Các món ăn ngon đều được tạo ra từ đầu bếp giỏi. Có bao giờ bạn ăn xong một bữa ăn ngon mà nhớ gửi lời cảm ơn tới người đầu bếp? Sau đây là top 10 người đầu bếp xuất sắc nhất thế giới, những người mà khi ăn món ăn của họ bạn không thể không trầm trồ khen ngợi.
Paul Bocuse
Nếu bạn có cơ hội đến Pháp thì hãy nếm thử một lần món ăn của Paul Bocuse – người cha của ẩm thực nước Pháp. Khi bạn thử món ăn của ông thì chắc chắn bạn sẽ không muốn ăn ẩm thực Pháp ở bất cứ nơi đâu nữa bởi món ăn của huyền thoại này đem lại cho bạn một ấn tượng thật khó phai.
Khởi nghiệp một phần vì tiếp nối công việc của gia đình, một phần bên trong ông khao khát trở nên nổi tiếng và đem ẩm thực nước Pháp đến với thế giới. Ông được học những công thức nấu món Pháp giàu chất béo quen thuộc nhưng sâu thẳm trong lòng ông luôn muốn đổi mới ngành ẩm thực. Cơ hội đến với ông khi năm 1959, nhà hàng của gia đình ông trong bờ vực phá sản, ông trở về và nhận ra rằng người ta không còn yêu thích những món ăn truyền thống như xưa nữa vì thế trào lưu “Ẩm thực mới” (Nouvelle Cuisine) nhen nhóm trong ông. Ông bắt đầu hạn chế những nguyên liệu béo, tìm những vị mới, hương liệu mới, giảm khẩu phần ăn trên đĩa để tập trung hơn về thẩm mĩ, theo con đường mà lúc bấy giờ rất ít nhà hàng dám thực hiện. Hiện nay có rất nhiều nhà hàng ở Việt Nam theo trào lưu “ẩm thực mới” này.
Ở tuổi 85, ông sở hữu rất nhiều nhà hàng lớn trong đó nhà hàng “L’Auberge du Pont de Collonge” của gia đình ông nhận được 3 sao Michelin sau 7 năm ông tiếp quản. Ngoài ra ông có 7 quán bia, rất nhiều nhà hàng khác ở Disney World Orland, Tokyo và New York. Tại quê nhà Lyon, ông sở hữu một khách sạn nhỏ. Hiện nay ông vẫn chưa biết ai sẽ là người kế nhiệm những tài sản này của ông bởi cả 2 người con của ông đều đã có sự nghiệp vững chắc trong ngành ẩm thực và họ đều chưa muốn tiếp quản sự nghiệp của ông.
Bên cạnh là một đầu bếp, ông còn là một người thầy đã đào tạo ra vô số đầu bếp giỏi trên thế giới. Năm 1990, ông mở ra một “Học viện ẩm thực”. Cũng vì lẽ đó mà ông đã nhận được 2 giải thưởng lớn đó là “Đầu bếp của thế kỉ” và “Nhà lãnh đạo” vô cùng danh giá. Ngoài ra, ông chính là đại sứ ẩm thực của đất nước Pháp xinh đẹp.
Emeril Lagasse
Emeril Lagasse – thật hiếm có đầu bếp nào lại mang cả ba dòng máu Mỹ, Bồ Đào Nha và Pháp như ông. Cũng chính vì thế mà ông trở nên nổi tiếng trong giới ẩm thực bởi ông được tiếp cận với nền ẩm thực của ba quốc gia này từ còn rất nhỏ. Đặc biệt, các món ăn của ông chủ yếu mang hương vị của ba đất nước này.
Khi còn trẻ, ông làm ở một tiệm bánh ở Bồ Đào Nha để kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình bởi nhà ông nghèo. Từ đó ông phát hiện ra đam mê của mình đối với đồ ăn. Ông chuyển đến New Orleans và trở thành bếp trưởng cho nhà hàng Commander’s Place. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ đây. Năm 1978, ông kết hôn với Elizabeth Kief và họ có với nhau 4 người con. Năm 1990, ông lập ra nhà hàng riêng của mình mang tên “Emeril’s” nhưng đây chính là thời điểm khủng hoảng nhất bởi nơi ông chọn để đặt nhà hàng đầu tiên của mình lại là một khu phố bỏ hoang vì thế ngân hàng từ chối cho ông vay tiền. Những năm tháng đầu tiên rất cực nhọc, một mình ông phải kiêm nhiều chức vụ và làm mọi thứ. Ông phải kiểm tra từng cuộn giấy vệ sinh trong nhà vệ sinh, từng cây nến trên bàn,…và sợ sệt nhà hàng bị đột nhập bởi nó nằm ở một khu phố bỏ hoang an ninh rất kém. Nhưng rồi vận may đến với ông khi nhà báo Bourg đã ca ngợi không hết lời trong bài báo 5 trang của ông ở tờ báo Times – Picayune. Từ đó có rất nhiều thực khách biết đến nhà hàng của Lagasse và nhà hàng đã phát triển rất nhanh cho đến tận ngày hôm nay.
Bên cạnh đó, ông sở hữu rất nhiều nhà hàng lớn, nhỏ khắp Florida, Las Vegas và Atlanta trong 25 năm vì thế thu nhập hàng năm của ông rất cao, xấp xỉ trên 150 triệu USD mỗi năm. Ngoài ra, Emeril cũng nổi tiếng và nhận được giải thưởng James Bread danh giá bởi phong cách “Creole and Cajun Cooking” của mình.
Anthony Bourdain
Anthony Bourdain (25/6/1956) sinh ra và lớn lên ở New York, Mĩ không chỉ là một đầu bếp, một nhà quản lí giỏi mà ông còn là một tiểu thuyết gia chuyên viết về người thật và việc thật.
Khởi nghiệp là nhân viên rửa chén đĩa cho một nhà hàng sang trọng, ông đã học hỏi được nhiều điều và tiến dần lên trở thành bếp phó. Giờ đây, ông là một bếp trưởng tài năng của nhà hàng “Brasserie Les Halles” tại New York, Mĩ. Ông có một cuốn sách rất nổi tiếng đó là: “Kitchen confidential: Adventure in the culinary underbelly” nói về một người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với ẩm thực. Từ một người rửa bát đĩa, ông trở thành giám khảo của một cuộc thi nấu ăn, rồi tự lập ra cho mình một blog riêng và trở thành một đầu bếp thành đạt.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm đến những quyển sách khác của ông như: A cook’s tour: in search of a perfect meal, Typhoid Mary: An urban historical, The nasty bits, Bone in the throat, Gone Bamboo, Get Jiro, Bobby Gold,… đều là những cuốn sách hay mà Anthony đã đặt rất nhiều tâm huyết.
Những việc làm ấy cho ta thấy rằng, Anthony là một người luôn biết cách học hỏi và vươn lên, hơn cả, ông là một đầu bếp tài năng, xứng tầm thế giới. Một điều nho nhỏ nữa đó là Anthony vô cùng thần tượng đầu bếp Paul Bucose và trong chuyến đi vòng quanh thế giới khám phá ẩm thực ông đã có cơ hội được ngồi ăn và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm của vị đầu bếp này. Trong hành trình của ông, ông đã ghé qua Việt Nam một lần và điều cuối cùng mà ông nói trước khi rời đi đó là: “Tôi yêu Việt Nam và ẩm thực nước này”.
Thomas Keller
Với Thomas Keller, ”kinh nghiệm là bậc thầy” duy nhất và mãi mãi bởi ông là một đầu bếp không được đào tạo bài bản. Tất cả những món ăn ông có được như ngày hôm nay là nhờ học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ bản thân sau mỗi món ăn.
Thomas Keller đã đi rất nhiều nơi để học hỏi trước khi mở nhà hàng đầu tiên của mình – Rakel. Ban đầu ông làm line cook cho một nhà hàng trên đảo sau đó chuyển về làm bếp trưởng ở một nhà hàng Florida – quê hương ông. Sau đó ông chuyển đến New York để làm đầu bếp cho một nhà hàng lớn nhưng ông cảm thấy mình như “một cái máy” khi làm việc ở đó nên ông quyết định bỏ việc đi đến nước Pháp để học hỏi cách nấu những món ăn cổ điển. Tháng 2/1998, nhà hàng “Rakel” đầu tiên của ông chính thức khai trương với những món ăn Mĩ và Pháp như capuchino, moskin, ức vịt với đậu xanh,… Nhân viên tại Rakel luôn được khuyến khích với những ý tưởng món ăn mới và được tạo điều kiện để thực hiện nó một cách thuận lợi nhất.
Bên cạnh đó, Thomas Keller cũng là ông chủ của nhà hàng “French Laundry” danh tiếng ở Napa Valley, ông đã nhận được giải thưởng “Best Californian Chef” của năm 1997 vì những công việc mà ông thực hiện khi là bếp trưởng của nhà hàng. Đồng thời, nhà hàng “French Laundry” và “Perse” của ông cũng nhận được 3 sao Michelin. Ông được giới phê bình nhận xét về cách phục vụ chu đáo và các món ăn ngon luôn làm hài lòng tất cả mọi người.
Charlie Trotter
Có thể nói rằng Charlie Trotter (1959 – 2013) là một đầu bếp đa tài nhất trong giới ẩm thực. Cùng với đầu bếp Ramsay, ông đã sáng lập ra chương trình nấu ăn “Masterchef”. Không những thế, ông còn viết sách và là chủ rất nhiều nhà hàng lớn trên khắp nước Mĩ.
Bản thân theo học ngành khoa học chính trị nhưng ông lại thích nấu ăn vô cùng. Đến với ẩm thực năm 23 tuổi, năm 1987, ông đã mở một nhà hàng mang tên ông rồi đến năm 1999, ông sở hữu nhà hàng “The Kitchen Sessions” nổi tiếng và được đánh giá khá cao. Tinh thần tự học và cầu tiến đã khiến ông có đến 40 nhà hàng trong vòng 5 năm. Một thành tựu lớn lao trong một khoảng thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, ông viết rất nhiều sách dạy nấu ăn và cả những cuốn sách về quản lí nhà hàng gồm 3 cuốn về quản lí và 14 cuốn sách dạy nấu ăn. Ông cho rằng nấu ăn không phải là đam mê mà là tình yêu, phải có tình yêu đích thực với đồ ăn thì mới có thể nấu ngon được. Ngoài ra ông còn là một người hướng ngoại thích hoạt động xã hội và làm từ thiện đồng thời có một quỹ học bổng từ thiện cho trẻ em nghèo mang tên mình. Nhờ những hoạt động đó mà ông đã nhận được giải thưởng “Nhân đạo của năm” vào năm 2015 (2 năm sau ngày ông mất) do IACP trao tặng và giải thưởng “Anh hùng của năm” do Nhà trắng trao tặng.bởi những đóng góp to lớn của ông trong nền ẩm thực.
Đặc biệt ông còn rất nổi tiếng với tính cách thẳng thắn và đôi phần khó tính của mình. Charlie đã từng loại bỏ thẳng tay một món ăn xa xỉ làm từ gan ngỗng mang tên “Foie Grass” khỏi danh sách thực đơn của mình và lên án mạnh mẽ hành động vô đạo đức khi giết hại các loài động vật này.
.
Heston Blumenthal
Heston Marc Blumenthal (27/5/1996) là một đầu bếp theo chủ nghĩa khoa học người Anh.
Điều đặc biệt ở ông đó là ông tự học nghề và là người khởi xướng nên phong cách nấu ăn hiện đại. Mỗi món ăn ông tạo ra đều rất khoa học, đủ dinh dưỡng nhưng vẫn đẹp mắt và ngon miệng. Người ta thường gọi ông là môt “đầu bếp phân tử”. Tuy vậy ông không thích tên gọi này một tí nào. Ông đã nghĩ ra cách nấu ăn ở nhiệt độ thấp cực kì để giữ được độ béo và chất dinh dưỡng trong thức ăn và khiến cho thực phẩm giữ được độ ẩm vừa phải. hơn thế nữa ông còn nghĩ ra phương pháp “nấu thức ăn trong chân không” – cho thức ăn vào túi và giữ trong bể điều nhiệt trong một thời gian dài với nhiệt độ thấp. Và còn rất nhiều phương pháp khác nữa. Với những sáng kiến này ông đã nhận về rất nhiều giải thưởng danh giá như: giải thưởng đầu bếp của năm 2002, 2004, 2010, 2011, chủ nhà hàng của năm 2003, được Nữ hoàng trao tước hiệu năm 2006,…
Ông là đầu bếp duy nhất bỏ tiền túi của mình ra để có thể khiến cho mọi người thấy được tầm quan trọng của khoa học trong việc nấu ăn. Quả thực ông rất xứng đáng cho danh hiệu người “nấu ăn đa giác quan.” Bên cạnh đó, ông sở hữu nhà hàng “Fat Duck” danh tiếng, một nhà hàng nhận được 3 sao Michelin và nằm trong top 50 nhà hàng nổi tiếng nhất thế giới năm 2006 do người dân bình chọn. Cùng với đó ông viết Worldwide for family food – cuốn sách nấu ăn xuất sắc nhất năm 2004. Đồng thời ông cũng là một nhà sản xuất chương trình nổi tiếng với 2 chương trình đoạt giải thưởng: Heston Blumenthal: In search of pefection và Heston’s Vitorian Feast.
Julia Child
Julia Child (1912) được mệnh danh “bà hoàng ẩm thực” của đất nước Pháp xinh đẹp.
Vốn là một đầu bếp tại gia, bà không có bằng cấp như những đầu bếp danh tiếng khác. Từ một nhân viên đánh máy bà đã trở thành một đầu bếp tài năng khi theo chồng là Pauil Cushing sang Pháp. Tại đây, niềm đam mê ẩm thực trỗi dậy trong bà. Bà bắt đầu học nấu ăn từ những món mà gia đình mình thường ăn ở các nhà hàng và rồi được học nghề chuyển nghiệp từ những đầu bếp nổi tiếng. Không dừng ở đó, bà tham gia vào hội ẩm thực phụ nữ mang tên “Cerles des Gourmettesta”. Đặc biệt, bà cũng có một bộ phim của riêng mình đó là “Julie and Julia” – bộ phim là một giai đoạn học tập khó khăn và nhiều áp lực của bà nhưng bên cạnh bà luôn có người chồng sát cánh và ủng hộ hết mực. Xuất hiện trong giới ẩm thực một cách bất ngờ ở tuổi 32, Julia đã mang đến một làn gió mới cho nền ẩm thực nước Pháp, một nét “ngông cuồng” mới lạ.
Chính Julia Child đã mang nền ẩm thực Pháp đến với thế giới qua cuốn sách “Nắm vững nghệ thuật nấu ăn Pháp” cùng rất nhiều cuốn sách khác như “Julia Child and Company”, “Dinner at Julia’s” và chương trình nấu ăn nổi tiếng “Đầu bếp Pháp”. Tuy nấu ăn ngon nhưng bà là người “đầu bếp của thế giới” khi không sử dụng tài nghệ nấu ăn của mình để kinh doanh hay thương mại. Nấu ăn vì niềm đam mê, bà khởi đầu với những món ăn dễ làm ở các quán ăn nhỏ, nâng cấp chúng khiến chúng ngon hơn nhưng vẫn dễ nấu. Julia đã qua đời năm 2004, sau khi đã xây dựng được hình ảnh của mình trong lòng công chúng.
Marco Pierre White
Đứng thứ 2 thế giới chính là đầu bếp “Marco lừng danh”. Cũng giống như Ramsay, ông là một đầu bếp người Anh. Có thể nói rằng nền ẩm thực của nước Anh rất phát triển bởi những đầu bếp giỏi như ông. Một đầu bếp tài năng với mục tiêu học hỏi không ngừng, ông đã nhận ngay 3 sao Michelin ở tuổi 33, lập kỉ lục là người trẻ nhất nhận ngôi sao Machellin. Đồng thời, nhà hàng Harvey’s của ông ở London (1987) cũng nhận được 2 sao Michelin. Nhưng cuộc đời của vị đầu bếp này lại không hề đơn giản.
Ông kết hôn với người phụ nữ xinh đẹp Emilia Fox vào 53 tuổi sau 3 lần li hôn. Cuộc đời của Marco là một cuộc đời đầy sóng gió. Khởi nghiệp với 7,36£, một túi quần áo và một vài quyển sách, ông đến với ẩm thực bởi ông nghe được tiếng tăm của anh em nhà Roux, Albert và Michel nên ông đã đi gõ cửa từng nhà hàng của họ để học việc và học hỏi được rất nhiều. Từ đó ông đã phát triển và mở được nhà hàng của riêng mình. Sự nghiệp phát triển nhưng cuộc sống hôn nhân lại trắc trở. Sau nhiều lần li hôn, ông trở nên trầm lắng, điềm tĩnh và “già đời” hơn vì thế ông viết một cuốn tự truyện về cuộc đời mình: “The Devil in the kitchen” và để đạo diễn Scott – một người ông tin tưởng chuyển nó thành một bộ phim. Các bạn có thể tìm xem để hiểu rõ hơn về cuộc đời thăng trầm, khó khăn của Marco.
Có một điều mà ít người biết đó là Marco từng có mâu thuẫn với Gordon Ramsay bởi ông đã quay lén đám cưới lần thứ 3 của ông với Mati – một nữ phục vụ bàn người Tây Ban Nha. Đến nay vẫn không ai lí giải được tại sao đầu bếp Ramsay lại làm như vậy.
Tới nay, ông được mệnh danh là “Bố già của nền ẩm thực thế giới” bởi những đóng góp của ông cho nền ẩm thực nước Anh và cả thế giới. Từng món ăn của ông nhẹ nhàng theo phong cách ẩm thực đương đại. Với bản thân mình, ông luôn giữ là một người hòa hảo và luôn theo lẽ sống: “Cuộc sống quá ngắn ngủi và tôi thì chỉ có già đi chứ không hề trẻ lại, sự nổi tiếng, bon chen quả thật vô nghĩa”. Hiện nay ông đang nhận làm quảng cáo cho chứng khoán Knorr và đi du lịch nhiều nơi.
Wolfgang Puck
Đứng thứ 3 sau Ramsay và Marco, vị đầu bếp nổi tiếng này luôn thích giữ bí mật những công thức nấu ăn của mình. Là một đầu bếp giỏi người Mĩ gốc Áo, Wolfgang Puck luôn tìm ra những công thức nấu ăn ngon kết hợp từ nhiều nền ẩm thực khác nhau như: châu Á, châu Âu, những công thức nấu ăn của Pháp và cả những công thức của quê nhà Australia. Ông luôn biết cách làm cho những nguyên liệu trở nên hòa hợp với nhau nhờ kinh nghiệm của bản thân.
Từ nhỏ ông học nấu ăn từ ông nên khi lớn lên ông đã kiếm được rất nhiều tiền từ khă năng nấu ăn của mình. Ông mở nhiều nhà hàng ở London, Singapore và Dubai, đặc biệt là chuỗi nhà hàng Spago: Las Vegas, Maui, Beverli Hills,…hiện nay ông đã có 20 nhà hàng và 80 quán ăn nhanh, lập kỉ lục là đầu bếp giàu nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó, ông có những cuốn sách dạy nấu ăn rất nổi tiếng như: “Morden Frech cooking for the American kitchen”, “The Wolfgang Puck cookbook”, Adventure in the kitchen with Wolfgang Puck”, “Pizza, Pasta and more”,…Những cuốn sách này chưa được bày bán ở Việt Nam nhưng chắc chắn một ngày không xa, chúng sẽ sớm xuất hiện trên kệ sách Việt Nam.
Nhà hàng “Spago Hollywood” của ông vào năm 1993 đã nằm trong top 40 nhà hàng tốt nhất nước Mĩ, nhà hàng “CUT Beverly Hill” cũng nhận được 1 sao Michellin danh giá. Bên cạnh đó, ông được chọn để cung cấp thực phẩm cho “Academy Awards Governor Ball” hay người ta còn gọi là “Giải Oscar” danh giá. Vào năm 2013, Puck đã được giới thiệu vào ẩm thực “Hall of Fame”. Đặc biệt, trong những năm khởi nghiệp và cả sau này, Wolfgang Puck tham gia vào rất nhiều chương trình truyền hình như: “The Simpsons: The Bart want what it wants”, “Top chef: Las Vegas”, “The Next Food Network Star”,…
Ngoài ra, ông còn là nhà sáng lập ra rất nhiều tổ chức từ thiện và là nhà hoạt động xã hội nhân đạo. Ông tái hôn 3 lần và hiện nay vợ ông là nhà thiết kế Gelila Assefa.
Gordon James Ramsay
Đứng vị trí số một chính là Gordon James Ramsay. Nếu bạn là fan ruột của chương trình “Masterchef US” thì chắc hẳn không cảm thấy lạ lẫm với nhân vật này – một vị giám khảo thông thái và điềm tĩnh – một đầu bếp đến từ Scotland. Ông rời nhà ra ở riêng năm 16 tuổi bởi người cha của ông là một người nghiện rượu và bạo lực. Ông cưới Cayetana Elizabeth Hutcheson và họ có bốn người con: 2 người con gái và một cặp sinh đôi.
Ông đã từng mơ ước và mong muốn cuộc đời mình sẽ cống hiến cho bóng đá nhưng không may ông đã bị một chấn thương và không thể tiếp tục chơi bóng được nữa. Vì thế ông đã chuyển sang ngành ẩm thực và đã thành công rực rỡ trong lĩnh vực này. Ông được giới phê bình gọi là “phù thủy ẩm thực” bởi cách ông tạo ra một món ăn hài hòa, đủ dinh dưỡng dễ dàng như một phù thủy pha chế một công thức có sẵn.
Ramsay sở hữu rất nhiều nhà hàng: Gordon Ramsay au Trianon Palace, Castel Monastero en Toscane, Maze, Nonna’s,.. và vào năm 2009, ông được cho là người có tầm ảnh hưởng nhất đến nền ẩm thực Vương quốc Anh. Trước đó vào năm 2006, ông đươc nước Anh phong tước “Tiểu Hiệp Sĩ” vì những đóng góp to lớn của ông cho nền ẩm thực nước nhà. Năm 2001, nhà hàng “Gordon Ramsay” của ông được nhận 3 sao Michelin lần thứ 3 và ông vẫn duy trì được số sao đó cho đến ngày hôm nay.
Bên cạnh đó, ông là đầu bếp duy nhất ở nước Anh nhận được 10 sao Michelin danh giá và hiện nay nó đã tăng lên 14 sao. Ramsay xây dựng hình ảnh là một cố vấn giàu kinh nghiệm trong các chương trình nấu ăn của mình như: Materchef US, Hell’s Kitchen, Ramsay’s Kitchen Nightmare, The F Word,… rất thành công.
Ngoài ra, có thể nói rằng Gordon Ramsay có lượng sách nấu ăn “khổng lồ”: Gordon Ramsay’s Passion For Flavour, Gordon Ramsay’s Passion for Seafood hay Gordon Ramsay A Chef For All Seasons,… Cùng với đó là 2 phim tài liệu và 2 phim về nấu ăn trong đó ông đã đến Việt Nam một lần để tìm hiểu về nền ẩm thực của các dân tộc miền núi Việt Nam.
Có thể bạn thích: