Thứ tự tỉnh thành giàu nhất Việt Nam tính theo cơ sở hạ tầng và mức sống của người dân trong những năm gần đây có lẽ xê dịch ít nhiều. Hãy cùng TopChuan.com điểm qua 10 tỉnh thành đó.
Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Kinh tế Đà Nẵng khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Tỷ trọng nhóm vực dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp – xây dựng 46% và nông nghiệp 3%. Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng GDP từ 62-65%, công nghiệp- xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.
Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Năm 2015, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 56 288 tỷ đồng. Phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2020 trên địa bàn thành phố đạt trên 80.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt trên 20.000 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phòng xếp vị trí thứ 15/63 tỉnh thành.
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiến đến 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài . Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính.
Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc. phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Hà Nội
Kinh tế Thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm 2014 tăng 8,8%, GDP bình quân đầu người: 75-77 triệu đồng. Hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã xây dựng như : Royal City, Time City, AEON Mall.… ra đời là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân.
Đồng Nai
Đồng Nai là một trong ba góc nhọn tam giác phát triển gồm Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng 13,32% , trong đó dịch vụ tăng 14,9%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp – xây dựng tăng 14,2%. GDP quy mô toàn tỉnh đạt 96,820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, Cap đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng …
Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Thành phố Thủ Dầu Một cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng.
Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2015, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 3 ở Việt Nam.
Cần Thơ
Tổng sản phẩm trên địa bàn Cần Thơ đến năm 2015 đạt hơn 77,900 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 78,46 triệu đồng / năm (tương đương 3.600 USD), tăng 2,15 lần so với năm 2010. Hàng năm, Cần Thơ đóng góp cho vùng khoảng 12% tổng thu ngân sách, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.375 ty USD. Tính đến nay, thành phố Cần Thơ xuất khẩu trên 100 quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ, tập trung nhiều nhất ở châu Á 50,6%, châu Mỹ 19,2%, các nước khu vực châu Âu 13%, châu Phi 7,78% và châu Úc 2,63%. Cần Thơ được xem như một “đô thị miền sông nước” với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ.
Bà Rịa – Vũng Tàu
Phấn đấu đến năm 2015, Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp và cảng biển, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14% / năm, kế cả dầu khí bình quân 10,8% / năm. GDP bình quân đầu người đạt 11.500 USD, kế cả dầu khí đạt 15.000 USD. Định hướng đến năm 2020, trở thành thành phố cảng, đô thị cảng lớn nhất nước cùng với Hải Phòng, trung tâm Logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Theo đó , GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000 USD / người / năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển).
Có thể bạn thích: