Mặc dù đều là những phụ nữ “chân yếu tay mềm” nhưng họ lại khiến cả thế giới phải mến mộ tài năng của mình. Làm chính trị vốn đã khó khăn, nữ làm chính trị lại càng khó khăn hơn gấp bội. Nhưng lại có 10 nữ chính trị gia quyền lực lại làm cho thế giới không thể bàn cãi về mức độ tài giỏi của họ.
Bà Aung San Suu Kyi
Aung San Suu Kyi sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945, được biết đến là một chính trị gia người Myanmar, cũng là lãnh tụ phe Đối lập của Myanmar và bà cũng là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar. Trong cuộc bầu cử phổ thông vào năm 1990, Đảng NLD đã giành 59% tổng số phiếu và 81% ghế trong nghị viện. Tuy nhiên, bà lại chưa bao giờ được nhậm chức thủ tướng và bà đã bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia ngay trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Bà đã phải chịu sự quản thúc tại gia trong khoảng gần 15 năm trong tổng số 21 năm bị quản chế cho đến khi được thả tự do lần gần đây nhất vào tháng 11 năm 2010. Qua đó, bà đã trở thành 1 trong những những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất.
Năm 1990, Suu Kyi được trao tặng Giải tưởng niệm Thorolf Rafto và Giải thưởng Sakharov cho Tự do Tư tưởng. Sau đó, bà tiếp tục được trao tặng giải Nobel Hòa bình vào năm 1991. Trong năm tiếp theo 1992, bà tiếp tục nhận được Giải Jawaharlal Nehru cho sự Thông cảm quốc tế của chính phủ Ấn Độ cùng với Giải thưởng cao quý Simón Bolívar của chính phủ Venezuela. Đặc biệt vào năm 2007, chính phủ Canada công nhận bà Suu Kyi là công dân danh dự của nước này, bà là người thứ tư có được vinh dự này. Năm 2011, bà tiếp tục được trao tặng Huy chương Wallenberg. Hiện nay, bà đang là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Ngày 19/12/2012, bà được trao tặng Huân chương Vàng Quốc hội, một trong hai giải thưởng cao quý nhất của đất nước Hoa Kỳ, bên cạnh Huân chương Tự do Tổng thống.
Ngày 1 tháng 4 năm 2012, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ đã đưa ra thông báo rằng bà Suu Kyi đã trúng cử vào Pyithu Hluttaw (Cơ quan Hạ viện của Myanmar) đại diện cho khu vực Kawhmu. Ngoài ra, Đảng NLD cũng giành được 43 trên tổng số 45 ghế trống trong Hạ viện. Kết quả của cuộc bầu cử đã được xác nhận bởi các ủy ban bầu cử chính thức vào ngay ngày hôm sau.Ngày 6 tháng 6 năm 2013, Suu Kyi thông qua trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết rằng bà muốn tham gia tranh cử vào vị trí người lãnh đạo cao nhất của Myanmar vào năm 2015. Cho tới năm 2014, bà xếp hạng thứ 61 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo tờ Forbes.
Bà Kolinda Grabar-Kitarovic
Kolinda Grabar-Kitarovic sinh ngày 29 tháng 4 năm 1968 là một chính trị gia người Croatia. Vào ngày 11 tháng 1 năm 2015, bà đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống ở nước Croatia và trở thành nữ tổng thống đầu tiên của lịch sử Croatia. Trước đó, từ năm 2011 đến năm 2014, bà từng nắm giữ chức vụ Phó tổng thư ký phụ trách ngoại giao công cộng của tổ chức NATO. Bà cũng chính là người phụ nữ đầu tiên hân hạnh được bổ nhiệm vào vị trí Tổng thư ký trợ lý của NATO. Ngoài ra, bà cũng từng là Bộ trưởng bộ ngoại giao Croatia từ năm 2005 đến năm 2008 sau đó, bà là Đại sứ của Croatia tại Hoa Kỳ từ năm 2008 đến năm 2011. Bà Grabar-Kitarovic là một thành viên quan trọng của Đảng Bảo thủ Liên minh Dân chủ Croatia.
Bà Dilma Rousseff
Bà Dilma Vana Rousseff sinh ngày 14 tháng 12 năm 1947, là một nhà kinh tế, chính khách người Brazil. Bà chính thức nhậm chức tổng thống Brazil từ năm 2011 cho đến khi bị bắt buộc phải rời khỏi chức vụ ngày 31 tháng 8 năm 2016.
Bà thuộc Đảng Công nhân. Vào tháng 10 năm 2010, bà đã chính thức đắc cử vào chức tổng thống Brazil và trở thành người phụ nữ đầu tiên thắng cử vị trí tổng thống Brazil. Trước đó, bà đã được tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva bổ nhiệm làm bộ trưởng nội các vào tháng 6 năm 2005 và cũng đã trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ này. Rousseff chính là người kế nhiệm được Lula chọn và bà đã giành thắng lợi thuyết phục trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil vào năm 2010. Tại vòng hai của cuộc bầu cử, bà đã giành được 56% tổng số phiếu bầu phiếu bầu so với 44% tổng số phiếu bầu của đối thủ là ông Jose Serra – thuộc Đảng Dân chủ Xã hội.
Bà Ameenah Gurib-Fakim
Bà Ameenah Firdaus Gurib-Fakim sinh ngày 17 tháng 10 năm 1959, bà là một chính trị gia, nhà khoa học đồng thời là nhà sinh vật học người Mauritius. Bà giữ chức Tổng thống Mauritius từ ngày 5 tháng 6 năm 2015. Bà Gurib-Fakim chính là nữ tổng thống đầu tiên và cũng là là tổng thống đời thứ sáu của Mauritius kể từ khi đảo quốc này chiến thắng và giành được độc lập từ tay nước Anh vào năm 1968 và chính thức trở thành nước cộng hòa vào năm 1992.
Bà Bidhya Devi Bhandari
Bidhya Devi Bhandari sinh ngày 19 tháng 6 năm 1961, bà là chính trị gia người Nepal và đang giữ chức Tổng thống Nepal. Bà chính là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này trong lịch sử Nepal và được bầu làm Tổng thống thông qua cuộc bầu cử quốc hội sau khi nhận được 327 phiếu trên tổng số 549 phiếu bầu, đánh bại Kul Bahadur Gurung. Trước đó, bà đã từng nắm giữ vị trí Bộ trưởng Quốc phòng của chính phủ Nepal.
Bà Angela Merkel
Angela Dorothea Merkel sinh ra tại Hamburg (Đức) vào ngày 17 tháng 7 năm 1954. Bà là Thủ tướng đương nhiệm của Đức. Trong vai trò chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo (CDU), Merkel đã thành lập chính phủ liên hiệp với Đảng anh em, Liên minh Xã hội Cơ Đốc (CSU) và Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) sau những cuộc đàm phán kéo dài hai tháng liên tiếp sau cuộc bầu cử liên bang vào năm 2005. Merkel trúng cử vào Quốc hội Đức từ bang Mecklenburg – Vorpommern, đồng thời bà cũng là chủ tịch của đảng CDU từ năm 2000, chủ tịch của nhóm đảng CDU – CSU tại quốc hội từ năm 2002 cho đến năm 2005.
Bà chính là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ Thủ tướng Đức và cũng là công dân đầu tiên của đất nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) đặt chân thành công đến vị trí lãnh đạo nước Đức thống nhất. Hơn hết, bà cũng là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo nước Đức kể từ khi xứ sở này trở thành một quốc gia hiện đại vào năm 1871. Tính cho đến năm 2006, bà cũng là thủ tướng trẻ tuổi nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo bình chọn của tạp chí Forbes tiến hành vào năm 2006, Angela Merkel đã thế vị trí của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Condoleezza Rice, để đứng đầu trong danh sách 100 người phụ nữ nắm nhiều quyền lực nhất trên thế giới và bà liên tục nắm giữ vị trí này trong suốt mười năm kế tiếp. Năm 2015, bà còn được tạp chí uy tín Time bầu chọn là nhân vật của năm do vai trò lãnh đạo quan trọng của bà trong cuộc khủng hoảng nợ công, khủng hoảng người nhập cư châu Âu cũng như cuộc khủng hoảng lớn tại Ukraine.
Bà Theresa Mary May
Theresa Mary May sinh ngày 1 tháng 10 năm 1956, là một nữ chính trị gia người Anh, là thành viên của đảng Bảo Thủ Anh và cũng là Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sau khi ông David Cameron quyết định từ chức. Trước đó, bà từng phục vụ trong nội các David Cameron với cương vị là Bộ trưởng Bộ nội vụ.
Bà Park Geun-hye
Park Geun-hye sinh năm 1952, là một nữ chính trị gia người Hàn Quốc. Kể từ ngày 25 tháng 2 năm 2013, bà đã chính thức nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc và trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc. Bà cũng đã từng là Nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc, cựu chủ tịch của đảng Saenuri. Hiện nay, bà đang bị đình chỉ chức vụ tổng thống sau một cuộc hạch tội của Quốc hội Hàn Quốc vào ngày 9 tháng 12 năm 2016 vừa qua. Thủ tướng Hwang Kyo Ahn đang tạm thời nắm quyền tổng thống Hàn Quốc.
Trong vấn đề kinh tế, bà Park Geun-hye tỏ ra khá dè dặt trong việc kiểm soát quyền lực của các tài phiệt chi phối nền kinh tế Hàn Quốc. Đối với Bắc Triều Tiên, bà đã cam kết thực hiện hai chính sách song song, vừa có hành động cải thiện quan hệ nhưng cũng vừa có hành động răn đe mạnh mẽ hướng tới 1 cuộc họp mặt thượng đỉnh với lãnh tụ cao quý của Bắc Triều Tiên Kim Jong-un.
Bà nổi tiếng bởi sự thông minh của mình. Bằng chứng là các học vị tiến sĩ của bà. Cụ thể:
- Năm 1987, tiến sĩ văn học danh dự của trường đại học văn hóa Trung Quốc
- Năm 2008, tiến sĩ khoa học danh dự của KAIST
- Năm 2008, tiến sĩ chính trị học danh dự của đại học Pu Kyeong
- Năm 2010, tiến sĩ chính trị học danh dự của đại học Sogang
- Năm 2014, tiến sĩ luật học danh dự của đại học kĩ thuật Dresden, Đức
- Năm 2016, tiến sĩ khoa học danh dự của đại học Paris số 6, Pháp
Bà Johanna Sigurdadottir
Johanna Sigurdadottir sinh ngày 4 tháng 10 năm 1942, là một nhà chính trị và cũng là cựu thủ tướng của Iceland. Trước đó, bà đã từng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Các vấn đề xã hội và An sinh xã hội vào giai đoạn 1987 – 1994 và giai đoạn 2007 – 2009. Bà cũng đã là một thành viên của Althing (Quốc hội Iceland) thuộc về đơn vị bầu cử Reykjavík từ tận năm 1978, đặc biệt bà đã tái đắc cử đến 8 kỳ liên tiếp. Bà đã trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của lịch sử Iceland vào ngày 1 tháng 2 năm 2009 và cũng trở thành một nhà lãnh đạo chính phủ công khai bản thân là người đồng tính đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Bà Thái Anh Văn
Thái Anh Văn sinh ngày 31 tháng 8 năm 1956 tại huyện Bình Đông, Đài Loan. Hiện nay bà đang là chủ tịch của Đảng Dân Tiến (DPP). Vào ngày 16 tháng một năm 2016 trong cuộc tổng tuyển cử của Đài Loan, với tỉ lệ 56,1% số phiếu bầu, bà trở thành ứng cử viên thứ hai của Đảng Dân Tiến thắng cử vị trí Tổng thống sau người đầu tiên là ông Trần Thủy Biển và bà đã trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc sau khi nhậm chức ngày 20 tháng 5 năm 2016.
Bà Thái Anh Văn đã tốt nghiệp khoa Luật tại Đại học Quốc lập Đài Loan (năm 1978), thạc sĩ tại Đại học Cornell (Năm 1980) và tốt nghiệp tiến sĩ trường Kinh tế London (năm 1984). Sau khi trở về Đài Loan, bà đã nắm giữ nhiều chức vụ chuyên môn ở rất nhiều trường đại học trong nước cho đến năm 1993, trước khi được bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền. Bà Thái Anh Văn là 1 trong những những người góp công soạn thảo “Đặc thù lưỡng quốc luận” của tổng thống Lý Đăng Huy. Ngoài ra, bà cũng là Phó Chủ tịch Viện Hành chính Trung Hoa Dân Quốc (tương đương với vị trí phó thủ tướng) dưới thời tổng thống Trần Thủy Biển. Bà được cho là người không có sức lôi cuốn hay tài ăn nói nổi bật nhưng lại thuyết phục được mọi người bằng sự chân thành, trí thông minh cũng như lòng kiên trì.
Có thể bạn thích: