Ho là một chứng bệnh thường thấy khi thay đổi thời tiết, mắc các chứng về đường hô hấp. Bên cạnh những viên thuốc kháng sinh hay dùng, những loại quả ở ngay bên cạnh chúng ta cũng có rất nhiều loại quả có tác dụng trị ho mà chúng ta không chú ý tới, sau đây là 10 loại quả có tác dụng trị ho:
Quả quất
Theo Đông y quất là loại quả tính ấm có tác dụng long đờm, trị ho, chữa các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp…
Đường phèn có vị ngọt được biết đến là thực phẩm có tính bình, được dùng trong các trường hợp đau đầu, chóng mặt, ho khan ít đờm, đau họng và thanh nhiệt cho cơ thể.
Bạn dùng 5-7 quả quất tươi, mọng nước ngâm qua nước muối rồi rửa sạch. Cắt đôi, bỏ hạt trộn với 3-4 thìa đường phèn rồi đem đi hấp cách thuỷ trong 30 phút. Mỗi lần sử dụng 3-4 thìa cafe, ngày 3 lần, nên sử dụng cả vỏ quất để có tác dụng tốt nhất.
Dâu tây
Dâu tây ép lấy nước uống có tác dụng tiêu đờm, giảm khô ngứa họng, giảm viêm họng. Bạn cũng có thề ngậm nước dâu tây trong họng sẽ làm giảm viêm họng. Tuy nhiên không nên uống nước dâu tây vào lúc đói vì nó sẽ làm hại cho dạ dày của bạn đấy.
Rau hẹ
Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
Lá rau hẹ thái nhuyễn trộn chung với mật ong (có thể thay bằng đường phèn) hấp cách thuỷ đến khi lá hẹ nhuyễn, ăn nóng 2-3 lần/ ngày có thể trị ho rất nhanh. Đây cũng là bài thuốc giúp chữa bệnh viêm phế quản cho tác dụng rõ ràng.
Chuẩn bị 10g lá hẹ cắt nhỏ, 20g củ nghệ tươi nướng chín,bóc vỏ,giã nát và 1 quả chanh tươi rửa sạch cát lát. Cho cả 3 thứ trên vào bát, thêm đường phèn vào trộn đều. Ăn trước khi đi ngủ làm giảm ho khan, ho có đờm.
15g lá hẹ, 15g hoa đu đủ đực và 20g hạt chanh tất cả rửa sạch cho vào một cái chén rồi giã nát. Cho thêm đường phèn và ít nước sôi để nguội rồi hấp cách thuỷ cho chín. Sử dụng nước uống ngày 3 lần trong 3-4 ngày sẽ hết ho.
Quả khế
Khế là quả giàu các vitamin và muối khoáng như kali, photpho, magiê… và vị chua của axit tartric, oxalic nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch rõ rệt. Cắt lát quả khế chua rồi trộn với muối hoặc mật ong, ngâm một lúc trước khi ăn có tác dụng mà bạn không thể ngờ. Nó có tác dụng tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.
Hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm. Ngày dùng 4-12g cam thảo nam 12g, tía tô 8-10g, kinh giới 8-10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn để chữa ho đờm.
500g khế chua xanh hoặc hơi vàng rửa sạch ép lấy nước, 200g húng quế (loại có hoa sẽ tốt hơn) xay nhuyễn thêm 30ml nước sôi để nguội lọc lấy nước, 200g đường phèn trộn đều đem hấp cách thuỷ trong 1h sau đó để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Dùng cho trẻ nhỏ 6-8 tháng tuổi mỗi lần 1,5 muỗng café, từ 9 tháng đến 1 tuổi: uống lần 2 muỗng café, trên 1 tuổi uống lần 3 muỗng cafe, ngày 2 lần.
Quả Phật thủ
Quả phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, tức ngực… và đặc biệt chữa ho dai dẳng rất hiệu quả. Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, có công hiệu giảm đau, hòa khí, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu…
Phật thủ rửa sạch, ngâm muối sau đó cắt lát mỏng (không bỏ gì hết) rồi trộn với mạch nha, đường phèn. Tỉ lệ của phật thủ : mạch nha : đường phèn là 1:1:1. Hấp cách thuỷ trong 30-50 phút rồi để nguội chắt lấy nước (có thể để cả bã đối với người lớn dùng sẽ cho hiệu quả tốt hơn) cho vào tủ lạnh dùng dần. Dùng khoảng 10 ml mỗi lần, ngày 3-4 lần hoặc dùng lúc ho nhiều.
Quả lê
Theo y học cổ truyền thì quả lê có tính mát, vị hơi chua có tác dụng rất lớn trong việc giảm ho, làm tiêu đờm, tiêu độc, thanh nhiệt.
Lê rửa sạch, bỏ vỏ và lõi xay nhuyễn hoặc ép lấy nước chữa khô họng, khản tiếng, ho khan.
Lê bỏ vỏ và lõi cho vào ninh nhừ, cho thêm mật ong và gừng vào rồi trộn đều, xay nhuyễn. Cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 2 thìa cafe pha với nước ấm chữa ho đờm lẫn máu, họng khô, khản tiếng.
1 quả lê và 1/2 quả la hán thái nhỏ sắc lấy nước giúp bảo vệ giọng nói đặc biệt là cho những người phải nói nhiều như giáo viên, ca sĩ.
Lê 1kg (bỏ hạt), củ cải trắng 1kg, gừng sống 250g, sữa đặc 250g, mật ong 250g. Quả lê, củ cải, gừng vắt nước riêng từng thứ, cho nước củ cải vào nồi nấu sôi mạnh rồi dịu xuống cho chín nhừ sền sệt như keo thì cho nước gừng, sữa đặc, mật ong khuấy đều, đun tiếp nhỏ lửa cho đến khi sôi thì bắc ra, để nguội cho vào lọ thuỷ tinh. Gíup chữa sốt về chiều, ho kéo dài, đờm ít và đặc.
Củ nghệ
Theo Tạp chí hóa học của Hội Hóa học Mỹ, nghệ có chứa rất nhiều các chất như chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm. Nghệ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ, niacin, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, natri, kali, canxi, đồng, sắt, magiê và kẽm rất tốt cho sức khoẻ và chữa được nhiều loại bệnh.
Nghệ tươi cắt lát mỏng (khoảng 6-7 lát), chanh tươi cắt lát mỏng, gừng băm nhuyễn trộn với nhau theo tỉ lệ 2:2:1, thêm mật ong hoặc đường phèn (khoảng 2 thìa cafe) và một ít nước sôi. Hấp cách thủy khoảng 7-10 phút có tác dụng trị ho và các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.
Nếu bạn không có thời gian có thể cho 1 muỗng cafe bột nghệ hòa chung với sữa nóng dùng sáng tối cũng giúp giảm ho và đau họng.
Quả la hán
Theo y học Trung Hoa: Quả la hán chính là một trong những vị thuốc có vị ngọt, tinh mát giúp chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm vô, tăng chức năng miễn dịch của cơ thể rất rõ ràng.
Bạn lấy 15-30g quả la hán sắc lên hay hãm với nước sôi uống hàng ngày giúp phòng ho, tăng cường miễn dịch của cơ thể.
Rửa sạch 1 la hán khô, bổ nhỏ sau đó trộn cùng 25g hồng khô hãm lấy nước uống thay nước giúp chữa ho gà hiệu quả.
Dùng 20g quả lá hán, 12g tang bạch bì đem sắc thuốc uống giúp chữa ho khan, ho có đờm.
Quả chanh đào
Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu có tác dụng trị ho, viêm họng, cảm cúm, hạ sốt… còn ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể axit citric nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng. Khi ngâm với mật ong và đường phèn thì tác dụng của chanh tăng lên rất nhiều.
Bạn dùng 1 kg chanh đào ngâm nước muối nhạt trong 30 phút rồi rửa sạch, cắt lát (không bỏ hạt), dùng khoảng 600g đường phèn (nên mua loại đã xay sẽ nhanh tan hơn). Xếp chanh vào lọ thuỷ tinh, cứ một lớp chanh bạn rắc một lớp đường cho đến hết sau đó đổ mật ong ngập hết chanh và đường (dùng khoảng 1l mật), lưu ý không để chanh nổi lên khỏi mật ong vì chanh sẽ bị hỏng. Chanh dùng được sau 1 tháng, chanh để càng lâu hiệu quả càng tốt.
Với trẻ nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên dùng 1 thìa cafe vào sáng sớm khi ngủ dậy còn người lớn thì dùng 1 lát chanh trộn với dung dịch ngâm, nhai rồi ngậm 15-20 phút trước khi nuốt. Ngày dùng 3-4 lần.
Nho khô
Bên cạnh việc dùng làm những món tráng miệng thơm ngon, nho khô có chứa hàm lượng cao vitamin B, C, acid folic và nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Nho khô có tính mát giúp thanh lọc, giải độc.
Nho khô rửa sạch, xay nhuyễn rồi trộn với nước và đường phèn (bạn có thể cho tuỳ khẩu vị), hấp cách thuỷ để nguội ăn có tác dụng rất tốt. Có thể để tủ lạnh dùng dần trong vòng 3-5 ngày. Hoặc muốn để lâu hơn bạn có thể đun thành dạng sirô (bỏ bã) nhưng hiệu quả sẽ không tốt bằng. Dùng vào sáng sớm kết hợp với chườm nóng sau lưng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Có thể bạn thích: