Bằng cách đánh bom hay xả súng vào khu vực đông người, các vụ khủng bố đã khiến người dân rơi vào cảnh hoang mang lo sợ. Hãy cùng điểm lại những vụ khủng bố khủng khiếp nhất thế giới.
Khủng bố máy bay Nga rơi do bị đặt bom
Diễn ra vào 17 tháng 11 năm 2015 tại Sinai, Ai Cập. Chiếc máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Nga rơi 23 phút sau khi bắt đầu cất cánh từ khu du lịch Sharm al-Sheikh khiến 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Chi nhánh Nhà nước Hồi giáo – IS tại Ai Cập đã tuyên bố họ đứng sau vụ việc này.
Trong khi, nhà chức trách Nga khẳng định máy bay bị phá hủy bởi một quả bom cài trên khoang. Nhưng nhà nước Hồi giáo – IS đã công bố những bằng chứng cho thấy nhóm này sử dụng một quả bom tự chế có kích thước bằng lon nước ngọt và cho nổ tung chiếc phi cơ. IS tuyên bố vụ đánh bom này nhằm trả thù chiến dịch không kích của Nga tại Syria.
Vụ xả súng tại Đức
Vụ xả súng diễn ra tại Munich, Đức vào tháng 7 năm 2016, tháng u tối nhất của người dân nước Đức và ngành an ninh nước này khi liên tiếp một loạt các vụ tấn công xảy ra. Ngay khi nước Đức vẫn còn rối bời trước vụ xả súng ở Munich thì trong ngày 24 tháng 7 hai vụ khủng bố liên tiếp xảy ra tại thành phố Ansbach và thành phố Reutlingen khiến người dân Đức thực sự mất niềm tin vào an ninh của quốc gia đứng đầu Châu Âu. Đối tượng David Ali Sonboly bắt đầu lên kế hoạch cho vụ xả súng cách đây một năm, khi hắn đến thăm một trường học tại Tây Nam nước Đức, nơi từng xảy ra vụ xả súng khiến 15 người thiệt mạng hồi năm 2009.
Nước Pháp bị tấn công bằng xe hàng
Vào ngày 14 tháng 7 năm 2015 tại phố Nice, Pháp, một chiếc xe tải 19 tấn chở đầy bom và đạn lao vào đám đông đang tham gia lễ mừng Quốc Khánh khiến cho 84 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Kẻ lái xe đã bị cảnh sát tiêu diệt. Tuy nhiên, nước Pháp vẫn chưa bao giờ bình yên với 7 cuộc tấn công trong 18 tháng liên tiếp khiến Tổng thống Pháp – Francois Hollande tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm ba tháng.
Vụ tấn công xả súng trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo
Ngày 7 tháng 1 năm 2015 tại quận 11, Paris, Pháp. Vụ xả súng khiến 12 người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có 5 người bị thương nặng.
Trong chiến dịch đột kích của cảnh sát Pháp nhằm truy kích phần tử khủng bố, 3 nghi phạm bị bắn chết, khi đó cảnh sát Pháp có 1 người bị thương. Đây trở thành sự kiện có thương vong lớn nhất tại Pháp từ vụ đánh bom chuyến tàu Strasbourg- Paris vào 18 tháng 6 năm 1961 làm cho 28 người thiệt mạng.
Khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ
Liên tiếp bị khủng bố bằng ô tô trong năm 2016 xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 18 tháng 2 năm 2016 tại thủ đô Ankara làm 28 người chết. Ngày 3 tháng 7 năm 2016 cũng tại thủ đô Ankara làm 34 người chết. Từ đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến ít nhất 4 vụ đánh bom liều chết bằng ô tô. Theo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng PKK (lực lượng đảng Công nhân người Kurd) chính là thủ phạm trong vụ tấn công. Theo Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ – Numan Kurtulmus xác nhận vụ tấn công được thực hiện bằng xe ô tô chở bom. Sau đó nhóm phiến quân TAK của người Kurd đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công.
Vụ tấn công khủng bố tại Bỉ
Vào ngày 22 tháng 3 năm 2016 tại thủ đô Brussels, Bỉ. Khoảng 34 người thiệt mạng và 200 người khác bị thương trong hàng loạt vụ đánh bom khủng bố. Vào khoảng 8 giờ sáng (giờ địa phương), một vụ nổ xảy ra ở sân bay Zaventem, thủ đô Brussels. Chưa đầy một giờ sau, Brussels lại rung chuyển vì vụ nổ tại ga tàu điện ngầm Maelbeek, khu vực gần trụ sở Liên minh Châu Âu. Lúc này an ninh thủ đô Brussels được thắt chặt ở mức độ cao nhất, các sân bay và tàu điện ngầm đã tạm dừng hoạt động.
Khủng bố 11.9 ở Mỹ
Sự kiện 11.9, xảy ra một loạt tấn công khủng bố cảm tử có sự phối hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào sáng thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, một nhóm không tặc cùng lúc cướp bốn máy bay hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao vào tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan – New York. Mỗi chiếc đâm thẳng vào một trong hai tòa tháp, cách nhau khoảng 18 phút. Trong hai tiếng đồng hồ, hai tòa tháp bị sụp đổ chỉ còn đổng đổ nát. Một nhóm không tặc khác cướp chiếc phi cơ thứ ba đâm vào Tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ tại Lầu Năm Góc thuộc quận Arlington, Virginia. Chiếc máy bay thứ tư bị rơi xuống cánh đồng gần tiểu bang Shanksville ở quận Somerset, Pennsylvania, cách Pittsburgh 129 km về phía Đông, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc. Khoảng 3000 nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ khủng bố mang tính lịch sử nhân loại.
Khủng bố đã tuyên chiến với nước Pháp
Đây là status của cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 14 tháng 11 năm 2015 hàng loạt vụ đánh bom liều chết, nổ súng tại nhiều địa điểm thuộc Paris, Pháp trong đó có 3 vụ nổ gần sân vận động Stade de France… Ít nhất 3 tên khủng bố đã đột nhập vào Nhà hát Bataclan khi đang diễn ra buổi hòa nhạc. Chúng bắt giữ hơn 100 người làm con tin và xả súng giết hại những khán giả vô tội, sự hoảng sợ lo lắng bao trùm lên toàn nước Pháp. Các nhân chứng cho biết, những kẻ tấn công đã thay đạn đến 3 lần trong khi bắn giết người dân.
Cảnh sát Bỉ đã diệt Mohamed Belkaid, nghi phạm khác liên quan tới vụ thảm sát tại Paris ngày 15 tháng 3 năm 2016. Cùng thời điểm đó, cảnh sát cho biết hai nghi phạm trốn thoát trong đó có Salah Abdeslam – chủ chốt của vụ tấn công khủng bố vào ngày 14 tháng 11 năm 2015 khiến hơn 130 người thiệt mạng.
Khủng bố kép làm rung chuyển Nauy
Diễn ra ngày 22 tháng 7 năm 2011 một vụ nổ lớn tại trụ sở chính phủ Na Uy ở Oslo khiến 7 người chết và làm hư hại nặng văn phòng Thủ tướng. Sau đó vài giờ là vụ xả súng đẫm máu tại trại Thanh niên thuộc đảng Lao động cầm quyền đặt trên đảo Utoeya, phía Tây thủ đô Na Uy. Nghi phạm thực hiện vụ khủng bố đã bị bắt tại chỗ. Điều khá đặc biệt là Thủ tướng Stoltenberg đã có kế hoạch đến thăm trại thanh niên trong ngày hôm đó.
Vụ khủng bố ở Anh
Vào 7 tháng 7 năm 2005, thủ đô London, Anh rung chuyển sau hàng loạt vụ đánh bom tự sát trên các phương tiện giao thông công cộng. Các vụ đánh bom tự sát liên tiếp trên các đường tàu điện ngầm và xe buýt ở trung tâm London đã làm cho 52 người thiệt mạng. Vụ tấn công xảy ra chỉ 1 ngày sau khi London được chọn làm địa điểm đăng cai tổ chức Olympic vào năm 2012. Vụ đánh bom thứ nhất vào lúc 8 giờ 50, bom nổ trên chuyến tàu điện ngầm tại Aldgate khiến 7 người chết và 171 người khác bị thương. Vụ đánh bom thứ hai bom nổ tại đường Edgware khiến 7 người tử vong, bị thương 163 người. Vụ đánh bom thứ ba tại quảng trường Russell làm 26 người thiệt mạng và hơn 340 người bị thương.
Có thể bạn thích: