Cá voi xanh có tên khoa học là Balaenoptera musculus. Đây là loài động vật lớn nhất từng tồn tại từ trước tới nay. Cùng TopChuan.com tìm hiểu thêm nhiều thông ti về loài động vật khổng lồ này nhé!
Tiếng kêu
Cá voi xanh được mệnh danh là những ca sĩ lãng du khắp các đại dương. Vì cá voi xanh có thể phát ra âm thanh siêu trầm ở tần số 14 Hz.Và nó cũng phát ra thứ âm thanh lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả tiếng rít của máy bay phản lực với cường độ 200 decibel. Nếu so sánh với tiếng hét của loài người ở 70 decibel, âm thanh cao hơn 120 decibel gây nguy hiểm cho tai người.
Người ta không rõ mục đích của những tiếng kêu này là gì. Richardson et al. (1995) nêu ra 1 số lý do có thể:
- Giữ khoảng cách giữa các cá nhân
- Nhận biết loài và cá nhân trong loài
- Truyền đạt thông tin (ăn, báo động, tán tỉnh)
- Giữ tổ chức xã hội (ví dụ như các tiếng kêu giữa con đực và con cái)
- Location of topographic features
- Đánh dấu vị trí nguồn thức ăn
Trong khi những âm thanh phức tạp của cá voi lưng gù (và 1 số loài cá voi xanh) được cho là chủ yếu được sử dụng trong chọn lọc giới tính , âm thanh đơn giản hơn của các loài cá voi khác có sử dụng quanh năm. Trong khi cá voi có răng có khả năng sử dụng định vị bằng tiếng vang để phát hiện kích thước và bản chất của vật thể, khả năng này chưa từng được chứng minh ở cá voi tấm sừng hàm. Hơn nữa, không giống như 1 số loài cá như cá mập , khứu giác của cá voi không phát triển cao. Do đó, do tầm nhìn kém của môi trường nước và âm thanh truyền đi rất tốt trong nước, âm thanh mà con người nghe được có thể đóng một vai trò trong việc điều hướng. Ví dụ: độ sâu của nước hoặc sự tồn tại của vật cản lớn phía trước có thể được phát hiện bởi tiếng ồn lớn do cá voi tấm sừng phát ra.
Trái tim của cá voi xanh có kích thước tương đương một chiếc xe hơi
Trái tim của cá voi xanh từ lâu đã được đồn đại là có kích thước tương đương một chiếc xe hơi. Đông mạch chủ của nó, theo 1 số chuyên gia, thậm chí đủ lớn để con người bơi xuyên qua.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã có cơ hội nghiên cứu cơ quan nội tạng khổng lồ này và khám phá mới của họ đã hé lộ những chi tiết mới về loài sinh vật “khủng” sở hữu nó. Cá voi xanh hiện là động vật to lớn nhất hành tinh, với chiều dài cơ thể có thể đạt tới 30,5 mét. Do cá voi xanh vô cùng hiếm gặp, nên các nhà khoa học trước đây chưa từng có cơ hội nghiên cứu kết cấu trái tim của chúng 1 cách chi tiết.
Tuy nhiên, họ đã có cơ hội quan sát cận cảnh trái tim của loài sinh vật “khủng” này sau khi xác một con cá voi xanh trôi dạt vào bờ biển Newfoundland của Canada hồi tháng 5 năm ngoái. Theo BBC, Bảo tàng Hoàng gia Ontario được trao nhiệm vụ mổ giải phẫu cơ thể của con cá voi xanh dài 23,3 mét này. Nhóm nghiên cứu nhận định, nhiều khả năng, con cá voi xanh xấu số bị các mảng băng dày bất thường đâm phải hoặc bị chết đuối trong khi mắc kẹt dưới các lớp băng và không thể thu nhận dưỡng khí.
Với trọng lượng gần 180kg, trái tim cá voi xanh nặng tương đương một chiếc lốp xe kéo lớn và cần 3 – 4 người hợp sức nhấc lên cao. Từ đỉnh của động mạch chủ tới buồng thấp nhất của trái tim dài 1,5 mét.
Phân loại
Cá voi xanh thuộc về họ Balaenopteridae, họ này bao gồm cá voi lưng gù, cá voi vây, cá voi Bryde, cá voi Sei và cá voi Minke. Balaenopteridae được tin rằng đã tách ra từ các họ khác của phân bộ Mysticeti khoảng giữa thế Oligocene (28 triệu năm trước).
Cá voi xanh thường được phân loại như một trong các tám loài của chi Balaenoptera; một tác giả đặt nó trong một chi đơn loài riêng biệt, Sibbaldus, nhưng không được thừa nhận.[8] Phân tích DNA cho thấy cá voi xanh là họ hàng gần của cá voi Sei (Balaenoptera borealis) và cá voi Bryde (Balaenoptera brydei) hơn các loài Balaenoptera khác, và gần với cá voi lưng gù (Megaptera) và cá voi xám (Eschrichtius) hơn là cá voi Minke (Balaenoptera acutorostrata và Balaenoptera bonaerensis).
Có tài liệu về ít nhất 11 trường hợp lai tự nhiên giữa cá voi xanh/cá voi vây. Arnason và Gullberg miêu tả khoảng cách di truyền giữa cá voi xanh và cá voi vây giống khoảng cách giữa người và khỉ đột. Các nhà nghiên cứu ở Fiji tin rằng họ đã chụp được hình một con cá voi lưng gù/cá voi xanh lai.
Miên tả đầu tiên về cá voi xanh đến từ Phalainologia Nova của Robert Sibbald (1694). Vào tháng 9 năm 1692, Sibbald tìm thấy một con cá voi bị mắc cạn ở Firth of Forth—một con đực dài 24 m (78 ft).
Các tác giả chia loài này thành ba phân loài: B. m. musculus, quần thể bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương, B. m. intermedia, ở Nam Băng Dương, B. m. brevicauda, cá voi xanh lùn được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương, và B. m. indica, đây là phân loài còn nhiều vấn đề, cũng được tìm thấy ở Ấn Độ Dương, mặc dù B. m. indica được miêu tả sớm hơn, nó có thể đồng nghĩa với B. m. brevicauda.
Cá voi xanh có thể xoay 360 độ để săn mồi
Các nhà khoa học mới đây phát hiện thấy cá voi xanh thực hiện các màn nhào lộn dưới nước để tấn công con mồi từ bên dưới. Họ đã ghi lại được khả năng cơ động đáng ngạc nhiên của sinh vật khổng lồ này. Họ phát hiện thấy những con cá voi quay 360 độ để tự định hướng cho một cuộc tấn công bất ngờ.
Các kết quả được công bố trong tờ Royal Society Biology Letters bởi tiến sĩ Jeremy Goldbogen và các đồng nghiệp đại diện cho hiệp hội Cascadia Research Collective có trụ sở tại Washington, Mỹ.
Mặc dù là loài động vật lớn nhất từng tồn tại, cá voi xanh vẫn cho thấy một khả năng ấn tượng để thực hiện các thao tác phức tạp đánh bắt các đám sinh vật phù du. Để tìm hiểu cách thức săn mồi của những con cá khổng lồ này, tiến sĩ Goldbogen và nhóm nghiên cứu của ông đã gắn các thẻ theo dõi hoạt động vào một nhóm cá voi xanh tại khu vực ngoài khơi bờ biển miền nam California, Mỹ.
Kết quả cho thấy những con cá voi đã thực hiện các động tác quay tròn ấn tượng dưới sóng để xâm nhập vào các đám sinh vật phù du. Khi cá voi xanh nhấn chìm khối nước chứa đầy các sinh vật phù du, nó vẫn tiếp tục xoay tròn trong cùng 1 phía và hoàn thành một vòng đủ 360 độ và cơ thể nó lại trở lại thăng bằng để sẵn sàng cho đợt tấn công tiếp theo.
Các nhà nghiên cứu đã có thể ghi lại đoạn băng video của cuộc nhào lộn ấn tượng bằng cách sử dụng một máy quay video gắn vào những con cá voi khác để theo dõi hành vi tự nhiên này. Trước đây các nhà nghiên cứu đã thấy hành vi tương tự ở các loài cá voi khác như các loài cá voi lưng xám, ví dụ như loài cá voi lưng gù, nhưng những sinh vật này hiếm khi xoay mình quá 150 độ trong lúc đánh bắt các sinh vật phù du.
Trong các loài cá voi nhỏ hơn, khả năng xoay mình và chuyển hướng được cho là nhờ các vây dài và đuôi. Tuy nhiên, đối với cá voi xanh, các nhà khoa học nhận thấy những nỗ lực chuyển hướng “thưởng” cho loài động vật có vú to lớn này bữa ăn khổng lồ.
Lưỡi cá voi xanh còn nặng hơn cả một con voi
Cá voi xanh là động vật lớn nhất còn tồn tại và nặng nhất từng tồn tại, miệng của nó có thể nuốt trọn một đội bóng đá 11 cầu thủ và trái tim của nó có kích thước tương đương một chiếc xe hơi 4 chỗ ngồi. Nhìn chung, các con cá voi xanh ở bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương nhỏ hơn các cá thể ở các vùng nước gần Nam Cực.
Tuy nhiên, giá trị đo trung bình trong khoảng 150-170 tấn được ghi nhận cho cá thể dài 27 m. Một cá thể có chiều dài 30 m theo Phòng thí nghiệm động vật có vú biển quốc gia Hoa Kỳ (National Marine Mammal Laboratory) đạt tới 180 tấn. Con cá voi xanh lớn nhất được các nhà khoa học ở đây xác định được là con cái có khối lượng 177 tấn.
Một loài vật khổng lồ có nghĩa là các bộ phận cơ thể của nó cũng thuộc loại “hàng khủng”, ví dụ như chiếc lưỡi của cá voi xanh ước tính khối lượng trung bình khoảng 3 tấn. Trong khi đó khối lượng trung bình của 1 con voi chỉ khoảng 2,7 tấn, điều đó có nghĩa là lưỡi của cá voi xanh còn nặng hơn cả 1 con voi.
Thậm chí, cá voi xanh còn vượt trội về kích thước so với những sinh vật đã biến mất như khủng long. Một trong những chi khủng long lớn nhất trong Đại Trung Sinh là Argentinosaurus, chỉ nặng đến 90 tấn, bằng với cá voi xanh trung bình. Trong khi đó loài khủng long cổ dài thường thấy trong các bộ phim hay chương tình khoa học, Amphicoelias fragillimus, dù đạt chiều dài 58 m, được ước tính nặng 122,4 tấn vẫn nhẹ hơn cá voi xanh.
Các mối đe dọa khác ngoài săn bắt
Vì kích thước khổng lồ, sức mạnh và tốc độ của mình, cá voi xanh hầu như không có thiên địch trong tự nhiên. Có một lần tạp chí National Geographic đã đưa tin về một con cá voi xanh bị tấn công bởi một đàn cá voi sát thủ tại bán đảo Baja California. Mặc dù bầy cá voi sát thủ không thể giết được con cá voi xanh này, nó bị thương nặng và chết không lâu sau đó. Gần 1/4 cá voi xanh tại Baja mang những vết sẹo do bị cá voi sát thủ cắn.
Cá voi xanh có thể bị thương, thậm chí chết, do va chạm với tàu bè hay bị vướng vào lưới đánh cá. Việc sử dụng ngày càng nhiều sonar trong kĩ thuật hàng hải đã làm nhiễu những bài hát của cá voi, khiến chúng gặp khó khăn trong giao tiếp. Cá voi xanh ngừng phát ra tiếng kêu D khi một sóng sonar tần số trung được bật, mặc dù tần số này (1–8 kHz) nằm ngoài ngưỡng giọng của chúng (25–100 Hz). Việc thải polychlorinated biphenyl (PCB) ra tự nhiên – một chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe động vật – cũng đe dọa đến sự phục hồi của cá voi xanh.
Có quan ngại rằng nếu các sông băng và băng vĩnh cửu tan quá nhanh vì sự ấm lên toàn cầu, 1 lạng lớn nước ngọt chảy ra đền một mức nào đó sẽ làm ngưng sự luân chuyển thủy nhiệt.[80] Cá voi xanh dựa trên sự luân chuyển này, tức là sự dịch chuyển của dòng biển nóng và lạnh, để di cư. Chúng kiếm ăn tại các vùng nước mát giàu nhuyễn thể ở vĩ độ cao vào mùa hè, và trú đông cũng như đẻ con ở các vùng nước ấm thuộc vĩ độ thấp hơn vào mùa đông. Nếu như cơ chế chuyển dịch dòng biển này bị ngưng thì cá voi xanh có thể sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn.
Sự thay đổi nhiệt độ nước biển cũng ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của cá voi xanh. Nhiệt độ tăng trong khi nồng độ muối lại đi xuống sẽ làm thay đổi sự phân bố cũng như giảm đáng kể số lượng moi lân mà cá voi xanh ăn.
Cá voi xanh phun nước như thế nào?
Độ cao, dạng hình và độ to nhỏ của các cột nước mà các loài cá voi phun lên rất khác nhau. Vòi phun của cá voi xanh có thể cao 9-12 m. Tại sao chúng có thể làm được điều đó? Một nhà thám hiểm đã sử dụng drone (máy bay không người lái) để ghi lại những hình ảnh ấn tượng về chú cá voi lưng gù ở ngoài khơi bờ biển Newport, bang California, Mỹ. Thông thường chúng ta chỉ bắt gặp những tia nước màu trắng phun lên từ lỗ thở của cá voi. Tuy nhiên, ở góc độ của chiếc drone, tia nước này bắt gặp được chùm ánh sáng và kết quả là tạo ra một chiếc cầu vồng nhỏ vô cùng ảo diệu trong chốc lát.
Môi trường sống của cá voi là nước, nhưng chúng lại hô hấp bằng phổi, vì thế chốc chốc loài cá khổng lồ này phải ngoi lên lấy ôxy trong không khí. Lỗ mũi của cá voi khác với các loài động vật có vú khác – chỉ là một ống hẹp dẫn khí vào phổi, xoang mũi tiêu giảm, khoang lỗ mũi mở ra ở đỉnh đầu giữa hai con mắt. Có 1 số loài hai lỗ mũi hợp lại làm một. Lá phổi của cá voi rất lớn, chẳng hạn phổi của cá voi xanh có thể nặng 1.500 kg, trong phổi chứa được 15.000 lít không khí. Dung lượng phổi lớn như vậy rất lợi, giúp con vật tránh được việc phải thường xuyên nổi lên mặt biển để hít thở. Tuy nhiên, thời gian lặn cũng không quá lâu, chỉ sau mười mấy phút là cá voi phải ngoi lên để thay đổi không khí.
Để tạo ra những tia nước cao vút, trước hết cá voi phải thải ra ngoài 1 lạng lớn không khí. Vì áp lực trong phổi rất lớn, nên lúc khí phun ra thường kèm theo âm thanh rất to, có lúc giống như tiếng còi tàu hỏa. Luồng khí lúc mạnh có sức bật ra khỏi lỗ mũi, làm bắn cả nước biển lên không trung, nên trên mặt biển xanh thẫm xuất hiện suối phun. Ở vùng biển lạnh giá, không khí của biển lạnh hơn không khí trong phổi, vì vậy không khí ẩm ướt trong phổi thở ra, gặp lạnh, sẽ ngưng đọng lại thành từng hạt nước nhỏ, cũng có thể phun thành cột nước.
Thông tin mô tả
Cá voi xanh (Balaenoptera musculus), còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Dài 25 đến 27 mét (82 đến 89 ft) và nặng 160 đến 180 tấn (200 tấn Mỹ), nó là động vật lớn nhất từng tồn tại và nặng nhất từng tồn tại.
Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng màu hơn ở mặt bụng.[13] Có ít nhất 3 phân loài cá voi xanh: B. m. musculus sống ở vùng biển bắc Đại Tây Dương và bắc Thái Bình Dương, B. m. intermedia sống ở Nam Băng Dương và B. m. brevicauda (cá voi xanh lùn) sống ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương. Giống như các loài cá voi khác, thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.
Trước thế kỉ 20, cá voi xanh tồn tại với số lượng cá thể lớn ở hầu hết các đại dương trên thế giới. Nhưng hơn 100 năm qua, chúng bị săn bắn đến mức gần như tuyệt chủng cho đến khi được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế vào năm 1966. Theo một báo cáo vào năm 2002, có xấp xỉ 5.000 – 12.000 cá thể sống trên toàn thế giới,[15] bao gồm ít nhất 5 nhóm. Trước khi bị săn bắt ráo riết, quần thể cá voi xanh lớn nhất ở vùng biển Nam cực có khoảng 239.000 cá thể (từ 202.000 tới 311.000). Các quần thể nhỏ hơn khác (khoảng 2000 cá thể) tập trung ở các vùng biển Đông bắc Thái Bình Dương, Nam Cực. Có 2 quần thể khác ở Bắc Đại Tây Dương và ít nhất 2 quần thể nữa ở Nam Bán Cầu. Năm 2014, số lượng cá voi xanh tại California đã phục hồi đến mức gần như trước thời kì săn bắt.
Thời kì bị săn bắt
Cá voi xanh rất khỏe và nhanh, do đó rất khó để bắt/giết. Do đó thời gian đầu người ta thường săn cá nhà táng hoặc cá voi Eubalaena, chứ hiếm khi nào săn cá voi xanh.[46] Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Svend Foyn, một người Na Uy, thử săn cá voi cỡ lớn vào năm 1864 trên một con tàu hơi nước với một khẩu súng phóng lao được thiết kế đặc biệt.[9] Dù lúc đầu khẩu súng này khá cồng kềnh và có xác suất thành công thấp, Foyn đã cố gắng hoàn thiện nó và chẳng mấy chốc một vài trạm săn cá voi bắt đầu mọc lên dọc theo bờ biển Finnmark ở phía Bắc Na Uy. Vì những xung đột với ngư dân địa phương, các trạm này bị đóng cửa, với trạm cuối hoạt động vào năm 1904.
Việc săn cá voi xanh nhanh chóng lan đến Iceland (1883), Faroe Islands (1894), Newfoundland (1898), và Spitsberge (1903). Năm 1904-05, cá voi lần đầu tiên bị giết tại South Georgia, và tới năm 1925, với sự xuất hiện của máng trượt đằng sau tàu (để kéo cá voi lên dễ dàng) và việc sử dụng phổ biến động cơ hơi nước, số lượng cá voi xanh nói riêng và cá voi tấm sừng hàm nói chung tại Nam Cực và các vùng xung quanh sụt giảm thảm hại. Vào mùa săn năm 1930–31, chỉ tính riêng tại Nam Cực, 29.400 con cá voi xanh đã bị giết. Khi Thế chiến thứ II kết thúc, Trái Đất dường như đã hết sạch cá voi xanh. Năm 1946, lần đầu tiên một hạn mức quốc tế về săn bắt cá voi được đặt ra, nhưng hiệu quả thì không là bao, vì những loài quý hiếm vẫn có thể được săn theo cùng ‘hạn mức’ với các loài vẫn còn tương đối nhiều.
Arthur C. Clarke là trí thức lớn đầu tiên đứng lên kêu gọi cộng đồng quan tâm hơn đến tình cảnh khốn cùng của loài này, trong quyển sách năm 1962 tựa “Profiles of the Future” của mình. Ông nói “chúng ta không biết được bản chất thật của thực thể mà chúng ta đang hủy diệt” – ám chỉ đến bộ não lớn của cá voi xanh.
Toàn bộ các loài cá voi truyền thống ở châu Á đã gần như bị tuyệt chủng bởi các hoạt động săn bắt công nghiệp của Nhật Bản, đặc biệt là những nhóm cá voi di cư từ phía Bắc Nhật Bản xuống Biển Hoa Đông. Những con cuối cùng trong nhóm này bị bắt tại Amami Oshima trong khoảng thời gian từ 1910 đến 1939. Hoạt động đánh bắt ráo riết này diễn ra cho tới năm 1965 với các trạm săn cá voi chủ yếu đặt dọc bờ biển Hokkaido và Sanriku.
Việc săn cá voi cuối cùng cũng bị Hiệp hội Nghề đánh cá voi Quốc tế cấm vào năm 1966, và những hoạt động săn bắt trái phép tại Liên Xô cuối cùng cũng chấm dứt vào thập niên 1970.[53] Cho tới lúc đấy, đã có tổng cộng 330.000 con cá voi xanh bị giết tại Nam Cực, 33.000 con tại các phần còn lại của Bán Cầu Nam, 8.200 con ở Bắc Thái Bình Dương và 7.000 con ở Bắc Đại Tây Dương. Cộng đồng cá voi xanh lớn nhất, ở Nam Cực, đã bị rút xuống chỉ còn 0,15% số lượng ban đầu.
Trong 1 ngày cá voi xanh con có thể uống hết khoảng từ 380 đến 570 lít sữa
Trong một ngày, cá voi xanh con có thể uống hết khoảng từ 380 đến 570 lít sữa. Nhưng bạn có biết cá voi bú mẹ như thế nào khi mà chúng không có môi và má đựng sữa như con người? Các loài cá voi đã tiến hóa từ các động vật có vú sống trên đất liền (có thể nhất là từ tổ tiên chung là các dạng động vật ăn thịt có móng guốc, cùng nhánh chị em đồng tiến hóa kia là các động vật guốc chẵn (Artiodactyla) như lợn và hà mã). Chúng có lẽ đã thích nghi với cuộc sống đại dương vào khoảng 50 triệu năm trước.
Một con cá voi xanh có thể nặng tới trên 400 tấn và có tuổi thọ trung bình từ 30 đến 40 năm (cũng có thể lên tới 80 đến 90 năm). Cá voi xanh không chỉ là loài động vật có vú lớn nhất, mà còn là động vật lớn nhất từng được biết đến. Chiều dài thân trung bình của chúng là 25m (con đực) và 26,2m (con cái). Con cá voi xanh dài nhất từng được phát hiện vào năm 1909 ở phía nam Đại Tây Dương. Chiều dài của nó là 33,58 m.
Các nhà khoa học tin rằng, cá voi xanh đạt bắt đầu giao phối khi chúng 5 – 15 tuổi. Sau khi giao phối thành công, con cái sẽ mang thai trong 10-12 tháng. Hoạt động giao phối và sinh sản của chúng thường diễn ra trong suốt mùa đông. Không giống như những loài cá voi khác, cá voi xanh thường di chuyển một mình. Nhưng đến cuối tháng 7 và đầu tháng 8, chúng bắt đầu kết đôi một đực một cái. Con đực sẽ đi theo con cái trong suốt thời gian đó.
Cá voi xanh con nặng khoảng 2,5 tấn, dài 7 mngay từ lúc mới sinh. Trong một ngày, cá con có thể uống hết khoảng từ 380 đến 570 lít sữa, tiêu thụ 4.370 kilo calo/kg nên khối lượng của nó tăng lên rất nhanh vào khoảng 90 kilôgam mỗi 24 giờ. Cá voi xanh con bị cai sữa khoảng 6 tháng sau sinh. Khi bú mẹ, lưỡi của cá voi con cuộn tròn tương tự như một chiếc ống hút và sữa truyền qua đó. Theo nhà giải phẫu học về cá voi Joy Reidenberg thì “điều này là cần thiết, nhất là khi chúng ở môi trường nước và loài cá này không có môi và má để chứa chất lỏng”. Sữa của cá voi có dạng sệt như kem đánh răng, chứa 50% chất béo.
Tình hình bảo vệ cá voi xanh hiện nay
Kể từ khi luật cấm săn bắt cá voi được ban hành, người ta đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm xem các quần thể cá voi xanh hiện nay tăng trưởng về số lượng hay là đang ổn định. Tại Nam Cực, ước tính khả quan nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng là 7,3% 1 năm kể từ lúc việc săn trộm tại Liên Xô chấm dứt, nhưng tổng số cá voi xanh ở đây vẫn không vượt quá 1% vào thời điểm trước khi bị săn. Quần thể tại California hồi phục nhanh hơn, với nghiên cứu năm 2014 cho thấy quần thể này đã đạt 97% số lượng ban đầu.
Số lượng cá voi xanh trên toàn thế giới năm 2002 được ước tính vào khoảng từ 5.000 đến 12.000 con. Tuy nhiên, ở rất nhiều vùng, người ta chỉ có thể suy đoán 1 cách không chắc chắn.
Cá voi xanh được liệt kê là một trong các những loài loài nguy cấp trong Sách đỏ IUCN ngay khi sách này được công bố. Tại Mỹ, Cục Nghề cá Quốc gia đã đặt cá voi xanh dưới sự bảo vệ của Luật Loài Nguy cấp. Quần thể cá voi xanh lớn nhất, gồm khoảng 2.800 con thuộc phân loài B. m. muculus, sinh sống tại Đông Bắc Thái Bình Dương từ Alaska đến Costa Rica. Vào mùa hè người ta có thể thấy chúng tại California. Lâu lâu quần thể này cũng bơi tới Tây Bắc Thái Bình Dương vùng giữa Kamchatka và cực bắc Nhật Bản.
Có thể bạn thích: