Ở môn Toán cũng như các môn học khác, với thời gian ngồi học từ 35 – 40 phút trẻ thường hay mất trật tự, không tập trung. Và nếu gò ép bắt trẻ vào khuôn khổ thì trẻ không thích học, không có cảm tình với cô giáo, nếu không tạo ra sự say mê hứng thú cuốn hút học sinh thì chất lượng giờ học không cao. Vậy giải pháp nào có thể khắc phục được tình trạng này? Bài viết sau đây của TopChuan.com sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó với danh sách các trò chơi trong dạy học Toán cho học sinh lớp 1 hay và thú vị nhất
Trò chơi: “Xây nhà”
Mục đích: Củng cố thực hành so sánh các số trong phạm vi 5, đồng thời rèn luyện tính nhanh nhẹn, đồng đội cho học sinh.
Chuẩn bị: Vẽ 3 ngôi nhà trên 3 tờ giấy hình bên:
Hình thức tổ chức: Bút dạ màu (3 chiếc)
Chia lớp thành 3 đội chơi ( số đội có thể thay đổi cho chuộng với số học sinh của lớp)
Cách tiến hành: Mỗi tổ sẽ được nhận một ngôi nhà và một chiếc bút dạ màu. Các em sẽ chuyền tay nhau ngôi nhà từ đầu đến cuối tổ. Mỗi em khi cầm được ngôi nhà phải nghĩ ra một số ít để điền vào một ô trống ở phía hai bên cột có dấu >, <, =; mỗi số các em điền sẽ là một viên gạch xây nhà. Mỗi em chỉ được điền một lần. Các em có 5 phút để xây. Khi ngôi nhà đến tay bạn cuối cùng thì em đó phải nhanh chóng mang ngôi nhà của mình dán lên bảng.
Tổng kết trò chơi: Tổ nào điền đúng và nhanh nhất tổ đó thắng cuộc.
Trò chơi : Ai nhanh hơn
Mục đích: Nhằm củng cố cho bài hoc: Giúp học sinh nhận biết và đọc tên được các hình vuông, hình tròn và hình tam giác. Từ đó nhận biết các hình này qua vật thật.+Chuẩn bị:5 hình vuông, 5 hình tròn, 5 hình tam giác.
Cách chơi:
Giáo viên gắn lên bảng 5 hình vuông, 5 hình tròn, 5 hình tam giác.
Gọi 3 học sinh lên bảng nêu rõ nhiệm vụ: mỗi em chọn 1 loại hình:
- HS1: chọn hình tam giác.
- HS2: chọn hình vuông.
- HS3: chọn hình tròn.
Học sinh thi đua chọn nhanh các hình theo nhiệm vụ được giao.
Tổng kết trò chơi: Giáo viên cùng cả lớp phân thắng – thua, khen thưởng bạn chọn nhanh 1 tràng vỗ tay, phạt bạn thua bằng 1 bài hát.
Trò chơi 2: Nắm tay nhau xếp hình.
Mục đích: Rèn luyện kĩ năng nhận dạng và tạo dựng biểu tượng về các hình:hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào.
Cách chơi: Chia lớp làm hai dãy. Mỗi dãy cử 1 nhóm có nhiều hơn 5 bạn lên chơi. Giáo viên gọi tên của một hình nào đó, chẳng hạn hình tam giác ( hoặc hình vuông, hình tròn ). Mỗi nhóm cân nhắc xem nên chọn bao nhiêu người là đủ để có thể xếp được thành hình tam giác ( hoặc hình vuông, hình tròn ) người này nắm tay người kia để tạo thành hình mong muốn.
Cách tính điểm:
- Nhóm nào chọn số người hợp lí cho mỗi hình theo yêu cầu được 10 điểm.
- Nhóm nào xếp nhanh và xếp đẹp thì được 20 điểm
- Nhóm nào được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc.
Trò chơi: “Nhiều hơn, ít hơn”
Mục đích:
- Học sinh biết so sánh số lượng của các nhóm đồ vật;
- Biết sử dụng từ “nhiều hơn”, “ít hơn” trong khi chơi;
- Rèn tính nhanh nhẹn, chín xác trong khi làm bài tập.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa vẽ sẵn một số ít hình, số lượng hình ở mỗi tấm bìa khác nhau.
Hình thức tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
Cách tiến hành: Giáo viên đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau, các nhóm nhìn nhanh và nêu nhanh nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật nào có số lượng ít hơn.
Ví dụ: Giáo viên đưa tấm bìa vẽ: một bên có 4 bông hoa, một bên có 2 cái lá (cách vẽ tương ứng 1 – 1. Minh họa bằng hình vẽ dưới đây), Học sinh nhìn nhanh, nêu nhanh xem hoa nhiều hơn lá hay lá nhiều hơn hoa, …
Tổng kết cuộc chơi: Nhóm nào có số người nêu nhanh và đúng nhiều thì nhóm đó thắng cuộc. Nhóm thắng cuộc được cả lớp thưởng cho một tràng pháo tay hoan hô.
Trò chơi: Truyền điện
Mục đích:
- Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ dạng 14 + 3 (hoặc 17 – 7; 17 – 3 )
- Luyện phản xạ nhanh ở các em
Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ: em A xướng to 1 số ít trong phạm vi 100 chẳng hạn “12” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “cộng 5” rồi lại chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 17”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số ít như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “12” truyền cho B, mà B nói cộng “9”, tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
Lưu ý:
- Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ ..
- Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 ) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ :1 em hô to “5 + 2” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả “bằng 7”. Hay “17 – 7 ” truyền vào bạn tiếp theo nói “bằng 10”.
- Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn tạo được không khí vui, sôi nổi,hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi tô hình đúng, màu đẹp
Mục đích: Củng cố khả năng nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự khéo tay, óc thẩm mĩ.
Chuẩn bị: giấy khổ lớn với các nhóm hình.
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện lên chơi. Giáo viên phát cho mỗi đội 3 bút màu (xanh, đỏ, vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ.
Khi GV hô: ‘Tô màu đỏ vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn”.
Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình, không tô màu nọ chồng lên màu kia do nhầm) thì đội đó thắng cuộc.
Trò chơi “Ong tìm hoa”
Mục đích:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán ghi nhớ và tinh thần đồng đội.
Chuẩn bị:
- 15 chú ong trên mình có ghi các phép tính, mặt sau gắn nam châm;
- 3 bông hoa năm cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cành hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
Hình thức tổ chức: Theo tổ (mỗi tổ cử 5 bạn đại diện tham gia chơi).
Cách tiến hành: Giáo viên chia bảng làm 3 phần, mỗi tổ một phần. Gắn ở mỗi phần một bông hoa và 5 chú ong xung quanh, không theo trật tự nào, đồng thời giới thiệu trò chơi:
“Cô có 3 bông hoa trên mỗi cánh hoa là kết quả của các phép tính cùng những chú ong thợ chở các phép tính đi tìm kết quả của mình, nhưng các chú ong không biết phải tìm thế nào, con hãy giúp các chú ong nhé!”
Đại diện 3 tổ xếp thành ba hàng. Khi nghe hiệu lệnh: “Bắt đầu!” thì lần lượt từng em chạy lên lấy một chú ong và gắn vào một cánh hoa sao cho số trên cánh hoa là kết quả của phép tính mà chú ong đó chở. Bạn thứ nhất gắn xong chạy về chỗ thì bạn thứ hai mới được tiếp tục. Trong vòng 5 phút, đội nào gắn đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc.
Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên nhận xét đánh giá cuộc chơi và hỏi thêm:
+ Tại sao chú ong không tìm được đường về nhà?
+ Muốn chú ong này tìm được đường về nhà thì phải thay đổi số cánh hoa như thế nào? Số trên cánh hoa là số mấy?
Tổng kết trò chơi: Trong vòng 5 phút nhóm nào tìm đúng hoa cho mỗi chú ong và không bi tìm nhầm là đội thắng cuộc. Chú ong nào tìm nhầm hoa sẽ không được tính, đồng thời bị trừ đi 1 chú ong ở tổng số các chú ong tìm đúng cánh hoa.
Trò chơi “Thứ mấy? Ngày mấy? Tháng mấy?”
Mục đích: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngày trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng được ứng dụng trong đời sống.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 3 bảng kẻ sẵn.
Hình thức tổ chức: Thi đua theo tổ học tập, mỗi tổ cử 5 bạn chơi theo hình thức tiếp sức.
Cách tiến hành: Khi giáo viên bắt đầu tính giờ thì treo 3 bảng đã kẻ sẵn và yêu cầu đại diện mỗi tổ lần lượt lên điền thông tin theo từng hàng cho hoàn chỉnh trong vòng 5-7 phút.
Tổng kết trò chơi: Nếu đội nào xong trước và điền đúng hết các hàng thì thắng cuộc. Học sinh ở dưới chỉ cổ vũ không được nhắc, nếu tổ nào có bạn nhắc bài thì tổ đó bị trừ điểm. Bạn ở trên chưa về chỗ thì bạn ở dưới không được lên, nếu không cũng bị trừ điểm.
Trò chơi sắp xếp thứ tự
Mục đích: Học sinh nhận biết được thứ tự các số. Rèn tính nhanh nhẹn chính xác trong khi làm bài tập.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa có ghi sẵn số đã học từ 1 đến 10.
Luật chơi: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi em tham gia chơi một tấm bìa có ghi sẵn số để các em chuẩn bị. Khi nghe giáo viên hô: 1, 2, 3 học sinh lập tức mỗi em cầm tấm bìa có ghi sẵn số lên đứng vào vị trí của mình, khi nghe hô dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa.Giáo viên cùng cả lớp nhận xét tuyên dương những em biết xếp đúng vị trí.
Trò chơi “Xếp hình theo mẫu”
Mục đích: Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn. Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.
Chuẩn bị: Mỗi học sinh lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt trên bàn.
Giáo viên chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ):
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.Giáo viên đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong 1 thời gian ngắn (có thể đếm từ 1 đến 10), sau đo cất đi.
Khi giáo viên ra hiệu lệnh, học sinh dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của giáo viên đưa ra.
Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những học sinh nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng.
Trò chơi: “Em tên gì?”
Mục đích: Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm không quá 5 đồ vật, đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận logic cho học sinh.
Chuẩn bị: 5 dải ruy băng trên đó có vẽ 1, 2, 3, 4, 5 hình quả dâu tây.
Hình thức tổ chức: Chọn ra một đội 5 học sinh theo tinh thần xung phong, nên lấy ở một tổ đại diện để thi đua giữa các tổ.
Cách tiến hành: Khi bắt đầu trò chơi, giáo viên buộc quanh đầu mỗi em một dải ruy băng. Trong thời gian ngắn nhất, các em phải đếm số dâu tây trên mũ của 4 bạn kia và nhanh chóng đoán ra trên mũ của mình có mấy quả dâu tây. Nếu đoán được trên mũ của mình có 3 quả dâu tây, thì em đó nói: “Tôi là quả dâu tây thứ 3 ”.
Tổng kết trò chơi:
- Người đoán đầu tiên được 3 điểm
- Người đoán thứ hai được 2 điểm
- Người đoán ba được 1 điểm
- Hai người còn lại sẽ không được tính điểm
Sau lần chơi thứ nhất, giáo viên đổi mũ và các em chơi tiếp. Chơi đến khoảng 3 lần thì tổng kết xem tổ nào thắng.
Chú ý: Giáo viên có thể để mỗi em chỉ chơi 1 lần, sau 5 lần chơi thì được 3 em có số điểm cao nhất để chơi với nhau và chọn ra nhà vô địch luôn giới thiệu đúng tên của mình.
Trò chơi: Bác nông dân giỏi
Mục đích: Học sinh biết dùng thước chia cm để đo đoạn thẳng.
Chuẩn bị: 3 tờ bìa hình chữ nhật mặt sau có bông hoa điểm 10, 3 thước thẳng chia cm.
Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm cử đại diện 1bạn tham gia chơi.
- Giáo viên treo tờ bìa đã định kích thước và nói: Một bác nông dân được hợp tác xã chia cho một mảnh vườn hình chữ nhật nhưng chưa rõ kích thước là bao nhiêu. Em hãy giúp bác ấy đo lại thửa ruộng nhà mình.
- Học sinh dùng thước đo các cạnh mẳnh vườn ( tờ bìa ).
Tổng kết trò chơi: Tuyên dương, khen thưởng cho học sinh đo nhanh và chính xác tờ bìa có bông hoa điểm 10 đó.
Có thể bạn thích: