Tổ chức tư vấn nổi tiếng A.T. Kearney đã đưa ra bảng xếp hạng thị trường bán lẻ tại những quốc gia dẫn đầu thế giới hiện nay. Vị trí càng cao đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ càng tìm cách xâm nhập vào thị trường đó với tốc độ nhanh nhất có thể. Sau đây, TopChuan xin giới thiệu top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Trung Quốc
- Dân số: 1,38 tỷ người
- GDP bình quân đầu người: 8272 USD
Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa của Trung Quốc sẽ tăng ở mức 7,9% vào năm 2018, so với 2,6% tại Bắc Mỹ và trung bình toàn cầu là 3,4%. Đây là con số mới nhất mà Tập đoàn kiểm toán PwC và cơ quan Phân tích Dữ liệu thuộc tạp chí The Economist (EIU) đưa ra trong một báo cáo hỗn hợp. Theo kết quả này, quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất toàn cầu trong thời gian sắp tới.
Chile
- Dân số: 17,3 triệu người
- GDP bình quân đầu người: 26.863 USD
Chile là một quốc gia vùng Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và Thái Bình Dương. Hiện nay, Chile là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất khu vực Nam Mỹ. Đây là đất nước dẫn đầu châu Mỹ La tinh về chỉ số phát triển con người, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế và có tỉ lệ hộ nghèo tương đối thấp. Theo ước tính của A.T. Kearney, khu vực bán lẻ của nước này sẽ tăng trưởng 10% trong năm 2020 nhờ sức mua của tầng lớp trung lưu tăng mạnh và nhờ dân số trẻ thành thị chiếm tỷ lệ cao.
Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)
- Dân số: 9,58 triệu người.
- GDP bình quân đầu người: 40.438 USD.
Giữa bối cảnh bất ổn chính trị, kinh tế trong khu vực, UAE được đánh giá là một quốc gia an toàn và luôn chào đón khách du lịch, nhà đầu tư. Trung tâm thương mại Dubai tại UAE là điểm mua sắm, giải trí đông đúc và lớn nhất thế giới với hơn 54 triệu lượt khách mỗi năm. Theo nghiên cứu mới đây của tổ chức Tư vấn nổi tiếng A.T. Kearney, UAE hiện đang sắp đạt đến mức độ bão hòa thị trường. Không gian bán lẻ ở quốc gia này năm nay chỉ tăng thêm 7%. Tuy nhiên, Dubai tiếp tục duy trì danh tiếng là “Trung tâm bán lẻ của vùng Trung Đông”, giúp quốc gia này có doanh số bán hàng tăng thêm 6%, đạt 71 tỷ USD.
Georgia
- Dân số: 4,7 triệu người
- GDP bình quân đầu người: 3796 USD.
Trong khi nhiều quốc gia châu Âu tụt hạng tín dụng, xếp hạng của Georgia lại được nâng lên. Đây là một trong những tín hiệu về những tiềm năng lớn tại thị trường này cho các hãng bán lẻ. Thuế suất và thủ tục hành chính đơn giản, minh bạch giúp Georgia ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, người dân nước này đang dần chuyển thói quen mua sắm ở chợ sang các cửa hiệu, siêu thị và trung tâm bán lẻ lớn.
Uruguay
- Dân số: 3,3 triệu người.
- GDP bình quân đầu người: 20.500 USD
Uruguay có nền kinh tế chủ yếu dựa vào thương mại, đặc biệt là xuất khẩu nông sản, khiến cho trong nước dễ bị biến động giá cả hàng hóa. Chăn nuôi bò, cừu trở thành ngành kinh tế chủ yếu thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến để xuất khẩu (len, hàng dệt, thịt và ngành da thú). Ngành trồng trọt gồm có: ngũ cốc, mía, cây ăn quả. Uruguay có môi trường đầu tư tốt, hệ thống pháp lý mạnh và thị trường tài chính mở cửa.
Peru
- Dân số: 30,5 triệu người.
- GDP bình quân đầu người: 6122 USD.
Tiềm năng phát triển bán lẻ tại khu vực Mỹ Latinh cùng với tăng trưởng kinh tế nội địa mạnh mẽ đang đem lại cho nhiều lợi thế cho các quốc gia trong khu vực này. Trong số 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất theo kết quả nghiên cứu của A.T. Kearney có tới 7 quốc gia Mỹ Latinh, trong đó có Peru. Kinh tế Peru được Ngân hàng Thế giới phân loại là thu nhập trung bình cao, lớn thứ 52 thế giới và lớn thứ 7 khu vực Mỹ Latinh. Các đối tác mậu dịch chính của Peru là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brazil và Chile.
Brazil
- Dân số: 190 triệu người
- GDP bình quân đầu người: 8539 USD.
Brazil đứng vị trí cao trong danh sách nhờ tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ tiêu dùng cao, cư dân thành thị đông và ít rủi ro về tài chính, chính trị. Bên cạnh đó, dân số tương đối trẻ và chi tiêu trên đầu người vào hàng xa xỉ lớn khiến quốc gia Nam Mỹ này là điểm đến hàng đầu của các hãng bán lẻ. Năm 2011, các hãng bán lẻ như Topshop, Sephora, Lanvin và Debenhams đều gia nhập thị trường này. Báo cáo của A.T. Kearney cho biết hãng cà phê Starbucks cũng đang có dự định tăng gấp đôi số lượng của mình lên 64 vào cuối năm 2018.
Malaysia
- Dân số: 30.74 triệu người.
- GDP bình quân đầu người: 9766 USD.
Malaysia là đất nước khá phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á. Malaysia là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu cọ và cao su, ca cao và hạt tiêu, đồng thời là nước xuất khẩu về gỗ khối và các sản phẩm từ gỗ. Chính phủ Malaysia có các chính sách khuyến khích giáo dục với nhiều ưu đãi. Hàng năm chính phủ dành ra một khoản ngân sách khá lớn đầu tư cho giáo dục. Vì vậy các trường đại học, cao đẳng Malaysia có các cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho việc học tập cũng như sinh hoạt của sinh viên. Ngành công nghệ thông tin của Malaysia rất phát triển. Các trường đại học cao đẳng đều có các phòng vi tính, các trung tâm dịch vụ Internet miễn phí cho sinh viên.
Ấn Độ
- Dân số: 1,31 tỷ người.
- GDP bình quân đầu người: 1582 USD.
Tại Ấn Độ hiện có khoảng 12 triệu cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ vẫn kinh doanh kiểu truyền thống, thiết lập nên một trật tự trong chính sự ồn ào và lộn xộn. Tuy nhiên, khi Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới, các tập đoàn lớn bắt đầu tìm kiếm cơ hội tại đây, với nỗ lực đưa thị trường bán lẻ nước này vào khuôn khổ, theo chuẩn hiện đại. Bất chấp nỗ lực của các tập đoàn lớn trong việc hiện đại hóa thị trường bán lẻ Ấn Độ, hệ thống cửa hàng nhỏ và chợ ngoài trời vẫn có một sức sống riêng mạnh mẽ.
Mông Cổ
- Dân số: 2,95 triệu người.
- GDP bình quân đầu người: 3973 USD.
Kinh tế Mông Cổ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ. Mông Cổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và đồng, than, môlíp đen, kẽm, tungsten, và vàng chiếm một phần lớn sản phẩm công nghiệp. Hiện có hơn 30,000 doanh nghiệp độc lập tại Mông Cổ, chủ yếu tập trung quanh thành phố thủ đô. Đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ là Trung Quốc. Ở thời điểm năm 2006, 68.4% xuất khẩu của Mông Cổ là sang Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp 29.8% nhập khẩu của Mông Cổ.
Có thể bạn thích: