Đường sắt là một trong những loại hình vận tải phổ biến trên thế giới hiện nay. Với chi phí rẻ, khối lượng hàng hóa lớn và thuận tiện ở trên lục địa nên các quốc gia rất chú trọng đầu tư phát triển loại hình vận tải này. Dưới đây là 10 quốc gia sở hữu tuyến đường sắt dài nhất trên thế giới.
Trung Quốc
Tổng chiều dài đường sắt: 100.000km
Tổng công ty Đường sắt Quốc gia là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của các tuyến đường sắt ở đất nước Trung Quốc, vận tải đường sắt của quốc gia này đón khoảng 2,08 tỷ lượt hành khách và 3.22 tỷ tấn hàng hóa mỗi năm. Đường sắt cũng là hình thức vận tải rất phổ biến ở đất nước Trung Quốc. Mạng lưới đường sắt tại Trung Quốc gồm 90.000 km là đường sắt thông thường và 10.000 km là đường sắt cao tốc.
Đức
Tổng chiều dài đường sắt: 41.000km
Doanh nghiệp vận tải đường sắt lớn nhất tại Đức là Deutshe có trụ sở tại Berlin, doanh nghiệp này chiếm khoảng 80% lượng lưu thông hàng hóa và 99% lưu lượng hành khách đường dài của mạng lưới đường sắt quốc gia. Ngoài doanh nghiệp chủ lực trên ở Đức còn có hơn 150 công ty đường sắt tư nhân khác hoạt cung cấp dịch vụ cho hành khách và hàng hóa trong các khu vực: trong đó doanh nghiệp S – Bahn phục vụ ở ngoại thành và cả Hamburg Cologne Express (HKX) một số nhà vận tải hành khách đường dài lớn ở Đức.
Argentina
Tổng chiều dài đường sắt: 36.000km
Ngay từ trước thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ 2 diễn ra, Argentina đã sở hữu mạng lưới đường sắt dày đặc với tổng chiều dài lên tới 47.000km. Nhưng sự tàn phá khủng khiếp của thế chiến thứ 2 đã khiến mạng lưới đường sắt của quốc gia này bị thu hẹp lại, hiện chỉ còn khoảng 36.000km.
Canada
Tổng chiều dài đường sắt: 48.000km
Ngành đường sắt Canada hiện đang hoạt động với hai tuyến chính trong đó: một tuyến đường sắt quốc gia dài 12.500km để chở khách liên các thành phố và một tuyến đường sắt Canada – Thái Bình Dương. Canada cũng đầu tư các tuyến đường sắt nhỏ để phục vụ hành khách ở các vùng nông thôn. Hiện ở Canada chưa xây dựng bất kì tuyến đường sắt cao tốc nào.
Mỹ
Tổng chiều dài đường sắt: 250.000km
Mỹ là quốc gia có mạng lưới đường sắt dài nhất trên thế giới hiện nay với tổng số 538 tuyến đường sắt cả nhà nước và tư nhân sở hữu, trong số đó Union Pacific Railroad và BNSF Railroad những doanh nghiệp vận tải đường sắt lớn nhất thế giới hiện nay. Các tuyến đường sắt chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa (chiếm đến 80%) tổng số mạng lưới đường sắt, còn lại là phục vụ vận chuyển hành khách. Hiện nay, Mỹ đang lên kế hoạch để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc với tổng chiều dài lên đến 27.000 km dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Pháp
Tổng chiều dài đường sắt: 29.000km
Pháp là quốc gia có mạng lưới đường sắt lớn thứ 2 ở khu vực châu Âu và đứng thứ 9 trên thế giới. Đường sắt ở Pháp chủ yếu để phục vụ vận tải hành khách. Cơ quan điều hành và duy trì sự ổn định mạng lưới đường sắt của nước này là SNCF – Công ty đường sắt quốc gia Pháp.
Nga
Tổng chiều dài đường sắt: 85.500km
Mỗi năm ngành đường sắt ở Nga đón khoảng 1,08 tỷ hành khách và khoảng 1,2 tỷ tấn hàng hóa. Trong tương lai con số này dự kiến sẽ tăng lên nhiều hơn nữa. Tuyến đường sắt xuyên Siberia ở Nga với tổng chiều dài là 9.289 km, được mệnh danh là một trong những tuyến đường sắt bận rộn nhất trên thế giới hiện nay.
Ấn Độ
Tổng chiều dài đường sắt: 65.000km
Hiện nay ngành đường sắt Ấn Độ đã đón khoảng 8 tỷ hành khách và 1,01 triệu tấn hàng mỗi năm. Mạng lưới đường sắt ở Ấn Độ được phân chia thành 17 khu và có hơn 19.000 xe lửa hoạt động mỗi ngày với 12.000 xe lửa dùng để chở khách và 7.000 xe lửa dùng để chở hàng.
Brazil
Tổng chiều dài đường sắt: 28.000km
Hiện nay đường sắt ở Brazil đang khai thác 4 khổ đường trong đó:
- Khổ 1.600 mm có tổng chiều dài là 4.057 km chiếm 14,2%
- Khổ 1.000 mm có tổng chiều dài là 23.489 km chiếm 84,1%
- Đường lồng ba ray – 1.000 mm và 1.600 mm có tổng chiều dài là 336 km chiếm 1,1%.
- Khổ tiêu chuẩn – 1.435 mm có tổng chiều dài là 202,4 km chiếm 0,7%
Australia
Tổng chiều dài đường sắt: 40.000km
Chính phủ là cơ quan điều hành chính hệ thống cơ sở hạ tầng của mạng lưới đường sắt tại Australia đều. Mặc dù tổng chiều dài đường sắt khá lớn nhưng hiện nay Australia vẫn chưa xây dựng được bất kì hệ thống đường sắt tốc độ cao nào.
Có thể bạn thích: