Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 10 CEO quyền lực nhất thế giới năm 2016. Những nhân vật này có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực và là những người rất giàu có. Để có được thành công như hôm nay họ đã sống và làm việc như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Mark Zuckerberg, Facebook
Danh vọng và giàu có là những gì Mark Zuckerberg đã đạt được cùng Facebook sau hành trình kết nối hàng tỷ người trên khắp thế giới. Anh đã trở thành nhân vật quyền lực do tạp chí Forbes bình chọn. Hãy cùng xem những kinh nghiệm, chia sẻ của Mark để có được thành công như hôm nay.
Nuôi dưỡng ước mơ. Nhiều người vẫn cho rằng Mark Zuckerberg trở thành triệu phú một cách dễ dàng, họ nghĩ anh tạo nên Facebook chỉ bằng một cú búng tay. Sự thật là, Mark Zuckerberg không phải là hình mẫu thành công trong một sớm một chiều. Hành trình đến với danh vọng và giàu sang của anh khởi đầu từ một ước mơ, một khao khát mà anh sẵn lòng hy sinh tất cả để đạt được.CEO FACEBOOK – MARK ZUCKERBERG, THÀNH CÔNG BẰNG CÁCH NÀO? Đó là lý do Napoleon Hill từng nói: “Khao khát là khởi điểm của mọi thành tựu.”
Nghĩ lớn
Facebook là một dự án nằm trên máy tính của Mark Zuckerberg và anh hoàn toàn có thể chọn cách bán nó đi, nhưng anh đã từ chối. Anh từ chối bởi cái mà anh tìm kiếm không phải là một khoản tiền; điều anh thật sự quan tâm là Facebook sẽ giúp thế rộng mở hơn, mọi người liên lạc với nhau dễ dàng hơn. Facebook từng là một dự án nhỏ, song giấc mơ của Mark Zuckerberg không hề nhỏ bé.
Tin vào bản thân
Tin tưởng vào bản thân là điều kiện tiên quyết để thành công, và Mark Zuckerberg có thừa sự tự tin. Bạn sẽ không bao giờ tạo dựng thành công trong sự nghiệp bằng cách đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Đừng bao giờ tự đánh giá thấp bản thân; hãy vững tin vào chính mình và những khả năng sẵn có – và bạn sẽ thành công.
Theo đuổi niềm đam mê
Điều gì khiến bạn đam mê? Bạn có sẵn sàng để theo đuổi niềm đam mê ấy? Bạn có sẵn lòng hy sinh cho đam mê của mình? Đây là những câu hỏi bạn cần trả lời nếu muốn lặp lại thành công của Mark Zuckerberg.
Mark Zuckerberg say mê việc lập trình ngay từ thời thơ ấu và không ngừng theo đuổi niềm đam mê của mình, ngay cả khi điều này buộc anh phải mạo hiểm cả cuộc đời mình. Anh đã bỏ dở việc học ở trường đại học chỉ để chắc chắn rằng niềm đam mê của anh không bao giờ tắt. Sự mạo hiểm này đưa anh vào danh sách những triệu phú bỏ học giữa chừng giàu nhất thế giới. Quyết tâm cao độ chính là chìa khóa để tạo dựng nên sự nghiệp lớn từ con số không.
Chấp nhận sự phê bình
Cũng như mọi doanh nhân thành đạt; Mark Zuckerberg luôn phải đối diện với những luồng phê bình chỉ trích. Tuy nhiên, những ý kiến ấy không làm anh nao núng. Sự phê bình là điều cần thiết trên con đường dẫn đến thành công, vì thế, bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để không chỉ chấp nhận mà còn biết cách sử dụng nó như một lực đẩy. Đừng để sự phê bình khiến bạn rơi lại phía sau; thay vì thế, hãy dùng nó như một bước đệm để tiến xa hơn nữa.
Đừng sợ thách thức những kẻ khổng lồ
Mark Zuckerberg muốn Facebook trở thành trung tâm của internet, nhưng anh gặp phải một chướng ngại vật, một người khổng lồ không thể lay chuyển với vị thế vững chắc. Đó chính là Google. Mark có e sợ đối mặt với Google không? Câu trả lời là không. Đôi khi, thành công được tìm thấy ngay dưới chân người khổng lồ, nơi nhiều khó khăn và thử thách nhất. Khi đó chỉ có lòng can đảm mới đủ sức đương đầu với sự mạo hiểm và chắc chắn phần thưởng sẽ là xứng đáng. Giờ đây, Facebook từ con số không đã trở thành đối thủ xứng tầm mà gã khổng lồ Google phải luôn dè chừng.
Tập trung và kiên trì
“Điều tôi thật sự quan tâm là sứ mệnh của Facebook: khiến thế giới trở nên rộng mở hơn” – Mark Zuckerberg.Bạn có biết lý do vì sao Facebook có thể đương đầu với Google? Câu trả lời nằm ở việc Mark Zuckerberg đã tập trung hoàn thành sứ mệnh của Facebook. Đó là lý do vì sao những nhân vật thành đạt như Warren Buffett, Bill Gates và Andrew Carnegie luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tập trung. Những nỗ lực phân tán đưa đến kết quả tối thiểu; ngược lại, những nỗ lực tập trung đem lại kết quả tối đa. Vì thế, hãy xác định một mục tiêu rõ ràng cho con đường sự nghiệp và tập trung khả năng và nguồn lực để đạt được mục tiêu đó!
Giá trị vốn hóa của Facebook hiện nay là 340 tỷ USD.
Elon Musk, Tesla
Những gì mà Elon Musk tạo ra, đúng với những thứ mà ông đã từng muốn làm lúc trẻ, vì ông biết chúng ảnh hưởng tới tương lai của loài người: “Thứ nhất là internet, thứ hai là năng lượng sạch, và thứ ba là vũ trụ”.
Elon Musk sinh ngày 28/06/1971 tại Pretoria, Nam Phi. Mẹ là người gốc Canada, còn bố là người Nam Phi. Ngay từ nhỏ, Elon Musk đã cho thấy sự khác biệt so với những đứa trẻ cùng lứa.Một trong những lý do khiến Musk ra đi là do cuộc nội chiến ở đất nước này, và một nguyên do khác là vì ông có khát khao được đến Mỹ để học tập và làm việc.
Đến Canada, Elon Musk theo học tại trường Đại học Queen hai năm và sau đó chuyển sang học ở Đại học Pennsylvania, Mỹ. Tại đây ông đã tốt nghiệp Cử nhân kinh tế và Vật lý học. Ông tiếp tục theo học tiến sĩ ngành Khoa học vật liệu và Vật lý ứng dụng tại Đại học Stanford nhưng rồi bỏ ngang để phát triển Zip2, một ứng dụng cho phép xuất bản các nội dung trực tuyến dành cho các hãng thông tấn xã, cùng với với em trai Kimbal Musk.
Đến năm 1999, Ông kiếm được 22 triệu USD từ việc bán Zip2. Liên tục những năm sau đó, Elon Musk đã thành lập 3 công ty đại diện cho 3 “mơ ước” của ông đó chính là PayPal – ở lĩnh vực internet, Tesla Motors – lĩnh vực năng lượng sạch, và SpaceX – lĩnh vực không gian vũ trụ.
Ước tính giá trị vốn hóa thị trường của Tesla là 31 tỷ USD.
Jeffrey Immelt, GE
Jeff Immelt hiện là Chủ tịch và CEO của Tập đoàn General Electric (GE) từ năm 2001. Ông từng 3 lần được bầu chọn là một trong những “CEO giỏi nhất toàn cầu” do Tạp chí Barron tổ chức. Ông hiện là thành viên của Hội đồng tư vấn Kinh tế dưới quyền Tổng thống Obama. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Toán tại ĐH Dartmouth năm 1978 và nhận bằng MBA tại Harvard năm 1982. Trong thế kỷ 21, thành công có thể đến rất nhanh nhưng cũng có thể biến mất chỉ sau một đêm. Những người thành công là những người biết nhận ra xu thế mới, học cách thay đổi nhanh chóng, hợp tác và cùng sáng tạo để đi tới kết quả cuối cùng.
Trong thế kỷ 21, thành công có thể đến rất nhanh nhưng cũng có thể biến mất chỉ sau một đêm. Những người thành công là những người biết nhận ra xu thế mới, học cách thay đổi nhanh chóng, hợp tác và cùng sáng tạo để đi tới kết quả cuối cùng. Dưới đây là những điều tôi nghĩ sẽ giúp các bạn thành công trong một thế giới đầy biến động này.
Đầu tiên, bạn cần học cách thay đổi.
Chúng ta không thể biết khi nào nền kinh tế mới bình ổn trở lại vì thế càng không thể trông chờ vào một sự chắc chắn trong tương lai. Ngày nay, chúng ta tạo ra tương lai cho chính mình và điều này đồng nghĩa với một sự thay đổi từ chính bản thân chúng ta.
Vài năm trước đây, tôi chẳng bao giờ có thể hình dung ra GE sẽ trở thành một công ty phần mềm. Phải, mảng IT nên dành cho những startup mới nổi có thể làm thay đổi thế giới như Facebook hay Google chứ không phải một công ty “già nua” được thành lập từ thế kỷ 19 như GE.Nhưng ngày nay, phần mềm và phân tích dữ liệu đang ngày trở nên cấp thiết hơn. Con người ngày càng cần hơn những cỗ máy thông minh với “big data”. Vì thế chúng tôi vẫn đang ngày đêm tìm kiếm những tài năng trẻ để giúp chúng tôi và hiển nhiên những “ông già” như tôi cũng phải học cách thay đổi để theo kịp với họ. Chúng tôi cũng đâu còn sự lựa chọn nào khác.
Nhưng để thay đổi, bạn cần không ngừng học hỏi
Trước đây, Thomas Edison thường nhìn vào cái mà thế giới cần rồi cố gắng phát minh ra những cái đó. Mỗi khi hoàn thành xong một phát minh, ông lại tiếp tục tìm kiếm và chế tạo những cái tiếp theo. Tất cả chỉ vì một mục đích khiến cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.Và tư tưởng đó của ông vẫn là kim chỉ nam cho tất cả chúng tôi ngày nay tại GE. Học tập để không ngừng thay đổi, không chỉ cho hôm nay mà còn cho tương lai phía trước.Khi tôi còn phụ trách mảng dịch vụ khách hàng của GE vào năm 1989 và hãng gặp phải một “thảm hoạ” khi buộc phải thay thế hơn 3 triệu máy nén khí (compressor) trong tủ lạnh của khách hàng. Chắc bạn cũng hiểu một chiếc tủ lạnh mà bị hỏng bộ phận này sẽ chỉ còn là một “chiếc tủ” mà thôi.Và chúng tôi đã phải tới từng hộ gia đình để sửa lại bộ phận này. Phải nói rằng, với một người chuyên ngành Toán như tôi, được ngồi trong bếp sửa tủ lạnh cho khách hàng với đống kem chảy nước bên cạnh quả là một bài học thấm thía.
Mỗi thất bại sẽ mang bạn gần hơn tới thực tế để bạn tiếp tục sáng tạo và trở nên tốt hơn. Học hỏi không ngừng sẽ giúp bạn tự tin hơn. Khi bạn tự tin hơn, bạn sẽ dám đương đầu với rủi ro. Và những người lãnh đạo tốt nhất tôi từng gặp chính là những người như vậy.Ngày hôm nay, GE đang là công ty xuất khẩu lớn thứ 2 tại Mỹ chỉ sau Boeing. Nhưng tôi cần phải nói với bạn rằng, việc mở rộng kinh doanh ra toàn cầu là vô cùng rủi ro. Bên cạnh nỗi sợ hãi thường trực, bạn sẽ còn phải đối mặt với những thách thức về niềm tin và văn hoá.Tuy nhiên, chúng ta không thể vì thế mà nhắm mắt lại và vờ như thế giới ngoài kia không hề tồn tại. Bạn đâu thể biết rằng giải pháp của ngày hôm nay vẫn còn đúng với ngày mai.
Một khi đã chấp nhận rủi ro, hãy quyết tâm theo đuổi nó tới cùng. Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ rằng, chấp nhận rủi ro nhưng không có nghĩa rằng chúng ta sẽ thành công. Chúng ta có thể không đạt được điều mà chúng ta mong muốn hay thậm chí bị ngã rất đau. Nhưng đừng quá lo lắng, hãy đứng dậy và tiếp tục bước tới.
Hãy trở thành người lãnh đạo tốt nhất có thể. Trong thế giới của mạng xã hội ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng đổ lỗi cho bất kỳ ai. Nhưng một người lãnh đạo sáng suốt chắc chắn sẽ không chỉ đổ lỗi hay phàn nàn, đó là về sự lạc quan và luôn hướng về phía trước. Vào những thời điểm khó khăn, chỉ cần một câu nói: “Hãy cứ làm đi nào!” chắc chắn tình thế sẽ khác đi rất nhiều.
Bạn hãy nhớ rằng, lãnh đạo không phải là một công việc, đó là một lựa chọn và cũng là một vinh dự. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm theo rất nhiều áp lực. Đừng nghĩ rằng sự lãnh đạo sẽ mang lại cho bạn sự nhàn nhã, bạn sẽ không phải chỉ xắn tay áo lên bắt tay vào công việc như những đồng nghiệp mà còn phải học cách vượt lên chính mình và thúc đẩy những người khác nữa.Thế giới ngày nay đầy biến động, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhưng đừng vì thế mà cảm thấy nản lòng. Đó là thử thách nhưng cũng là cơ hội cho tất cả chúng ta. Rủi ro lớn nhất mà chúng ta gặp phải chính là việc không dám đối mặt với những rủi ro.
Ước tính giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn này là 282 tỷ USD.
Warren Buffett
Tỷ phú Warren Buffett từng khiến thầy cô giáo “đau đầu” ở trường tiểu học và lên trung học, mọi chuyện cũng chẳng khá khẩm hơn. Tuy nhiên ngay từ khi còn nhỏ ông đã thể hiện tài kinh doanh khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Warren Edward Buffett sinh ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ, là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ.Đối với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, trường học là một nơi chẳng mấy thú vị. Ông từng khiến thầy cô giáo “đau đầu” ở trường tiểu học, và lên trung học, mọi chuyện cũng chẳng khá khẩm hơn.Tuy nhiên, theo trang Business Insider, ngay từ khi còn là một cậu bé, Buffett đã thể hiện tài kinh doanh thiên bẩm. Đến năm 16 tuổi, ông đã kiếm được số tiền 53.000 USD nhờ làm nhiều công việc khác nhau từ giao báo, bán tem, bán những quả bóng golf đã qua sử dụng.
Những năm 50 tuổi, trở thành tỷ phú
Giá trị ròng của Buffett đã tăng từ 376 triệu USD lên đến 620 triệu USD chỉ trong vòng 1 năm, từ 1982 – 1983, theo Dividend.com. Năm 1986, ở tuổi 56, Buffett đã trở thành một tỷ phú, trong khi ông vẫn nhận đồng lương bèo bọt 50.000 USD mỗi năm từ Berkshire Hathaway.Những năm đó các hộ gia đình Mỹ có thu nhập trung bình chưa đầy 25.000 USD. Tuy nhiên điều đó cũng không thể ngăn cản cho việc khối tài sản của Buffett tiếp tục tăng lên, để rồi đến gần 60 tuổi, ông đã có trong tay 3,8 tỷ USD.
Những năm 60 tuổi, tài sản của tỷ phú Warren Buffett vượt ngoài dự đoán.
Trong một lá thư viết cho các cổ đông của Berkshire Hathaway vào năm 1990, Buffett khi đó tròn 60 tuổi, đã dự đoán rằng giá trị tài sản của công ty sẽ giảm trong thập kỷ này, và nửa sau của năm 1990 sẽ chứng minh điều đó.Tuy nhiên đến cuối năm này, công ty đã đạt mức giá trị ròng là 362 triệu USD. Từ lúc bước sang những năm 60 tuổi, tài sản cá nhân của Buffett không ngừng tăng lên và đã tăng lên tới 16,5 tỷ USD khi ông vừa trong 66 tuổi.
Những năm 70 hoạt động từ thiện và tăng trưởng.
Trong vòng sáu năm – từ tuổi 66 đến tuổi 72 – tài sản ròng của Buffett đã bất ngờ tăng lên gấp đôi, lên tới 35,7 tỷ USD. Nhưng, Buffett là người biết chia sẻ sự giàu có của mình nên năm 2006. Ông đã phát hành một bản cam kết rằng, ông sẽ tặng 85% tài sản của mình cho 5 quỹ tài trợ một lúc, theo báo cáo của CNN. Tính đến giữa tháng 8/2015, giá trị ròng của Buffett là 67 tỷ USD giúp ông trở thành một trong ba nhà tỷ phú giàu nhất thế giới, sau Bill Gates và Carlos Slim Helu. Ở tuổi 84, Buffett dường như chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ dừng lại “cuộc chơi” tài chính của mình, và tài sản của ông vẫn sẽ tiếp tục tăng lên nữa trong thời gian tới.
Giá trị vốn hóa của Berkshire hiện ở mức 409 tỷ USD.
Jamie Dimon,JPMorgan Chase
Jamie Dimon là Chủ tịch và CEO của JPMorgan Chase – ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ có tài sản trị giá 2.600 tỷ USD. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Dimon là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn nhất trong ngành tài chính nước Mỹ. Ông cũng là một trong số ít các CEO ngân hàng trở thành tỷ phú.
J.P. Morgan Chase nổi lên như một hiện tượng vững vàng, không chịu ảnh hưởng của sự khủng hoảng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng-tài chính. Dưới sự lãnh đạo của Jamie Dimon, ngân hàng J.P Morgan hoàn toàn làm chủ được tình hình.
Sự bình ổn của ngân hàng J.P.Morgan Chase có công lao to lớn của Jamie Dimon, vị CEO của J.P.Morgan Chase từ năm 2006. Hiện nay, Dimon là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn ngân hàng lớn của Mỹ này.
Thị trường tài chính tin tưởng rằng Dimon là người đàn ông của những bước đột phá: khoảng 3 tháng gần đây, cổ phiếu của J.P.Morgan có phần sụt giảm xuống nhưng ngân hàng này vẫn chứng tỏ được mình mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh.
Dimon luôn cho thấy bản lĩnh của một người quản lý khôn khéo và biết cách đương đầu với những rủi ro. Từ năm 1975 đến 1998, Dimon là đối tác của của Sandy Weill trong việc tạo ra những dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới, Citiroup. Dimon cũng là lãnh đạo doanh nghiệp được cử tới hội nghị của Weill vì những sang kiến có được trong kinh doanh.
Bước ngoặt trong sự nghiệp của Dimon là vào năm 1998, ông đã cứu ngân hàng Bank One ở Chicago khỏi bị phá sản, sau đó hợp nhất với ngân hàng J.P.Morgan vào năm 2004. Khi Citi rơi vào thất bại, Dimon đang có một chỗ đứng tốt nhất để hạ gục hoàn toàn đối thủ của mình.
Dimon còn biết đến là một người lãnh đạo sử dụng thành công các biện pháp bắt buộc, ra lệnh và đe dọa để tránh cho JP Morgan có những sự tan rã đáng tiếc. Về JP Morgan khi ngân hàng khổng lồ này chỉ là một tổ chức rời rạc, trên dưới không đồng lòng, Dimon đã sử dụng biện pháp cưỡng chế, sử dụng triệt để quyền điều hành của mình, cải cách tất cá các bộ phận của ngân hàng.
Về nhân sự, Dimon thẳng tay hạ từ 20 -50% mức lương của nhiều vị trí lãnh đạo. Ông ra lệnh cho các giám đốc IT phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống IT thông suốt trong vòng 6 tuần, nếu không chính ông sẽ lo việc đó và họ phải ra đi. Dimon còn tăng cường hệ thống kiểm soát, đặt ra chỉ tiêu về số lượng khách hàng mới cho các giám đốc chi nhánh, nếu không đạt được con số đó, họ sẽ bị đuổi việc. Và Dimon đã thành công.
Ông chủ ngân hàng này đã từng đến Việt Nam vào giữa năm 2007 và bày tỏ quan điểm sẵn sàng đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm quản lý với các đối tác Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nhân lực quản lý.
Doug McMillon, WalMart
Doug McMillon hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của chuỗi các cửa hàng Wal-Mart. Wal-Mart là nơi đầu tiên Doug McMillon làm việc. Ông đã đến làm tại kho hàng Arkansas của tập đoàn này khi mới 17 tuổi với mức lương 6 đôla một giờ.
Ngày nay, mặc dù đã ngồi trên vị trí cao nhất của tập đoàn, Doug McMillon vẫn cho rằng những kỹ năng và kiến thức học được từ công việc đầu tiên tại kho hàng Wal-Mart vẫn được sử dụng rất hiệu quả cho công việc ở vị trí chủ tịch đầy quyền lực của ông hiện tại.Ông nói: “Những thành công trong công việc nhóm và sự chăm chỉ sẽ được đền đáp. Nếu bạn không biết tận dụng thời gian, không phấn đấu nỗ lực làm việc chăm chỉ trên cả mong đợi của những nhà lãnh đạo thì bạn sẽ không bao giờ có thể thăng tiến được”.
Một trong những công việc đầu tiên của Walton trong lĩnh vực bán lẻ là điều hành chuỗi nhượng quyền cho Ben Franklin – một chuỗi cửa hàng giảm giá vào những năm 1940. Trong khi làm việc tại đây, Walton thường xuyên ghé thăm những cửa hàng của đối thủ cạnh tranh trên phố. Bà Helen Walton, vợ của nhà sáng lập Walton nhớ lại. “Sam luôn đến xem các cửa hàng trên cùng khu phố. Luôn luôn như vậy. Ông ấy xem giá sản phẩm và mọi thứ diễn ra trong đó”.Sau đó, khi Walton xây dựng được cửa hàng đầu tiên của Wal-Mart tại Bentonville, Arkansas, ông đã copy mọi thứ từ chuỗi của Ben Franklin – từ hệ thống kế toán đến kệ hàng.
7 thập kỷ sau đó, Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới với hơn 11.000 cửa hàng và vào năm ngoái họ đạt gần 486 tỷ USD doanh thu. CEO của Wal-Mart là Doug McMillon nói rằng việc copy ý tưởng của đối thủ cạnh tranh vẫn là một phần chính trong chiến lược của công ty.“Tôi có ý định hoàn toàn giống như nhà sáng lập Sam Walton, việc thích thú copy sản phẩm và ý tưởng của người khác đã ăn vào máu của chúng tôi. Hãy copy những ý tưởng hay”.
“Chúng tôi tin tưởng vào việc học hỏi từ những người khác. Những gì Amazon và nhà sáng lập của họ là Jeff Bezos đang làm cho chúng tôi thấy hoàn toàn có thể. Và tôi ngưỡng mộ điều đó”, McMillon nói.
Ước tính giá trị vốn hóa thị trường của WalMart là 220 tỷ USD.
Rex Tillerson, Exxon Mobil
Hiện nhân vật quyền lực này được tân Tổng thống Mỹ Donal Trump ứng cử làm ngoại trưởng Mỹ. Vậy lí do gì mà Rex lại thuyết phục được tổng thống Mỹ vậy.
Đàm phán với nhiều đối tác lớn
Ngoại trưởng Mỹ không cần phải đứng ra để đàm phán nhưng phải chịu trách nhiệm về các cuộc đàm phán. Trong khi, Tillerson có bề dày kinh nghiệm và thành tựu trong các cuộc đàm phán ở tất cả các lĩnh vực từ quyền sử dụng đất cho các vấn đề lao động và giao thông vận tải. Dưới sự lãnh đạo của ông, tập đoàn Exxon đã từng đàm phán với chính phủ trong và ngoài nước, và các tập đoàn quốc tế lớn.
Quản lý quy mô lớn
Ngoại trưởng Mỹ phải điều hành một tổ chức với ngân sách 65,9 tỷ USD có hoạt động phủ khắp các nước trên thế giới, bao gồm: dịch vụ visa, hỗ trợ người Mỹ ở nước ngoài, an ninh quốc gia, xúc tiến thương mại và ngoại giao cấp cao. So với 1 chính trị gia, học giả hay nhà ngoại giao, ông Tillerson rõ ràng có ưu thế vượt trội với kinh nghiệm quản lý và điều hành 1 tổ chức lớn như tập đoàn Exxon. Đây là công ty toàn cầu trị giá 370 tỷ USD hoạt động tại 50 quốc gia trong các lĩnh vực như: dầu khí, xây dựng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, marketing, bán hàng và nguồn nhân lực.
Đối ngoại trong thế giới lãnh đạo
Hiện nay yêu cầu đối với 1 Ngoại trưởng Mỹ xuất sắc là đưa ra được giải pháp thiết thực đáp ứng các động cơ của các nhà lãnh đạo nước ngoài và thuyết phục họ hợp tác hoặc không chống đối với Mỹ.Ông Tillerson có kinh nghiệm đối ngoại khi đại diện cho tập đoàn Exxon làm việc với các nhà lãnh đạo thế giới. Ông hiểu rõ động cơ của các nhà lãnh đạo nước ngoài và có thể đáp ứng được những mối quan tâm của họ để thúc đẩy họ hợp tác với ông.
Thành công trong khu vực kinh tế tư nhân
Tillerson gia nhập tập đoàn Exxon vào năm 1975, và liên tục thăng tiến nhờ những đóng góp của mình. Exxon nằm trong số những công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới. Tillerson có thể tiếp tục sự dẫn dắt thành công này khi làm Ngoại trưởng đại diện cho Mỹ trên thế giới.
Xung đột lợi ích
Mối quan ngại lớn nhất khi Tillerson làm Ngoại trưởng Mỹ là sự ràng buộc chặt chẽ giữa ông và tập đoàn Exxon bởi lợi ích cổ phần và vị trí quyền lực của ông tại công ty.
Quan hệ với lãnh đạo nước ngoài
Đây là yếu tố tích cực cần thiết đối với các nhà ngoại giao. Ví dụ gần đây của thống đốc bang Iowa, ông Terry E. Branstad vừa được bổ nhiệm làm đại sứ tại Trung Quốc, bởi vì ông là “người duy nhất thích hợp cho vị trí này nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Chủ tịch Tập Cận Bình”, theo CNN.Khi làm người đại diện cho tập đoàn Exxon, ông Tillerson cũng đã xây dựng được mối quan hệ với các nước, đặc biệt là nước Nga. Ông đã từng nhận 1 giải thưởng từ Tổng thống Putin và phản đối các lệnh trừng phạt đối với Nga. Nếu làm Ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson sẽ tiếp tục phát triển các mối quan hệ đó nhưng với vai trò là người đại diện cho lợi ích của nước Mỹ.
Năng lượng và môi trường
Các nhà bảo vệ môi trường có thể sẽ phản đối chủ tịch của 1 công ty năng lượng được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu trong chính phủ. Nhưng Tillerson có thể tự tin chỉ ra vai trò dẫn đầu của tập đoàn Exxon trong ngành năng lượng thay thế hàng chục năm qua.Thực tế, kinh nghiệm của Tillerson trong ngành công nghiệp năng lượng đặc biệt hữu ích. Ví dụ, ông biết sử dụng năng lượng để gây áp lực buộc Trung Quốc phải áp dụng các điều khoản công bằng thương mại.
Sự trung thành
Thượng viện Mỹ quan tâm nhiều nhất là trách nhiệm và lòng trung thành của một Ngoại trưởng với lợi ích của nước này. Lịch sử làm việc hơn 40 năm tại tập đoàn Exxon có thể chứng minh cho lòng trung thành của ông. Thực tế, ông đã điều hành một công ty được coi như xương sống giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng hơn 100 năm qua.
Vốn hóa thị trường của Exxon Mobil là 377 tỷ USD.
Lloyd Blankfein, Goldman Sachs
Dù muốn hay không, Lloyd Blankfein vẫn đang nổi lên như hình ảnh tiêu biểu cho “giới ngân hàng tham lam”.
Goldman Sachs là một tổ chức có tiếng thích tiến hành các thương vụ sinh lời một cách kín đáo, tức ở trong bóng tối.Ngân hàng này đã bị Ủy ban chứng khoán Mỹ buộc tội lừa đảo và đang bị Cơ quan dịch vụ tài chính Anh điều tra. Goldman Sachs – và CEO của nó – cũng bị các chính trị gia ở cả hai bờ Đại Tây Dương tấn công dồn dập, gần đây nhất là Tiểu ban điều tra Thượng viện Mỹ.
Vậy người đàn ông đang cầm lái giữa giông tố là ai? Khát vọng Chuyện đời Lloyd Blankfein giống như một giấc mơ Mỹ. Giống như người sáng lập Goldman cùng vị CEO huyền thoại Sidney Weinberg, Blankfein sinh ra trong một gia đình Do Thái thuộc tầng lớp lao động. Cậu bé Lloyd lớn lên trong một căn hộ thuộc dự án nhà ở công cộng ở Đông New York, một trong những khu dân cư nghèo nhất ở quận Brooklyn.
Trong một cuộc phỏng vấn cho tờ New York Times, ông kể về công việc đầu tiên ở tuổi 13, bán đồ uống tại SVĐ Yankee:”Một chai nước ngọt có giá 25 cent và tôi nghĩ mình có 10-11% hoa hồng, tôi nhớ mình đi dọc sân và ai đó ở khán đài phía trên sẽ giơ tay nói “Cho tôi một chai soda”.”Và tôi nhớ cái khay đó nặng không tả được, mà mình thì đi leo từng ấy đường chỉ để kiếm 2,75 cent? Bạn biết không? Tôi từng leo từng ấy đường chỉ vì 2,75 cent.”Hãy để mắt tới biên lợi nhuận chính xác ấy, nó cho thấy một tư duy tài chính đáng gờm mà gần đây đã giúp Lloyd Blankfein kiếm được gần 70 triệu đôla/năm, một kỷ lục đối với bất kỳ ông chủ nào trên Phố Wall.
Sự thăng tiến của ông khởi đầu bằng học bổng tại Havard giúp ông kiếm được việc tại một công ty luật. Nhưng sau 3 năm ông quyết định chuyển sang ngành tài chính.Ông nộp đơn xin việc tại Goldman Sachs, Morgan Stanley và Dean Witter nhưng đều bị từ chối, vì thế năm 1981, ông gia nhập J Aron, một công ty giao dịch vàng kém danh tiếng.Đồng nghiệp cũ Martha Gifford nhớ lại ông từng là một luật sư trẻ chăm chỉ trước khi chuyển nghề: “Chắc chắn anh ấy không phải loại người muốn dấu xuất thân của mình, ai làm việc với anh cũng hiểu được hoàn cảnh gia đình vừa là cơ sở, vừa là động lực cho những khát vọng của Lloyd,” bà nói.
Thành công gia nhập J Aron ắt là chính xác, vì đến tháng 10 năm đó đó công ty này được Goldman Sachs mua lại và Lloyd Blankfein gia nhập công ty ông muốn vào nhất.Nhờ trí thông minh tuyệt vời cùng kỹ năng ngoại giao sắc bén, Blankfein lọt vào mắt xanh của Mark Winkelman, người được Goldman phái sang lãnh đạo J Aron.Winkelman cất nhắc Blankfein lên đứng đầu 6 giao dịch viên, và sau đó là toàn bộ bộ phận giao dịch hối đoái. Ngay lập tức Blankfein đã chứng minh năng lực xuất sắc của mình khi thiết kế một giao dịch trị giá 100 triệu đôla cho phép vị khách theo đạo Hồi tuân theo lời huấn thị cấm cho vay lấy lại trong kinh Koran. Đây cũng là giao dịch lớn nhất Goldman từng thực hiện cho đến thời điểm đó.Năm 1998, trên cương vị đồng lãnh đạo bộ phận sản phẩm có thu nhập cố định, hối đoái và hàng hóa, Blankfein đứng đầu mảng đem lại nhiều lợi nhuận nhất công ty.
Ông lên chức CEO năm 2006 khi người tiền nhiệm Henry Paulson từ chức để lên làm Bộ trưởng Tài chính cho chính quyền Bush.Công ty mà ông được thừa hưởng đã là một cỗ máy kiếm tiền đáng gờm. John Arlidge của tờ Sunday Times gần đây tới văn phòng của Blankfein để thực hiện một cuộc phỏng vấn hiếm hoi:”Cái thúc đẩy Lloyd và những người như ông là tiền và cảm giác rằng mình đang làm việc tốt.”Họ rất, rất, rất tin vào chủ nghĩa tư bản, và vai trò của ngân hàng trong việc tạo ra của cải. Kiếm ra tiền là dấu hiệu của thành công, đó là cách để chứng minh anh là người giỏi nhất, và đó cũng là bằng chứng cho thấy anh đang làm việc tốt. “Nhưng bất chấp thành công nổi bật của ông, Arlidge còn miêu tả một con người tương đối khiêm nhường: “Ông ăn nói nhỏ nhẹ, hài hước và hấp dẫn, ông là người mà bạn sẽ muốn ăn tối cùng, ông vẫn sống với người phụ nữ đầu tiên ông kết hôn.
Ước tính giá trị vốn hóa thị trường của Goldman Sachs là 99 tỷ USD.
Larry Page, Alphabet
Larry Page được tạp chí Forbes bình chọn là CEO quyền lực nhất năm 2016. Cùng xem nhân vật này đã làm được những gì nhé.
Larry Page sinh ngày 26 tháng 3 năm 1973 tại Lansing, Michigan) là một nhà doanh nhân Mỹ, người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google cùng với Sergey Brin[1]. Page hiện đang Tổng giám đốc tại Google và có tài sản ước tính là 18,7 tỷ đô, giúp anh trở thành người giàu thứ 24 trên toàn thế giới.
Larry Page là một trong những người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong thế giới công nghệ. Page được giới IT gán cho biệt danh “gã khoa học máy tính kỳ quặc”, cùng với đồng nghiệp của mình Sergey Brin, cặp đôi lừng danh của làng công nghệ cùng nhau sáng lập nên bộ máy tìm kiếm nổi tiếng Google hiện đang là một công ty con của tập đoàn Alphabet.
Theo như Larry chia sẻ, ông bắt đầu làm quen với máy tính từ năm 6 tuổi. Khi đó, cha ông, giáo sư Carl Victor Page, là người đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học máy tính. Giáo sư Page thường vứt những vật dụng công nghệ “tạp nham” ở khắp mọi nơi trong nhà, khiến ngôi nhà luôn bị xáo trộn bởi những thiết bị máy tính và các tạp chí khoa học. Chính điều này đã kích thích trí tò mò của Larry. Cậu bé thường băn khoăn không biết mình nên làm gì và chơi gì với những đồ vật xung quanh. Sau đó, Larry bắt đầu tìm hiểu, xem xét cách thức làm việc của “những thứ tạp nham”đó và cậu trở thành người đầu tiên trong lớp nộp bài luận bằng máy đánh chữ cá nhân. Đến năm 12 tuổi, Larry Page đã nảy sinh ý tưởng thành lập công ty cho riêng mình.
“Một bài luận văn có thể tạo nên sự nghiệp của người viết” – đó là câu mà giáo sư Carl Victor Page đã nói với Larry khi anh chuẩn bị viết luận văn. Và dường như, điều này hoàn toàn đúng đối với Larry Page.Sau khi đã tham khảo các ý kiến, Page nhận thấy mình bị thu hút bởi World Wide Web nhờ tính chất toán học thú vị ẩn chứa trong đó. Mỗi máy tính đều có một điểm nút (node) và mỗi đường liên kết trên một trang web lại có một kết nối giữa các điểm nút – đây là một cấu trúc đồ thị khổng lồ. World Wide Web, theo Page lý luận, có thể là một đồ thị lớn nhất trên trái đất và nó đang phát triển ở tốc độ rất nhanh. Từ đó, ông bắt đầu suy nghĩ về các đường liên kết cấu trúc của Web.Tháng 1/1996, Page bắt tay thực hiện dự án công cụ tìm kiếm đầu tiên mang tên BackRub.
Lúc đó, World Wide Web đã có khoảng 10 triệu trang khác nhau, vì vậy, nhu cầu nguồn lực để nhập tất cả các thông tin này là rất lớn. Larry Page, cùng với Sergey Brin đã có bước đột phá khi tạo ra PageRank – một thuật toán được dùng để chuyển đổi các dữ liệu backlink đến các trang xếp hạng. Ngay lập tức, BackRub trở thành một công cụ tìm kiếm hữu hiệu và là tiền thân của Google ngày nay.
Một thời gian sau khi Google. Inc. được thành lập, cả hai nhà đồng sáng lập quyết định di dời “đia bàn hoạt động” ra khỏi ký túc xá của Larry Page. Địa điểm được chọn chính là một nhà để xe tại thành phố Menlo Park, thuộc tiểu bang California.Tại “văn phòng” làm việc mới, Larry Page – đóng vai trò là giám đốc điều hành, cùng với Sergey Brin – chủ tịch của Google đã thực hiện mục tiêu “ tổ chức và sắp xếp lại thông tin và làm cho chúng dễ dàng tiếp cận”. Google dần lớn mạnh và bắt đầu thu về lợi nhuận. Và chỉ sau hơn một năm, đến tháng 2 năm 1999, công ty tiếp tục phải chuyển địa điểm đến Palo Alto vì số lượng nhân viên đã tăng lên 8 người. Lúc này, Google đã có hơn 500.000 lượt truy cập mỗi ngày.
Jeff Bezos, Amazon
Jeff Bezos, người sáng lập và là CEO của công ty Amazon, là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong giới công nghệ, với giá trị tài sản cá nhân lên tới 57 tỷ đô-la.
Hiện nay, “Cửa hàng của tất cả mọi thứ (Everything Store)” của ông bán hơn 100 tỉ đô-la giá trị hàng hoá trong một năm.Ngoài ra, Jeff Bezos còn là một nhà đầu tư vào tạp chí Business Insider thông qua quỹ đầu tư cá nhân của ông có tên là Bezos Expeditions.
Liều lĩnh và ưa mạo hiểm Là một CEO không dễ, muốn trở thành một CEO thành công lại càng khó hơn. Có người nghĩ rằng, chỉ cần thông minh giỏi giang là có thể trở thành một doanh nhân thành đạt. Nhưng không, sự thành đạt ấy được gầy dựng từ nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu sự liều lĩnh và mạo hiểm. Jeff Bezos được biết đến như một CEO liều lĩnh và ưa mạo hiểm vào loại bậc nhất.
Sự “điên rồ” không giới hạnHầu hết những ý tưởng của Bezos đều được coi là “điên rồ”. Thành lập Amazon là điên rồ, chấp nhận làm ăn không lời lãi trong thời gian dài là điên rồ, đầu tư vào Junglee, mua lại hàng loạt công ty thương mại… Tất cả những quyết định ấy đều bị nhiều người đánh giá là sai lầm, “điên không thể tưởng”, vấp phải sự phản đối từ chính những cổ đông trong công ty và gây ra thiệt hại vô cùng lớn, liên tiếp lấy đi của Bezos gần 1 tỉ USD trong những năm cuối thế kỷ XX.Tuy nhiên, chính sự “điên rồ” ấy đã trở thành những bài học quý báu để Bezos phát triển như ngày hôm nay. Thành công là sự học hỏi và rút kinh nghiệm không ngừng nghỉ. Thất bại chẳng qua chỉ là một cơ hội để chúng ta đứng dậy một cách mạnh mẽ hơn. Bezos luôn biết cái giá của thất bại và chấp nhận nó để mang đến một Amazon phát triển bền vững và lâu dài.”Cuối cùng, bản thân chúng ta thể hiện qua những sự lựa chọn của chính chúng ta. Hãy tự xây dựng một cuộc đời vĩ đại cho chính mình” – Jeff Bezos Và ngày nay, khi Amazon đã trưởng thành và chiếm một địa vị vững vàng, Bezos vẫn tiếp tục “điên”. Vị CEO này liên tục đưa ra những dự án có quy mô lớn, khiêu chiến các “ông trùm” trong giới công nghệ thông tin khi tung ra phiên bản điện thoại 3D, phát triển ứng dụng điện toán đám mây, sản xuất các bộ phim truyền hình dựa trên nguyên tác nổi tiếng… Kết quả kinh doanh của Amazon quý II/2014 suy giảm trầm trọng, các nhà đầu tư dần mất kiên nhẫn, nhưng chẳng ai biết bước tiếp theo của Bezos là gì.
Sự “điên rồ” không giới hạn
Nếu bạn là khách hàng, hẳn là bạn sẽ rất muốn trở thành khách hàng của Jeff Bezos. Vì sao ư? Vì với Bezos, phương châm “khách hàng là Thượng đế” được thực hiện triệt để nhất. Là một người khắt khe trong công việc, Bezos “cưng chiều” khách hàng hơn cả nhân viên của mình.Ông dành hẳn một chiếc ghế trống trong bàn họp để đại diện cho “khách hàng” – những người mang đến lợi nhuận cho công ty. Đối với ông, những người “hiện diện” trên chiếc ghế trống này là quan trọng nhất, và ông sẽ cố gắng hết sức để làm họ hài lòng. Mỗi một cải thiện trên Amazon đều nhằm giúp khách hàng thoải mái và tiện dụng hơn.Bezos coi trọng từng giây phút quý báu của khách hàng, kéo dài thời gian giao hàng nhanh ngay ngày hôm sau cho đơn đặt hàng đến tận 7 giờ tối, thậm chí ngay cả những chiếc thùng đựng hàng, ông cũng yêu cầu phải dùng chất liệu tốt để khách hàng có thể tái sử dụng… Vì thế, Amazon luôn nổi tiếng là một công ty bán lẻ được lòng những khách hàng – dù là khó tính nhất.Tầm nhìn chiến lược thì hầu như CEO nào cũng có, không ít thì nhiều, nhưng chưa chắc ai cũng dám “liều” đến cùng và kiên định hết mức như Jeff Bezos. Với tâm huyết phục vụ khách hàng, không ngại thử thách, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đứng lên từ những thất bại… tin chắc rằng, “cha đẻ” của Amazon sẽ tiếp tục “lựa chọn” và phát triển “đứa con” của mình càng mạnh mẽ, vượt trội hơn.
Hiện giá trị vốn hóa của tập đoàn Amazon là 361 tỷ USD.
Có thể bạn thích: