Quảng Nam là một tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi cho địa hình đa dạng phong phú với núi, đồng bằng và biển, với vô vàn cảnh quan đẹp thì việc lưu giữ các tài nguyên văn hóa có giá trị đặc sắc như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và các làng nghề truyền thống cũng góp phần đưa Quảng Nam trở thành một điểm du lịch lớn của Việt Nam. Dưới đây là những điểm tham quan mà bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch tại nơi này.
Hố Giáng Thơm
Hố Giáng Thơm hay còn gọi là Thác Hố Giáng Thơm, thuộc xã Tam Mỹ, Núi Thành, Quảng Nam. Hố Giáng Thơm bao gồm các thác nước trắng xóa đổ xuống từ trên cao tạo thành các hồ nước lớn giữa các tảng đá cụi. Thả mình trong các hồ nước có màu xanh biếc mát lạnh cùng nhìn ngắm phong cảnh hùng vĩ của núi rừng chắc chắn sẽ mạng lại trãi nghiệm thú vị cho du khách.
Khe Lim
Cũng giống như Hố Giáng Thơm, Khe Lim là một điểm du lịch mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Thuộc địa phận thôn Phước Lâm, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Khe lim là địa điểm tuyệt đẹp mà không chỉ dân bản địa mà còn có các du khách từ xa tìm đến. Sở dĩ người ta gọi đây là khe Lim vì lúc trước dòng suối này chạy qua địa phận toàn là gỗ lim. Khe lim bao gồm các thác nước cao, các tảng đá lớn nhỏ lấp nhau tạo thành các hồ nước trong vắt.
Hang dơi Tiên An
Hang dơi Tiên An là một nơi hoang sơ chưa được khai thác nhiều nhưng tuyệt đẹp với 2 hang động lớn là Động Thiên và Động Nàng Tiên. Với động Nàng Tiên, bạn sẽ khó có thể tham quan được hết vì hang sâu và nhiều dơi có thể sẽ khiến bạn giật mình. Còn với động Thiên, có rất nhiều mỏm đá đẹp phủ kín dây leo, âm thanh ríu rít của khe suối chảy và làn gió nguồn mát lạnh sẽ giúp bạn thư giản khi đến đây.
Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn cũng là nơi thứ 2 tại Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Xưa kia, đây là nơi cúng tế và cũng là nơi chôn cất vua của vương triều Cham-Pa. Với hơn 70 đền tháp cổ cùng những hình ảnh chạm trỗ tinh xảo hứa hẹn là nơi du lịch ghi lại dấu ấn trong lòng du khách.
Phố cổ Hội An
Không thể bỏ qua đầu tiên chính là Phố cổ Hội An. Đây là đô thị cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999. Đến đây bạn sẽ được tản bộ quanh khu phố cổ ngắm những ngôi nhà cổ, những gánh hàng rong, những bức tường rêu phong xanh biếc. Không chỉ vậy bạn còn có thể ngắm ngoại cảnh sông Thu Bồn và dạo quanh các làng nghề truyền thống. Đặc biệt nếu bạn đến Hội An vào ngày 14 Âm lịch hàng tháng thì sẽ được tận hưởng cảnh thắp đèn lồng, cùng với đó là lễ hội thả hoa đăng, hát dân gian… rất thú vị.
Tượng đài Mẹ Thứ
Đây là một công trình lớn của đất nước để ghi nhớ công ơn to lớn của các Người Mẹ Việt Nam anh hùng, đặc biêt là mẹ Nguyễn Thị Thứ. Đây cũng là tượng đài có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng từ 20.000 tấn đá hoa cương được vận chuyển từ Bình Định. Tượng đài cao 18,5 m, dài 101m, hình cánh cung mang hình ảnh người mẹ dang tay đón các con vào lòng. Trước cổng vào cũng có 8 trụ huyền thoại, mỗi trụ cao 11.2m, với đường kính hơn 1.2m.
Bàng Than- Vũng An Hòa
Đây cũng là một bãi biển đẹp mang phong cảnh hoang sơ với các mõm đá nhọn hoắc cùng các rìa đá lớn. Các dải đá đen tuyền lấp lánh như than đá trải dài trên bờ cát nên người ta gọi đó là Bàng Than. Từng lớp đá xếp chồng lên nhau thành các dãi đá lớn, đó là những phiến thạch có nguồn gốc từ trầm tích biển. Các dãi đá bị gió và sóng biển mài mòn tạo thành những hình thù lạ mắt giống như những tác phẩm điêu khắc độc đáo mà tạo hoá ban tặng.
Cù Lao Chàm
Những ai yêu thích du lịch sinh thái và đặc biệt là biển thì Cù Lao Chàm chính là địa địa lý tưởng mà TopChuan muốn giới thiệu cho bạn. Ở đây bạn không chỉ được hòa mình vào vùng biển mát lạnh ngắm nhìn các đàn cá cùng những rặng san hô màu sắc mà còn được thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon bật nhất.
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều
Nghề đúc đồng ở Phước Kiều được hình thành do một người di cư từ Thanh Hóa vào truyền dạy tên là Dương Tiền Hiền. Vào thế kỷ 19, dưới Triều Nguyễn, 2 phường là Phước Kiều và Đông Kiều được sáp nhập lại và lấy tên là “xã hiệu Phước Kiều” hay còn gọi là làng Phước Kiều ngày nay.
Đến với làng đúc đồng Phước Kiều, ngoài việc mua sắm cho mình các vật dụng, đồ lưu niệm, du khách còn có cơ hội tham gia vào các công đoạn sản xuất đồng và được chiêm ngưỡng các nghệ nhân biểu diễn các loại nhạc cụ cồng chiêng do chính họ chế tạo ra.
Làng gốm Thanh Hà
Đến tham quan làng gốm Thanh Hà, du khách có dịp hiểu hơn về nghề gốm truyền thống lâu đời nơi đây , chiêm ngưỡng các công đoạn làm gốm qua đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân trong làng, hơn nữa còn được hướng dẫn để có thể tự tay mình sản xuất ra các sản phẩm mà mình thích.
Hằng năm đến gày mồng 10 tháng 7 âm lịch, dân làng gốm Thanh Hà sẽ tổ chức lễ Giỗ Tổ nghề tại khu miếu Nam Diêu. Đây là dịp cho du khách được tham gia các trò chơi dân gian rất vui vẻ như: thi chuốt gốm, tạo mẫu, nấu cơm niêu, đập nồi, kéo co,…
Có thể bạn thích: