Sách – một kho tàng tri thức, luôn ở gần chúng ta mọi lúc mọi nơi, sách mang đến bao điều lý thú, chứa đựng trong đó biết bao triết lý của cuộc sống mà các vị tiền bối đã đúc kết bằng kinh nghiệm của mình. Mỗi cuốn sách là một kho tư liệu, là nơi lưu giữ mọi giá trị xưa và nay, là công cụ không thể thiếu trong quá trình học tập, tuy nhiên để đọc sách mà dễ tiếp thu, có hiệu quả thì không phải dễ, nhưng cũng không phải quá khó điều quan trọng là ta tiếp nhận theo những cách như thế nào mà thôi. Vì vậy sau đây tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 10 bí quyết để đọc sách đạt hiệu quả tốt nhất.
Tổng hợp lại kiến thức
Sau khi đã đọc xong việc quan trọng không kém để xác định xem bạn thu được những gì trong cuốn sách vừa đọc đó là việc bạn phải tổng hợp lại toàn bộ, đầu tiên bạn sẽ tự ghi nhớ xem là mình đã tiếp thu được những gì và còn thiếu sót những gì đã hoàn thành được mục tiêu đề ra ban đầu chưa, sau đó ghi ra giấy và đem đối chiếu lại những gì ghi được khi đọc để xác định lại những gì đã làm được và những gì còn hạn chế để tiếp tục khắc phục.
Xác định mục tiêu đọc sách
Mỗi người đọc sách đều có những mục tiêu khác nhau, có người đọc để thấu hiểu, có người đọc để tiếp thu thêm kiến thức, có người đọc để nghiên cứu, có người đọc để giải trí… nhưng dù thế nào đi chăng nữa trước khi đọc bạn cũng phải xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể của mình, chẳng hạn bạn sẽ đọc cuốn sách này trong bao lâu? Bạn cần nắm được nội dung gì sau khi đọc xong nó? Bạn cần làm gì để ghi nhớ được nội dung của cuốn sách. Có như thế mới đảm bảo mang lại hiệu quả được, bởi vì bạn đã xác định đầu tư tiền bạc và thời gian cho nó thì phải xác định thu được kiến thức mà bạn cần.
Xem mục lục và tìm hiểu địa chỉ
Điều đầu tiên bạn nên xem trang đầu và trang cuối để biết được thông tin về tên cuốn sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, để khi nào bạn bè hay người thân cần cuốn này bạn có thể nhớ ra ngay để giúp họ. Sau đó bạn mở trang cuối cuốn sách là nơi viết mục lục nó sẽ là bộ khung cơ bản của cuốn sách đó, nó chứa đựng nội dung cơ bản sắp xếp theo trình tự có logic nhất định, khi ấy bạn có thể tò mò xem là tại sao lại sắp xếp như vậy, sắp xếp như vậy có mục đích gì? tạo hứng thú trước khi đọc.
Thực hành và vận dụng
Việc xác định bạn thành công trong việc đọc sách hay không ngoài việc xem bạn tiếp nhận được lượng kiến thức như thế nào thì còn phải xem bạn vận dụng được chúng ra sao, lúc đó dựa trên kết quả mới xác định được đã thành công hoàn thành mục tiêu hay chưa. Thực hành rất đơn giản, bạn có thể làm tất cả những bài tập hay trả lời hết những câu hỏi mà trong sách có, nếu không thì bạn vận dụng trực tiếp vào trong cuộc sống hàng ngày như thế vừa rất có ích vừa giúp bạn nhớ rất lâu.
Ghi chép khi đọc
Đây được coi là khâu rất quan trọng khi đọc sách bởi lẽ nó giúp ích cho ta rất nhiều, khi bạn đọc đến nội dung nào quan trọng bạn nên nhanh tay ghi luôn giấy điều này giúp bạn dễ dàng không chỉ nhớ được mà còn rất thuận lợi cho việc tổng hợp kiến thức mà chỉ nhìn qua thôi bạn cũng đã nắm được nội dung chính. Bạn cũng cần chú ý đến cách ghi, đầu tiên là ghi những câu được cho là luận điểm chính sau đó ghi ra những luận cứ để giải thích cho luận điểm, rồi cuối cùng là nhận xét và đánh giá.
Tập trung tư tưởng cao độ
không chỉ riêng gì việc bạn đọc sách, mà bất cứ việc gì cũng vậy, muốn đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tư tưởng. Ví dụ đơn giản như sau: khi bạn đọc sách mà trong đầu bạn lại nghĩ về người yêu hoặc hình dung về bộ phim mới xem, hay lại hát vu vơ theo lời một bài hát nào đó… thì chắc chắn rằng bạn sẽ không thể nhớ được mình vừa đọc cái gì. Nhưng nếu đổi lại bạn hết sức thoải mái về tâm lý, bạn đã sẵn sàng cho việc đón nhận tri thức mới thì việc bạn nắm bắt được những tri thức quý báu của cuốn sách là điều tất nhiên. Để làm được bạn cũng cần có ý chí vững vàng và tập trung tối đa tư tưởng.
Thường xuyên luyện tập
Hãy dành ra cho mình mỗi ngày một khoảng thời gian nhất định cho việc đọc sách, điều này vừa giúp bạn rèn luyện kỹ năng đọc của mình một cách thuần thục, vừa giúp bạn tạo thói quen tốt để làm chủ những tri thức bao la. Hãy luôn mang bên mình những cuốn sách cần thiết coi sách như những người bạn để bất cứ khi nào rảnh cũng có thể mang ra để đón nhận bài học mới.
Đọc kỹ lời tựa (lời mở đầu)
Nếu như bìa mục lục cho ta biết bộ khung của cuốn sách thì lời tựa đi sâu hơn một chút, thông qua lời tựa các bạn sẽ biết được cuốn sách viết về vấn đề gì, nội dung cơ bản của nó ra sao, mục đích tác giả hướng đến là như thế nào và bước đầu hình thành mục tiêu cho bạn trong đầu.
Chuẩn bị một quyển sổ ghi chú
Bạn đã biết mỗi cuốn sách đều chứa đựng lượng kiến thức hết sức khổng lồ, dù cho bạn có phương pháp đúng đắn và có trí nhớ tốt đi chăng nữa thì cũng không thể ghi nhớ được toàn bộ nội dung của cuốn sách, điều này rất là đáng tiếc bởi vì chỉ cần lỡ một chút thì có thể những kiến thức giúp ích cho bạn lại bị bỏ qua mà bạn không hề biết. Cho nên bạn nên chuẩn bị thật kỹ trước khi đọc, sắm cho mình một quyển sổ ghi chú, đọc tới trang nào mà bạn thấy có nội dung nào cần thiết cốt yếu thì bạn ghi luôn ra sổ, cứ như vậy cho đến khi đọc xong thì chỉ cần nhìn vào sổ của mình là bạn có thể nắm được phần lớn nội dung mà không sợ bỏ sót.
Cách đọc sách
Nếu như không có cách đọc hợp lý thì bạn sẽ không thể thu được bất cứ điều gì mà chỉ tốn thời gian và công sức một cách vô ích, thậm chí nhiều người khi đọc sách còn cảm thấy rất buồn ngủ, gật gù trên bàn…và nhiều điều khác nữa, chính vì thế để đọc tốt nhất thì các bạn đọc theo thứ tự từ trên xuống từ trái qua phải, lần đầu bạn đọc lướt nhanh những không có nghĩa đọc cho nhanh xong, đọc nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo đúng và đủ nội dung, đọc lướt nhanh vừa giúp bạn không buồn ngủ vì đang phải tập trung cao độ, đọc những từ khóa và lướt nhanh những từ không cần thiết, cần học cách nắm bắt mấu chốt của vấn đề, thâu tóm nhanh những cái cơ bản. Thường xuyên rèn luyện theo cách này chắc chắn bạn sẽ tiến bộ, khả năng đọc nhanh hơn và tiếp thu nhanh hơn.
Có thể bạn thích: