Vào cuối chiến tranh thế giới thứ II, Đức Quốc xã bắt đầu phát triển những vũ khí mới. Từ máy bay cho đến siêu pháo, không chỉ có vậy còn có cả tàu ngầm phóng tên lửa cũng được họ cải tiến. Hãy cùng điểm mặt qua những siêu vũ khí đó nhé!
The Sun Gun
Và vị trí số 1 trong danh sách top 10 vũ khí đáng sợ nhất của phát xít Đức là siêu vũ khí mặt trời Sun Gun. Cái tên cũng phần nào gợi cho bạn hình dung về thứ vũ khí này rồi đúng không nào? Mới đầu nghe thì có vẻ vô lí nhưng Hitler đã từng có kế hoạch cho xây dựng một vũ khí như thế để đánh bại phe Đồng Minh. Và theo đó thì một tấm gương siêu lớn có đường kính 1,5km sẽ được lắp đặt trên quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất nhằm mục đích sử dụng ánh sáng của mặt trời để thiêu rụi các thành phố của đối phương. Nếu như nó được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì quả thực là một nỗi ám ảnh đúng không nào?
The Horten Ho 229
Xếp đầu tiên trong danh sách này là chiếc máy bay ném bom phản lực có tên là Horten Ho 229. Nó rất phổ biến ở thời điểm hiện tại nhưng trên thực tế thì đây lại là phát minh của Đức Quốc xã. Được biết đến là một trong số những siêu vũ khí khủng khiếp nhất được tạo ra bởi Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai, The Horten Ho 229 là một chiếc máy bay phản lực có khả năng lẻn vào căn cứ đối phương mà không thể bị radar phát hiện. Chiếc máy bay này có thể mang 1000kg bom với vận tốc 620 mph mỗi giờ. Tuy nhiên có một vấn đề đó là mức tiêu thụ nhiên liệu của nó quá lớn sẽ thành trở thành trở ngại. Ông trùm Phát Xít Hitler đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay nhưng toàn bộ chúng không được triển khai do nhiều lý do. Một số chiếc bị thu giữ, số khác thì bị phá hủy.
Messerschmitt Me-262 Swallow
Và giả sử rằng Phát Xít Đức không phạm phải quá nhiều sai lầm thì chiến đấu cơ Me 262 Swallow hoàn toàn có thể ngăn chặn được chiến dịch ném bom chung của quân Đồng minh. Chiếc máy bay này cũng khá long đong khi cả chính phủ cũng như không quân Đức đều tìm cách trì hoãn việc sản xuất mẫu máy bay này lại nhằm mục đích để dành nguồn lực thí nghiệm một loại mẫu máy bay khác. Chỉ đến khi quá cần một mẫu máy bay có khả năng đánh chặn quân đồng minh thì Me 262 Swallow mới có cơ hội để trình diễn. Và nó đã chứng tỏ mình là “cơn ác mộng” của các chiến đấu cơ Hoa Kỳ. Dù có mạnh đến đâu đi chăng nữa thì cái gì cũng có điểm yếu, nó đã bộc lộ điểm yếu của mình đó là không linh hoạt bằng các máy bay đánh chặn hàng đầu của Hoa Kỳ và các phi công Anh, Hoa Kỳ dần dần cũng phát triển được nhiều chiến thuật để đối phó với loại máy bay này.
The Fritz X Guided Anti-Ship Glide Bomb
Bạn đã từng nghe qua cái tên Fritz X Guided Anti-Ship Glide Bomb hay chưa? Đây là một loại bom được mệnh danh là “ông tổ của các loại bom thông minh”. Khối lượng của quả bom này hơn 1.500 kg, được trang bị thêm một máy thu radio và bộ điều khiển tinh vi có thể đưa bom đến đúng mục tiêu đã định sẵn. Theo đánh giá của không quân Mỹ, thì Fritz X có khả năng xuyên thủng giáp sắt hơn 70 cm cũng như là bắn từ độ cao 6 km. Nó đã vượt tầm bắn của vũ khí đối phó với bay trong thời điểm đó. Đức Quốc xã đánh chìm tàu chiến Roma của Italy ngoài khơi Sardinia vào tháng 9 năm 1943, chưa đầy một tháng sau khi được phát triển. Tuy nhiên thì thứ vũ khí này vẫn tồn tại những hạn chế như là chỉ vài máy bay Luftwaffe được thiết kế để chở loại bom này.
The Landkreuzer P.1000 Ratte
Tiếp theo, không thể không kể đến chiếc xe tăng siêu nặng do Đức Quốc Xã sản xuất trong thế chiến thứ II. Có thể bạn cũng đã biết, quân đội Đức nổi tiếng với lực lượng xe tăng hùng mạnh nhất trên thế giới, trong đó phải kể đến Landkreuzer P.1000 Ratte. Đây là tên một dự án sản xuất xe tăng siêu nặng của nước Đức. Vào năm 1942, nó bắt đầu được đưa vào sản xuất bởi Krupp sau khi được Adolf Hitler chấp thuận. Các bộ phận nhỏ của Ratte đã được Krupp bắt đầu sản xuất. Tuy nhiên Albert Speer đã hủy bỏ dự án này vào năm 1943. Landkreuzer P.1000 Ratte có khối lượng lên tới 1000 tấn, gấp năm lần khối lượng của Panzer VIII Maus loại xe tăng hạng nặng nhất từng xuất hiện trên thế giới lúc bấy giờ và gấp 18 lần khối lượng của Tiger-I, 14 lần so với khối lượng của Tiger-II, 22,32 lần khối lượng của Panther cỡ đó. Chiếc xe tăng này sở hữu hai pháo 280 mm SK C/34- loại pháo chuyên dùng trong lớp tàu chiến Gneisenau. Bên cạnh đó, nó cũng có hai tháp pháo rất lớn để có thể lắp vừa loại pháo hải quân chuyên dụng. Loại tháp pháo này đã từng được thiết kế và sản xuất cho lớp tàu chiến Gneisenau. Thứ vũ khí này cũng đã gây ra biết bao nhiêu thiệt hại!
The Panzer VIII Maus
Panzer VIII Maus được Đức Quốc Xã dự định sử dụng như một công cụ để chọc thủng tuyến phòng ngự của đối phương mà không phải chịu thiệt hại. Chiếc siêu tăng hạng nặng của Đức có trọng lượng 145 tấn và sở hữu một pháo chính 128mm đi kèm với đó là bộ giáp siêu dày của nó, giúp nâng cao sức mạnh phòng thủ. Tuy nhiên, nó phải sử dụng mẫu động cơ diesel MB 517 V12 có công suất 1.200 mã lực. Năm chiếc xe tăng Panzer VIII Maus đã được phê duyệt sản xuất, vào cuối năm 1944. Hai mẫu thử nghiệm đã được sản xuất. Trong đó, một chiếc chưa được lắp tháp pháo. Chiếc xe tăng này dài 10,2 mét, rộng 3,71 mét, cao 3,63 mét, buồng chiến đấu dành cho 6 người. Chưa hết, chiếc xe tăng này còn có thể sử dụng pháo chính KwK 44 L/55 128 mm.
Siêu pháo Gustav & Dora
Loại vũ khí này cũng rất đáng chú ý, siêu pháo Gustav & Dora. Chiếc siêu pháo này do Krupp thiết kế vào năm 1930 nhằm mục đích tiêu diệt những pháo đài kiên cố ở phòng tuyến Maginot của Pháp và một số pháo đài khác của Liên Xô. Theo một số tài liệu cho thấy, khẩu pháo này nặng tới 1350 tấn và có thể bắn ra đạn nặng gần 7 tấn ở khoảng cách 37 km tương đương với 23 dặm. Trong giai đoạn chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức Quốc Xã dự định để tàn phá những pháo đài kiên cố của Pháp tuy nhiên quân đội Wehrmacht đã thắng lớn trong trận chiến nước Pháp với chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” trước khi nó được hoàn thiện.
Gustav & Dora được sử dụng trong chiến dịch bao vây Sevastopol và Barbarossa. Không chỉ có vậy, Đức Quốc Xã còn chuyển chúng tới Leningrad và định bắn vào thủ đô Ba Lan, Warsaw. Nhưng Gustav đã bị quân đội Mỹ chiếm được và phá hủy trong khi khẩu Dora cũng chịu chung số phận bị tháo rời để khỏi rơi vào tay Hồng Quân Liên Xô. Gustav là khẩu pháo lớn nhất từ trước đến giờ đã lập kỉ lục là loại pháo bắn loại đạn mạnh nhất và nặng nhất đó nha.
Type XXI U-boat
Type XXI U-boat cũng là một trong những loại vũ khí gieo rắc nỗi kinh hoàng lớn nhất trên Đại Tây Dương suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 tàn khốc, ác liệt. Sự đáng sợ của U-boat được chính các chính trị gia đồng minh đau đớn thừa nhận. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng viết “Điều duy nhất khiến tôi kinh sợ trong suốt cuộc chiến là hiểm họa U-Boat”. Thật vậy, hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ước tính khoảng 800-900 chiếc đã đánh chìm 3.500 tàu đồng minh phần lớn là tàu vận tải với hơn 30.000 thủy thủ thiệt mạng.
The Rocket U-Boat
Ngoài những vũ khí đã kể trên thì Rocket U-Boat cũng được Đức Quốc Xã phát minh nhằm mục đích tấn công lãnh thổ trên đất liền của Mỹ. Họ đã lập ra một số dự án có phần “điên rồ” và không có kế hoạch nào trong đó được thực hiện. Đây là loại tên lửa sẽ được phóng từ tàu ngầm mà trong đó U-511 là chiếc tàu đầu tiên được trang bị Rocket U-Boat. Nhưng loại rocket trên rất kém trong khả năng dẫn đường, di chuyển ở dưới nước. Chính vì vậy mà kế hoạch trên đã bị dừng lại sau khi các chuyên gia của Đức quốc xã phát triển thành công tên lửa V-2 vào năm 1943. Tuy nhiên, loại tên lửa này lại “ngoại cỡ” khi trang bị cho các tàu ngầm. Do vậy nhằm khắc phục tình hình trên, người ta thiết kế 3 tên lửa V-2 cho tàu ngầm U-boat Type XXI chở đến địa điểm dự định tấn công và sau đó sẽ phóng từ bên trong tàu ngầm. Tiếc là không có chiếc tàu ngầm U-boat Type XXI nào phóng thành công tên lửa kể trên trước khi thế chiến thứ II kết thúc.
The V3 Super Gun
Nếu như siêu pháo Gustav & Dora khiến bao người kinh hãi thì V3 Super Gun – Siêu pháo V3 hề kém cạnh chúng một chút nào cả. Đây là khẩu pháo ứng dụng nguyên lý “nòng pháo nhiều buồng đốt” từ thế kỷ XIX. Nòng pháo V3 có chiều dài khoảng 140 mét và chứa nhiều liều phóng bên trong. Có thể ví nó như là bom nổ chậm vậy vì chúng được đặt thời gian để kích nổ ngay khi quả đạn pháo vừa chạy qua nhằm mục đích tăng thêm lực đẩy cho viên đạn. Thiết kế của siêu pháo V3 cho phép nó có thể bắn một quả đạn pháo cỡ 150 mm, với khối lượng 140 kg tới mục tiêu ở khoảng cách 165 km. Nó có khả năng công phá các mục tiêu bên trong nước Anh cũng như là phía Bắc nước Pháp. Dù là vậy nhưng có lẽ do kích thước của V3 quá đồ sộ nên lực lượng đồng minh đã phá hủy trước khi nó có thể khai hỏa.
Có thể bạn thích: