như bây giờ. Xin một lần được viết về mẹ, những người mẹ Việt Nam anh hùng với tất cả sự tri ân song hành cùng niềm tự hào dân tộc.”Trong thế giới nhân gian có hai điều thiêng liêng nhất. Đó là Tổ quốc và Mẹ. Vì Tổ quốc và vì Mẹ, chúng ta có thể quên mình xông pha nơi lửa đạn. Hình tượng người Mẹ vinh quang, thân yêu, can đảm, thao lược, nhân từ có từ thời Âu Cơ vĩ đại đã không ngừng che chở, gắn kết 54 dân tộc anh em, vượt qua muôn trùng bão tố, giữ vững mảnh đất thiêng liêng này suốt nhiều ngàn năm lịch sử, chính là biểu tượng muôn đời cao quý mà chúng ta tôn thờ, thương yêu và kính cẩn.
Nhiều ngàn năm qua, hàng triệu triệu người mẹ đã cắn răng tiễn con ra trận chỉ để giữ vững mảnh đất và bầu trời này. Hàng triệu triệu chiến binh ra đi không trở về là nỗi đau xé lòng làm tan nát trái tim người mẹ. Đó là một phần lịch sử bi tráng và anh hùng của đất nước, là bản trường ca bất tử đau thương và kiêu hãnh của người mẹ Việt Nam, và là lý do trường tồn, bất diệt của dân tộc. Truyền thuyết là sự sùng kính của nhân dân dựng nên trong tình cảm ngưỡng vọng mang dấu ấn tôn giáo thành biểu tượng Quốc Mẫu trong đời sống tinh thần xã hội. Người Việt Nam khi tôn vinh một bậc anh hùng, nhất là anh hùng giải phóng dân tộc, không bao giờ quên ơn đối với bậc sinh thành.
Hello Việt Nam – Phạm Quỳnh Anh
Bài hát Hello Việt Nam không còn đơn thuần là một bản nhạc, một bài thơ mà là một “công trình nghệ thuật”, qua đó người nghe có thể cảm nhận được lịch sử, được văn hoá, được âm hưởng từ ngàn năm hồn thiêng sông núi vọng về. Mỗi lẫn nghe lại thấy hồi hộp như người đang yêu, lại thấy rung động trong tiếng hát của người con nước Việt xa Tổ quốc, vẳng về những âm thanh sâu lắng và thảng thốt. “Chào hỏi giùm những bà mẹ của tôi, những phụ nữ đang cong lưng trên ruộng lúa; Trong lời nguyện cầu, trong ánh sáng, tôi thấy lại những người anh. Tôi về với tiếng lòng, với cội nguồn, với đất mẹ quê cha”.
Tiếng hát như một làn gió mỏng tang, trong suốt và mềm mại, cuốn vào đó những tình cảm quê hương thiết tha. Người thể hiện bài hát là Phạm Quỳnh Anh, một cô gái người Bỉ gốc Việt, có khuôn mặt dễ thương như một nữ sinh thuần Việt, trong veo và sâu lắng như những làn điệu dân ca tự thuở nào. Hello Việt Nam với sự thể hiện của Quỳnh Anh có sức truyền cảm kỳ lạ. Nghe giọng hát, ngắm nhìn khuôn mặt cô, người ta thấy sự trong sáng của trẻ thơ; để quên hết thù hận, chỉ thấy một tình thương bao la, một nỗi khắc khoải, tấm lòng của những người con xa xứ là một bài hát rung động lòng người.
Hình bóng cha già – Ngọc Sơn
Trong những nghệ sĩ của V-pop, Ngọc Sơn là một trong số ít những nghệ sĩ có nhiều bài hát về cha nhất. Hình bóng cha già là một ca khúc về cha được biết đến nhiều nhất của Ngọc Sơn, được phát hành trong CD Lời tỏ tình dễ thương 2. Ra đời đầu những năm 2000 và đã được Ngọc Sơn thể hiện nhiều lần, nhưng đến nay Hình bóng cha già vẫn là một trong những ca khúc anh tâm đắc nhất.
Một bản ballad với giai điệu da diết và những ca từ mộc mạc, đau đáu về một người cha đã đi xa: “Mất cha rồi, con mới hiểu không đau thương nào xót xa hơn”. MV của ca khúc này cũng gây xúc động mạnh với người xem bởi hình ảnh người cha gầy guộc, chăm lo cho người con trai của mình từ khi còn tấm bé đến lúc trưởng thành, rời quê hương lên thành phố lập nghiệp. Hình bóng cha già. Một ca khúc mà chắc hẳn khi nghe nó ai trong chúng ta cũng đều có những cảm xúc không thể cất thành lời về người kính yêu của mình.
Mẹ Tôi – Trần Tiến
Mẹ là đề tài không bao giờ vơi cạn trong nền âm nhạc Việt. Viết về mẹ, mỗi nhạc sĩ lại có những cảm xúc chứa chan riêng. Khi nhắc đến những sáng tác hay về hình ảnh người mẹ, không thể không nhắc đến “Mẹ tôi” của nhạc sĩ Trần Tiến. “Mẹ tôi” là ca khúc được viết ra từ chính nỗi lòng của nhạc sĩ Trần Tiến.
Theo ca sĩ Trần Thu Hà cháu của nhạc sĩ Trần Tiến, “Mẹ tôi” là ca khúc Trần Tiến dành để tưởng nhớ đến người mẹ đã khuất của mình. Là người gắn bó với mẹ nhất trong gia đình, ông viết nên những câu ca như rút ruột, rút gan. Trong một lần giỗ mẹ, Trần Tiến đã hát ca khúc này khiến cả nhà đều xúc động. Lời bài hát như những chiêm nghiệm của một người con đã lớn tuổi khi nhìn về những vất vả và tình yêu thương bao la của người mẹ. Chỉ đến khi con người ta đủ trải nghiệm thì mới thấu hiểu sâu sắc tình yêu của mẹ.
Ánh mắt của cha – Lam Trường
Ánh mắt của cha là ca khúc gắn liền tên tuổi của Lam Trường những ngày đầu đi hát. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Minh Châu được A2 thể hiện rất thành công tại nhiều sự kiện âm nhạc. Ánh mắt của cha lời ca khúc viết về cha thật mộc mạc chân thành: “Một đời cha lo gánh mưu sinh vì tương lai của đứa con mình. Trong ánh mắt hi vọng, mong ngày mai con yêu thành công”. Giai điệu nhẹ nhàng, đi sâu vào lòng người được thể hiện bởi giọng hát đầy da diết của Lam Trường chắc chắn sẽ là một ca khúc thật thích hợp để nghe vào ngày gia đình.
Khúc hát cha yêu – Lý Hải
Khúc hát cha yêu là một ca khúc khá “lạc loài” trong số những bài hát về cha. Bởi lẽ nếu như hầu hết các khúc về cha đều có giai điệu nhẹ nhàng, trầm buồn thì ngược lại, Khúc hát cha yêu lại khiến người nghe ấn tượng bởi tiết tấu và nhịp điệu vui tươi, trẻ trung. Nhưng chính điều lạ này đã khiến ca khúc đi vào lòng khán giả trẻ sâu sắc và ý nghĩa hơn.
Cha – MTV
Với ca khúc Cha, nhóm nhạc đình đám một thời MTV và những người bạn đã gửi đến bậc sinh thành của mình lời yêu thương sâu sắc. Bên cạnh đó bài hát cũng như một lời nhắc nhở đến tất cả những người con may mắn vẫn còn có cha, có mẹ trên đời. “Cha” ca khúc với giai điệu đẹp và phần nội dung rất ý nghĩa đã từng “gây sốt” cộng đồng mạng khi ra mắt cách đây vài năm. Đây cũng là sản phẩm đánh dấu sự tái hợp của nhóm nhạc gạo cội MTV.
Chị tôi – Trần Tiến
“Chị tôi” kể về cuộc đời của một người chị tảo tần sớm hôm, hi sinh cả tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng của mình để lo cho đàn em. Hát về ca khúc mộc mạc và da diết đến thắt lòng này, nhiều nghệ sĩ như Bằng Kiều, Quang Linh, Tùng Dương đều từng mang đến cho khán giả sự xúc động và niềm đồng cảm riêng.
Tuy nhiên, theo nhiều khán giả, “cha đẻ” của ca khúc nhạc sĩ Trần Tiến là người thể hiện ca khúc này thành công nhất.Tác giả của hàng loạt ca khúc đồng quê từng tâm sự rằng, đời nhạc sĩ, ca sĩ của ông sợ nhất là phải hát 2 ca khúc “Chị tôi” và “Vết chân tròn trên cát”. Có lẽ khi những lời ca cất lên, trái tim người lính một thời ấy phải sống lại những nỗi đau mà ông đã trải qua. Những câu chữ mộc mạc, lối hát như tỉ tê kể chuyện, âm nhạc chân chất từ cây ghi ta nhuốm màu thời gian lại tha thiết và da diết đến lạ.
Có thể bạn thích: