Hiện nay, châu Âu có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chính sự vươn lên mạnh mẽ đó khiến sự khoảng cách giàu nghèo ở châu lục này càng lớn, bên cạnh các quốc gia có GDP/người cao chót vót như Monaco, Thụy Điển, Luxembourg thì 10 quốc gia có thu nhập bình quân thấp nhất châu Âu dưới đây trong đó chủ yếu là các quốc gia Đông Âu chính là minh chứng tiêu biểu cho hố ngăn cách giàu nghèo ở khu vực này nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ngày một rộng mở hơn.
Albania
GDP/người/năm: 3.870 USD
Nền kinh tế Albania vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế cộng sản cũ sang mô hình kinh tế thị trường hội nhập và mở cửa hiện nay. Không chỉ vậy, hiện nay Albania đang là quốc gia có tỉ lệ tội phạm hoạt động theo tổ chức cao và tỉ lệ tham nhũng thuộc hàng cao nhất tại khu vực châu Âu.
Belarus
GDP/người/năm: 6.739 USD
Mặc dù nguồn tài nguyên rất hạn hẹp nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Belarus trong đó chủ yếu là phát triển ngành cơ khí lớn, sản xuất hóa chất phân bón, công nghiệp lọc dầu và sản xuất sợi tổng hợp. Ngành thương mại chủ yếu phụ thuộc vào các nước Liên Xô cũ để nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Belarus. Mặc dù có đạt được một số thành tựu nhất định trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường nhưng đất nước Belarus còn phải đối mặt với vô vàn những vấn đề khó khăn trong việc phát triển kinh tế.
Kosovo
GDP/người/năm: 2.813 USD.
Đất nước Kosovo từng là một bộ phận cấu thành của Liên Bang Nam Tư cũ và được thừa hưởng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hiện đại từ quá trình xây dựng kinh tế của Nam Tư trong giai đoạn 1960 – 1970; bước vào những năm 1990 thì kinh tế ở khu vực này suy giảm nhanh chóng do sự quản lý, điều hành kém hiệu quả trong kinh tế, chính trị và hàng loạt các vấn đề tôn giáo, xã hội và sắc tộc khác. Đến thời điểm hiện tại nền kinh tế Kosovo vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi.
Vatican
GDP/người/năm: 1.325 USD
Hiện nay Vatican là nước có thu nhập bình quân thấp nhất châu Âu. Đây là quốc gia duy nhất ở châu lục này có nền kinh tế phi thương mại, kinh tế chủ yếu dựa vào Quỹ Phêrô – thông qua đóng góp của những người theo đạo Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới, và nguồn thu từ việc bán tem thư cùng các đồ lưu niệm cho du khách, tiền bán vé tham quan cho khách du lịch để vào các Viện bảo tàng và nguồn thu từ việc bán các ấn phẩm khác. Các sản phẩm công nghiệp của Vatican ba gồm: các sản phẩm in ấn, đồ khảm nghệ thuật và sản xuất đồng phục cho nhân viên của các Tòa Thánh.
Bosnia
GDP/người/năm: 4.461 USD.
Bosnia đang phải đối mặt với vấn đề kép đó là khôi phục đất nước sau chiến tranh và thực hiện cải cách nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá trước đây cho phù hợp với xu thế kinh tế thị trường hiện đại. Ở Bosnia chủ yếu tập trung các ngành công nghiệp quân sự là di sản của thời lãnh đạo cũ Josip Broz Tito để lại trong khi đó các nhà máy thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng lại rất ít và không đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại của quốc gia. Ngành nông nghiệp của Bosnia chủ yếu dựa trên sự phát triển của các trang trại quy mô nhỏ hoạt động kém hiệu quả của tư nhân nên đa số nguồn thực phẩm phải nhập khẩu.
Moldova
GDP/người/năm: 2.037 USD.
Mặc dù trong thời gian gần đây thu nhập bình quân đã có chút khởi sắc trong thời gian gần đây nhưng Moldova vẫn nằm trong top các quốc gia kém phát triển ở khu vực châu Âu. Quốc gia này không có tài nguyên rừng và nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với việc trồng các loại rau quả; công nghiệp có cơ cấu ngành rất đơn giản chủ yếu là sản xuất rượu vang và thuốc lá. Sự mất cân đối về cơ cấu ngành kinh tế cùng việc phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng từ bên ngoài và số nợ nước ngoài cực lớn nhưng chưa có khả năng chi trả khiến nền kinh tế Moldova khó mà cải thiện được.
Serbia
GDP/người/năm: 5.309 USD
Theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới (Word Bank – WB) Serbia có mức thu nhập bình quân trên mức thu nhập trên trung bình. Từ sau cuộc chiến tranh Kosovo nền kinh tế của Siberia đã bị tàn phá nặng nề, đặc biệt là sản xuất công. Các thị trường truyền thống như Nam Tư cũ và khối Comecon đã tác động xấu đến xuất khẩu của nước này. Quá trình hồi phục kinh tế gặp nhiều chông gai do tỉ lệ thất nghiệp lớn tới 14%, thâm hụt thương mại luôn ở mức cao, nợ nước ngoài lớn mà chưa có khả năng chi trả.
Ukraine
GDP/người/năm: 3.877 USD
Trước đây, nền kinh tế Ukraine từng là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Liên Xô. Kinh tế Ukraine từng trải qua nhiều thăng trầm lớn trong thập niên 1990, đây là thời kì nền kinh tế bị siêu lạm phát và tụt dốc không phanh. Hiện nay, Ukraine là một kinh tế thị trường tự do mới nổi, với tổng GDP tăng trưởng nhanh và đạt mức hai con số trong vài năm trở lại đây.
Montenegro
GDP/người/năm: 6.778 USD
Với dân số hơn 684.736 người, đa dạng về tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ, hiện nay thu nhập bình quân của Montenegro đang có dấu hiệu khởi sắc. Nền kinh tế của quốc gia này đang dần thoát khỏi sự chi phối mạnh mẽ của Serbia với minh chứng là: hiện đã sử đồng Euro thay cho đồng Dinar, trở thành thành viên chính thức của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Những ngành kinh tế chủ đạo của Montenegro là sản xuất nhôm, phát triển du lịch và nông nghiệp.
Macedonia
GDP/người/năm: 4.660 USD
Chính phủ Macedonia đưa ra chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhưng điều này lại khiến Macedonia dễ bị tác động và lệ thuộc vào các nền kinh tế phát triển khác của châu Âu vì quy mô kinh tế Macedonia rất nhỏ; ngoài ra, khả năng phát triển kinh tế của quốc gia này khi mở cửa sẽ phải phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hội nhập trong khu vực và quá trình gia nhập EU. Hiện nay, công nghiệp khai khoáng được coi là trụ cột kinh tế của Macedonia, chất lượng sống thuộc hàng thấp nhất ở châu Âu, khoản nợ nước ngoài lên đến 1,06 tỉ USD.
Có thể bạn thích: