Bảo Định Giang (1919-2005) tên thật là Nguyễn Thanh Danh, nguyên quán tại Xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Các bút danh khác: Nguyễn Thanh, Thu Thuỷ, Văn Kỹ Thanh, Nguyễn Tịnh Hà. Thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Bảo Định Giang xuất thân trong gia đình địa chủ phá sản. Từ năm 1939 ông kết hợp với bác sĩ Dương Tấn Tươi sáng lập Hội Khuyến học tỉnh Mỹ Tho. Trong thời kỳ chống Pháp ông hoạt động thông tin, báo chí ở chiến trường Đông Nam Bộ. Ông đã từng kinh qua các chức vụ: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, Vụ phó Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương, Tổng biên tập báo Văn nghệ, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Tổng biên tập báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh…TopChuan.Com xin giới thiệu những bài thơ hay của ông.
Bài thơ: Có những mùa xuân
Có những mùa xuân
Còn nhớ ngày xưa tôi đón xuân
Với lòng thơ bé tuổi lên năm
Chỉ ưa áo mới thèm quà bánh
Xác pháo thích nhìn rải đỏ sân.
Chiều ba mươi tết cha tôi viết
Liễn đỏ nghênh xuân dán khắp nhà
Sựo hết ngày vui tôi hỏi mẹ
Buồn nghe người đáp: (Đến mồng ba!).
Còn nhớ ngày xưa tôi đón xuân
Với lòng phơi phới tuổi mười lăm
Yêu mai có bướm bay về đậu
Tiếc nắng chiều xuân sẽ tắt dần.
Xuân đến ngày nay tôi đón xuân
Với lòng rạo rực tuổi công dân
Một ngày nghĩa nước chưa quên nợ
Chén rượu kề môi vẫn ngại ngần.
Tiếng pháo mừng xuân giữa ngày Tết nay
Sẽ là những loại súng vang tai
Đánh tan hồn phách quân xâm lược
Để được vui xuân giữa vạn người.
Hăng hái xông lên vệ quốc quân!
Ngày mai ta tặng quà Xuân:
Xóm thôn giải phóng vui ngày hội
Đất nước đẹp tươi, xoá vết hằn.
Ờ nhỉ ngày mai có thích không?
Khắp nơi ta dựng ngọn cờ hồng!
Cây nên ta đó trong ngày Tết
Thờ phụng chung nhau một tấm lòng!
Đồng Tháp Mười, Tết 1946
Bài thơ: Những trang sách quý
Những trang sách quý
Hỡi các em gái và trai Ba Lan đi viếng nghĩa địa Pan-mi-ry hôm nay!
Các em ơi! những người nằm đó là ai?
Ân nhân của riêng các em chăng?
– Không! Của các anh đó!
Các em hãy trông này:
Những tấm bia của từng ngôi mộ không ghi tháng ngày
Trong không gian và thời gian vô tận
Họ sống muôn đời;
Rừng thông lớn như thổi, từng lúc reo lên như tiếng họ hát
Mặt trời mọc sớm nay sáng sủa như mặt họ cười.
Họ là Lương tâm và Danh dự của loài người.
Họ- hàng nghìn người – mang một tên chung rất đẹp: Ba Lan
An là người miền Nam Việt Nam
Quê anh chín năm gian khổ đuổi giặc Pháp
Giặc Pháp cút
Mỹ Diệm – bọn giặc mới –
Giết người thân thuộc của anh rất rã man.
Miền Nam – nơi chôn rau cắt rốn của anh –
Hàng triệu người đang đứng dậy
Mẹ già tóc bạc phơ cũng cầm gậy ném vào đầu thù.
Tất cả không hề sợ rơi đấu
Không hề sợ tội tù
Chỉ sợ mất Tự do
Các em ơi!
Những người đang yên nghỉ nơi này trước giờ gục ngã
Họ không đòi hỏi gì cho bản thân họ cả
Họ chỉ nhắn nhủ mọi người:
“Nói đến Tổ quốc Ba Lan dễ
làm việc được cho nó rất khó
dám chết cho nói càng khó
Nhưng khó hơn cả là sự kiên nhẫn”
Em gái và em trai nhỏ Ba Lan
Có mái tóc mượt mà rất đẹp của anh ơi!
Ở trường chắc các em có nhiều sách đọc
Nhưng ở mỗi cái bia này xin em hãy học
Ý nghĩa của từng lời
Để chuẩn bị vào đời.
Nghĩa địa Pan-mi-ry:
trường học lớn!
Từng cái bia ở Pan-mi-ry:
những trang sách quý
mở ra giữa đời
Hãy học mãi em ơi!
Vác-sa-va, 4-1962
Bài thơ: Một ngày xa bến
Một ngày xa bến
Dù cho sóng vỗ bềnh bồng
Không đi không được dục lòng phải đi
Dù thân trải bước gian nguy
Thương đời dân chúng, xót vì nước non.
Cháy lòng – một trái tim son
Biển đông tát cạn, nỗi buồn chẳng vơi.
Ra đi chẳng đợi ai mời
Ngày về thầm hẹn – phương trời tuyết sương
Nhớ dừa dáng đứng quê hương
Một vườn cau nhỏ để thương vạn ngày.
Sáng lòng, vận nước cơ may
Mở trang sử mới từ giây phút nầy.
Núi cao, biển rộng – ơn Người
Một ngày xa bến ngàn đời ở hoa.
Nguồn: “Kiến thức ngày nay” năm 1989
Bài thơ: Chị ơi chị
Chị ơi chị
(Tưởng nhớ chị Nguyễn Thị Minh Khai, người nữ đảng viên cộng sản quang vinh, đã hy sinh năm 1941, trước máy chém của đế quốc Pháp, sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại)
Đêm về trong gió lạnh
Nghe hát khúc (mùa đông)
Sực nhớ ra năm trước
Đây mùa tang tóc chung
Mẹ hiền là Tổ quốc
Mẹ khổ, con long đong
Thân con là giọt nước
Ơn mẹ bể mênh mông.
Chị ơi em nhớ chị
Sắt son giữ một lòng
Đem chết đền ơn nước
Cách mạng sẽ thành công!
Nhà giam bao khổn nhục
Kìm kẹp nhẹ như không
Chị cười trong lạnh nhạt
Điềm nhiên chẳng hãi hùng.
Chịu khổ một thân chị
Cho đời vui sướng chung
Chị khơi nguồn tin tưởng
Thất bại mẹ thành công!
Qua ngày dài u ám
Qua đêm tối mịt mùng
Chị ơi về đây chị
Non sông đã rạng hồng!
Mỹ Tho, 10-1945
Bài thơ: Tình Tháp Mười
Tình Tháp Mười
Ai ơi! Có nhớ Tháp Mười
Về đây tìm lại dấu người xưa, xa…
Sen đồng nay đã nở hoa
Mùi hương đằm thắm cho ta nhớ mình
Hây hây nắng xế dịu lành
Rặng tràm ngả bóng bờ kênh so hàng
Tình thương đất nước mênh mang
Hồn vui như nắng trải vàng ruộng xanh
Nước phèn trong vắt thủy tinh
Bưng sâu thấy đáy tâm tình nông dân
Gái trai lưu luyến mùa trăng
Câu hò thêm đậm tinh thần nước non
Trăm cay nghìn đắng khôn sờn
Lòng người sau trước sắt son một lòng
Bâng khuâng ai có thấu cùng
Còn đây mà lại tưởng chừng sắp xa
Ngày mai Tổ quốc reo ca
Bờ kênh ruộng lúa có ta bên mình.
(Những ngày chuẩn bị nhận công tác ở miền Tây, 7-1949)
Bài thơ: Dư đồ tổ quốc
Dư đồ tổ quốc
Thức mãi đêm dài không chợp mắt
Năm canh tâm sự những mơ mòng
Dư đồ Tổ quốc ôi! Tha thiết
Đã mấy nghìn năm một núi sông.
Đây Hồ Hoàn Kiếm một thời xưa
Thành cũ Thăng Long ngọn Tháp Rùa
Dĩ vãng vẫn còn in dấu vết
Gươm thiêng một chiếc vững triều vua.
Sông nhị ai khơi dòng nước chảy
Núi Nùng ai đã nhọc công xây?
Cháu con dù có chia năm ngả
Cắt rốn chôn rau nhớ chốn này.
Một dải Hoành Sơn vững vạn đời
Đèo ngang bóng xế ánh vàng phai
“Dừng chân ngoảng lại trời non nước”
Tiếng cuốc nghìn xưa xé ruột ai…
Réo rắt dòng Hương giọng hữu tình
Đêm đêm còn nhớ điệu Nam Bình?
Tiếng chuông Thiên Mụ ngôi chùa cổ
Lay tỉnh hồn ai trống trở canh
Đỉnh ngự chiều hôm mây phủ trắng
Bâng khuâng thương tiếc một thời xuâ
Bảy mươi tư tuổi nghìn tâm sự:
“Thiên hạ hà nhân bất thức quân?”
Dòng nước Đồng Nai chảy lượn quanh
Ôm tròn làng xóm biết bao tình
Trăm năm “hào khí” thường quy tụ
Dưới dặng dừa xanh bóng mát xanh.
Nước quyện phù sa sông Cửu Long
Đôi bờ xanh mượt: lúa mênh mông
Vườn xoài rợp bóng quê ta đó
Một phút đời chân phút chạnh lòng.
Đây mũi cà mau mỏn đất xa
Khai hoang lập nghiệp nhớ người xưa
Quản bao nước mắt, mồ hôi đổ
(Mười cảnh hà Tiên) khéo điểm tô!
Nghìn dặm giang sơn vốn nước nhà
Bốn nghìn năm lẻ một ông cha
Bốn nghìn năm lẻ chung hồn nước
Biết mấy thương yêu, mấy đậm đà.
Nhìn mãi dư đồ mà thổn thứuc
MÀ thêm căm giận lúc tam tàn
Phen này dù chết ta cam chết
Thề vững vuông tròn đất Việt Nam!
Bài thơ: Nhớ Nam Bộ
Nhớ Nam Bộ
I – Miền Đông
Nhớ chiều khu xưa cực kéo dài
Bốn mùa trời dãi lấtù bay
Lâu lâu thèm thịt đào con cúi
Bụng đói đi moi mớ củ mài.
Đánh Pháp vừa xong ai ngỡ đâu
Lửa bom Mỹ -Diệm dội lên đầu
Suối xưa lại uống, rừng xưa ở
Kháng chiến lần này lại gặp nhau
II – Miền Trung (Đồng Tháp Mười)
Đồng ruộng như lòng của mẹ tôi
Yêu con đùm bọc khắp trăm người
Nhưng lòng quyết chẳng dung tha giặc
Những đưa con hoang dại giống nòi.
Trong vắt gương soi: ao nước phèn
Khắp vùng vẫn toả ngát hương sen
Cảnh xưa dấu đẹp chờ người cũ
Thương nhớ nhau hoài đêm lại đêm!
III – Miền Tây
Rễ được xoè ra: triệu ngón tay
Bám vào lòng đất, đố ai lay!
Đọt dừa nước nhọn: nghìn gươm sắc
Thách lũ giặc trời bay xuống!
Nghe rõ từng hồi nước Cửu Long
Sóng dâng muôn đợt, sóng trong lòng
Bóng đêm sắp tắt cờ lên đỏ
Trời của quê ta đã ửng hồng!
Hà Nội, những ngày tháng 7 -1960
Bài thơ: Cánh đồng quê tôi
Cánh đồng quê tôi
Khi nghe tin quân ta dọn sạch chi khu
Ngã Sáu và nhiều đồn bốt khác ở trung
(Tâm Đồng Tháp Mười)
Mỹ Nguỵ tan rồi là sự sống
Cá tôm đầy lọp lúa xanh đồng
Đời vui cảnh vật nhân đôi cả
Mây đẹp trời xa – hoa mặt sóng.
Hà Nội, 4-1975
Bài thơ: Đất nước vào xuân
Đất nước vào xuân
Thủ đô ta muôn thuở tự hào thay
Xưa Đống Đa voi gầm, nay Ba Đình pháo nổ
Một trận ra oai quân thù cuốn vó
Đất nước vào xuân, trống giục cờ bay!
Chào Kôn Tum, Quảng Trị! Chào An Lộc, Bình Dương!
Chào từng góc phố! Chào mỗi con đường
Im triệu dấu chân những anh hùng cứu nước
Đưa ngọn cờ Hồ Chí Minh tiến ra phía trước!
“Nam – Bắc hai miền đều đánh giỏi”
Đêm hành quân thơm ngát mùi hoa
Từ Ngọc Hà toả ra trăm lối
Quyện bên ngườ năm tháng xông pha.
Một Bản Tuyên ngôn, một tờ Di Chúc:
“Đồng bào nghe rõ không?” sáng tỏ nghìn sau
“Quét sạch nó đi!” sấm sét dội đầu thù
Chiến công đầu là chiến công của Bác!
Trung ương ta, ta thường gọi rất yêu thân:
– Anh Cả, anh Ba, anh Năm, anh Sáu…
Bên Bác, các anh trọn đời chiến đấu,
Đảng ta ơi! Người đẹp tuyệt trần!
Từng đắng cay mới hay vị ngọt
Mùa đông tàn ấm giọt mưa xuân:
Đường dưới chân ta trải ra mát mẻ
Dọn sạch trông gai há dễ một lần!
Chưa dừng bước khi chưa toàn thắng
Đường còn dài không nài mưa nắng
Trận hôm nay nào phải sau cùng
Ma quỷ còn kia, trước mặt, sau lưng…
Trời hôm nay lất phất mưa bay
Nhớ thương ai da diết đêm dài
Miền Nam ơi! dù bom cây nát mặt
Trên thế gian Người xinh nhất ai tày!
Hà Nội, Xuân 1973
Bài thơ: Mây trắng bến Nhà Rồng
Mây trắng bến Nhà Rồng
Thắm một sắc cờ hoa phượng nở
Xanh trời cao vút những thân sao
Nắng vàng trải mỏng dài theo phố
Tường ánh màu vôi mới trắng phau.
Thành phố tên Người đẹp tháng năm
Đường ken xe đạp buổi đi làm
Rợp tàn vú sữa sân nhà trẻ
Các cháu vui đùa dưới bóng râm.
Chóng lớn “Cháu ngoan của Bác Hồ!”
Tình thương dồn cả tuổi măng tơ
Một sương, hai nắng lòng cô bác
Chăm chút mầm non hẹn tốt mùa
Hạt giống người gieo nay chín rộ
Hai mùa kháng chiến khép thành thơ
Mồ hôi, máu đổ không chùn bước
Triệu đoá hoa xuân nở dưới cờ!
Được thở tự do dẫu một ngày
Tình người ấm lại chất men say
Trăm năm thoát khỏi đời nô lệ
Lưỡi vẫn còn tê vị đắng cay!
Muôn dặm bồng bềnh thủa Bác đi
Bồi tàu, rửa ảnh chẳng hề chi
Trời Âu quét tuyết đêm băng giá
Tim đỏ Lênin sáng lối về.
Cháo bẹ, rau măng rừng Pắc Bó
Gió lồng hang đá ngọn đèn khuya
Non sông ngàn dặm sao trời tỏ
Thế giới năm Châu đẹp bạn bè.
Chỉ nặng mỗi lòng tham tột bậc:
Người người áo ấm với cơm no
Con em đến tuổi vui đi học
Đất nước muôn đời được tự do
Bốn phương vô sản anh em cả
Muôn dặm quan san vốn một nhà
Mặt đất, thiên đường vui được nữa
“Đường lên hạnh phúc” cuối trời xa.
Tiếng sủa bên đường vẫn sáng trăng
Đường ta bay vỗ cánh chim bằng
Mác – Lênin đời xanh mầm sống
Rơi rụng bao nhiêu sắc úa vàng
Di chúc mỗi dòng rỏ máu tim
Muôn vàn thân ái gửi trăm miền
Mặc cơn đau buốt tình non nước
Hơi thở còn không phút lãng quên.
Thanh thản ra về nơi cõi thọ
Một toà đồ sộ Mác – Lênin
Xanh trong hồ ngọc, thơm lan, huệ
Cao cả cho đời một đức tin.
Bóng tối đã lùi tận góc xa
Tháng năm sao mọc sáng muôn nhà
Bồi hồi bến cũ về thăm lại
Mây trắng Nhà Rồng nhớ Bác xưa.
Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1999
Có thể bạn thích: