Với 63 tỉnh thành và 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, Việt Nam tự hào là đất nước có văn hóa đa dạng và phong phú. Nét đặc trưng về con người, tính cách, cảnh vật phân hóa rõ rệt ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Trong đó, Sài Gòn và Hà Nội là hai đầu tàu của đất nước có nhiều điều khác nhau rất thú vị!
Giờ giấc ăn nhậu
Người Hà Nội khi vui chơi, nhậu nhẹt thường rất biết giữa mình, còn dân Sài Gòn với tâm lí “thoải mái, chơi xả láng” sẽ lai rai đến tận sáng hôm sau. Có dịp đến Sài Gòn, bạn sẽ thấy rằng hiếm có quán nhậu nào lại đóng cửa trước 23h, trừ khi có biến!
Phong cách phục vụ
Nhân viên phục vụ ở Sài thành xưa nay vốn nổi tiếng trong việc làm hài lòng lòng khách. Nếu đang nóng vội mà chờ cô phục vụ quá lâu, bạn có thể mắng vài câu để tỏ thái độ bực dọc, đảm bảo cô lễ tân xinh đẹp vẫn tươi cười nhẹ nhàng. Trong khi đó, ở Hà Nội thì còn lâu nhé. Rất có thể bạn nhận được một câu không thể phũ hơn trong trường hợp tương tự đấy: “Không chờ được thì biến, ông đếch cần!”
Kế sinh nhai của trẻ nhỏ
Để có tiền bươn chải cho cuộc sống, những em nhỏ ở Hà Nội chọn nghề đánh giày làm nguồn sống qua ngày. Còn ở Sài Gòn, vé số mới là nghề phổ biến của những em bé phải ra đời sớm.
Hàng rong
Sự khác nhau thú vị giữa Sài Gòn và Hà Nội còn được thể hiện rõ rệt ở các cách bán hàng rong. Nếu như ở Sài Gòn, bạn thường bắt gặp vài chú, thím nặng nhọc đẩy chiếc xe hàng đi từng con đường ngõ hẻm để mưu sinh thì ở Hà Nội, gánh hàng rong là những hình ảnh thay thế.
Cảnh sát giao thông
Hình ảnh cảnh sát giao thông ở Sài thành trông cực ngầu với mẫu Helmet trùm kín, còn ở Hà Nội lại giản dị hơn với thể loại mũ vải hoặc mũ cối.
Nước chấm
Ảnh hưởng văn hóa từ phương Bắc nhiều hơn, nước tương đậu nành (hay còn gọi là xì dầu) vẫn được dùng khá nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người Hà Nội. Khác với miền Bắc, dân Sài Gòn lại chuộng nước mắm hơn.
Đồ ăn sáng
Ở Hà Nội, phở là thức quà ăn sáng phổ biến thể hiện sự thanh lịch và tinh tế của người dùng. Trong khi đó, hủ tiếu mới thực sự là “ông hoàng” của các bữa sáng ở Sài Gòn Nhắc đến sự nổi tiếng và thơm ngon của phở, Nguyễn Tuân đã từng ưu ái dành hẳn một tác phẩm về bình luận về món ăn này. Khác hẳn với miền Nam, thường người ta chỉ quen với tiếng ra của những ông hủ tiếu gõ.
Đồ dùng cúng lễ
Thật xui xẻo nếu cô gái nào lại trót dại bày nải chuối tiêu trên bà cúng ông bà tổ tiên trong nhà ở miền Nam. Họ quan niệm, chuối là loại quả không mấy đẹp đẽ về hình dáng và đồng âm với từ “chúi” trong chúi nhủi. Do đó rất kiêng kị. Còn ở Hà Nội, nải chuối xanh là thức cúng vô cùng phổ biến nhé, vừa tiện lợi lại đẹp mắt.
Trứng cũng là món ăn rất ít khi được sử dụng trong ngày tết ở miền Bắc, trong khi người Sài Gòn lại rất chuộng thịt kho Tàu trong những dịp này.
Cà phê vỉa hè – Trà chanh chém gió
Không quá cầu kì, kiểu cách, người dân ở Sài Gòn sẵn sàng ngồi bệt ở những tán cây gần nhà thờ Đức Bà để tán gẫu vài câu chuyện vui với bạn bè, đồng nghiệp. Có lẽ do thói quen ngồi bệt nên cái tên “cà phê bệt” cũng từ đó mà ra.
Còn ở Hà Nội, người ta thường có sở thích “trà chanh chém gió” đủ chuyện trên đời bên những vỉa hè quen thuộc. Mộc Châu, Sơn La hay Phú Thọ,… đó là những đồi chè xanh mướt nổi tiếng cung cấp những tách trà Bắc thơm lừng.
Chửi nhau
Từ ngữ đa dạng, phong phú, hơn nữa lối sống tế nhị, lịch sự ăn sâu nên ngay cả trong cách chửi, người Hà Nội cũng phải khéo léo. Chỉ riêng việc mất cắp con gà, dân miền Bắc đã có thể ứng khẩu thành văn khi có nguyên một bài để chửi.
Trái lại, ở Sài Gòn, người ta thể hiện thái độ không ưng ý bằng những từ rất “hàm ngôn” và “dễ hiểu”!
Tám chuyện điện thoại.
Ngoài Hà Nội, người ta vô tư đứng ngay ngã tư điện để móc điện thoại ra nghe mà không sợ bất cứ điều gì. Nhưng nếu cùng thực hiện hành vi này ở trong Nam, chiếc điện thoại của bạn không chắc đã còn nhé!
Bắt đầu ngày mới
Nếu như ở Hà Nội, đa số người dân có thói quen chào ngày mới bằng những bài tập thể dục hữu ích thì ở Sài Gòn, người ta vẫn đang ung dung ngủ nướng, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Đối với dân Sài Gòn, lễ tết hay những ngày nghỉ là thời điểm vàng để ngủ thêm tí nữa.
Có thể bạn thích: