Hiện nay trào lưu thi luyện viết chữ đẹp khá phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn. Với quan niệm ” Luyện nét chữ – rèn nết người” luôn được các bậc phụ huynh quan tâm và lưu ý. Vậy làm thế nào để có thể viết chữ đẹp và luyện viết chữ đẹp và chuẩn nhất cho học sinh tiểu học – độ tuổi tay yếu, vừa bắt đầu cầm bút? Làm thế nào để khi nhìn vào nét chữ người thưởng thức có thể đánh giá một con người chính xác nhất? Bài viết này tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp giúp trẻ tiểu học viết chữ đẹp và chuẩn nhất.
Dụng cụ học tập
Viết chữ đẹp không thể thiếu bút, giấy và mực. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên nét chữ của bạn. Việc chọn cho mình những cây bút và loại mực phù hợp là điều không hề đơn giản. Bạn nên chọn cho trẻ những cây bút vừa tay, nhẹ để trẻ có thể dễ dàng đưa bút lên, hạ bút xuống. Giấy, vở nên chọn loại giấy tốt không nhòe đảm bảo cho việc viết bút mực. Loại giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao là loại vở ô ly có dòng kẻ caro nhỏ, dòng kẻ nghiêng để khi ta luyện viết chữ nghiêng cho thuận lợi. Chọn mực, ta nên chọn những loại mực có độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Điều chú ý khi sử dụng bút mực là phải rửa bút bằng nước ấm trước khi sử dụng và lau sạch mực phần đầu ngòi bút. Khi sử dụng bút xong cần đóng nắp lại ngay để tránh khô mực hoặc va chạm làm hỏng ngòi. Luôn luôn để bút ở tư thế thẳng đứng hướng ngòi bút lên trên để tránh việc mực tràn ra nắp bút làm bẩn tay và vở.
Dành thời gian luyện chữ cùng trẻ
Để có thể viết chữ đẹp thì việc rèn luyện viết là điều không thể thiếu. Nếu không luyện tập thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng quên kích cỡ chữ nhưng khi đã thành thói quen thì việc viết chữ trở nên vô cùng đơn giản. Phụ huynh cố gắng dành thời gian 30 phút mỗi ngày để luyện chữ cùng trẻ để có hiệu quả hơn nhé.
Chắc các nét cơ bản
Khi bước vào lớp 1 đôi tay của trẻ còn khá yếu và việc luyện tập thường xuyên cho trẻ cầm bút là một việc vô cùng quan trọng. Hãy cùng trẻ bắt đầu với những nét cơ bản: nét thẳng, nét xiên, nét móc, nét khuyết, nét cong,…
Một số nhóm chữ theo nét
– Các chữ: i, u, t, p, y, n, m, v, r, s
– Các chữ: c, e, x
– Các chữ: l, b, h, k
– Các chữ: o, a, d, q
Phụ huynh nên giúp trẻ luyện tập chữ viết theo các nét cơ bản. Vì khi trẻ viết được chữ theo nét cơ bản ban đầu thì các chữ có cùng nét cơ bản đó trẻ sẽ dễ dàng thực hiện viết các chữ tiếp theo mà bạn không phải hướng dẫn nhiều thao tác. Mỗi một nhóm chữ, bạn chỉ cần hướng dẫn trẻ chữ đó gồm nét cơ bản nào ghép với nét nào. Sau đó hướng dẫn trẻ viết chữ và trong đầu trẻ đã hình thành được chữ cái đó rồi.
Cách cầm bút
Hướng dẫn trẻ cầm bút bằng 3 đầu ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái. Ngón trỏ và ngón cái giữu chặt thân bút, ngón giữa đỡ thân bút bên dưới.
Bút nghiêng về bên vai phải một góc khoảng 60 độ, không cầm bút thẳng đứng hay ngả về phía trước. Đặt bút nằm trọn trong hõm tay.
Lòng bàn tay và cánh tay tạo thành một đường thẳng. Khoảng cách giữa tay cầm bút và ngòi bút khoảng 2,5 cm.
Sửa chữa khi bút gặp vấn đề
– Bút ra mực quá đậm bạn hãy ép lại hai lá ngòi ở phần đầu ngòi cho khít lại để mực ra đều hơn.
– Bút ra it mực hoặc không ra mực bạn hãy dùng dao tem tách nhẹ vào rãnh mực làm cho rãnh mực rộng ra để mực lưu thông dễ dàng hơn.
Lỗi thường mắc phải
Một số lỗi thường gặp khi luyện chữ của học sinh tiểu học như:
– Thiếu nét là do thói quen của học sinh viết chưa hết nét đã dừng lại. Phụ huynh cần nhắc nhở hàng ngày để tạo thói quen viết đúng cho trẻ.
– Thừa nét là do học sinh viết chưa đúng quy trình của việc luyện chữ sai quy trình của việc luyện chữ. Phụ huynh cần hướng dẫn lại quy trình viết chữ đúng cho trẻ và yêu cầu trẻ thực hiện đúng thì mới chuyển sang chữ khác.
– Sai nét là do học sinh cầm bút sai quy cách. Phụ huynh hướng dẫn lại con cách cầm bút và tư thế ngồi, điều chỉnh hàng ngày cho trẻ.
– Khoảng cách là do học trẻ viết hay nhấc bút, không viết liền mạch và đưa tay không đều. Phụ huynh nhắc nhở con và luyện tập hàng ngày.
Khích lệ trẻ
Không tạo áp lực cho con luyện chữ vì ở giai đoạn này khả năng tập trung của trẻ chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu ép con luyện chữ trong thời gian dài sẽ khiến trẻ chán, thậm chí là sợ viết chữ và kết quả sẽ không được như ý.
Lưu ý
Sau mỗi bài viết của trẻ, bạn nên nhận xét tích cực nhiều hơn tiêu cực để trẻ có hứng thú hơn.những lỗi nào viết sai, chưa đúng quy tắc nét chữ bạn nên tìm ra nguyên nhân và giúp trẻ khắc phục chúng. Viết chữ đẹp cần một thời gian để luyện tập, đặc biệt với trẻ nhỏ mới bước vào lớp một thì đó là một sự rèn luyện công phu. Vì vậy mà cần có phương pháp rèn luyện cho trẻ theo một quy trình cụ thể vừa học vừa chơi để trẻ không sợ và nhàm chán.
Tư thế ngồi
Hãy rèn cho trẻ tư thế ngồi đúng khi viết. Bởi tư thế ngồi đúng cách không chỉ giúp trẻ luyện chữ dễ dàng, nét chữ đẹp hơn mà còn giúp cho cột sống của trẻ phát triển tốt và bảo vệ đôi mắt cho trẻ.
Cách ngồi đúng: hướng dẫn trẻ ngồi vị trí giữa bàn, gần ngực nhưng không chạm ngực vào bàn. Chân ngồi vuông góc với ghế, rộng bằng vai, dồn trọng tâm vào hông và đùi. Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi cách vớ 20 – 25 cm. Vòng tay mở rộng để không bị vướng vào các vật dụng xung quanh trẻ.
Có thể bạn thích: