Lợi thế của máy ảnh không gương lật là gọn nhẹ, chụp không tạo ra tiếng ồn như DSLR và ưu điểm lớn nhất của chúng dĩ nhiên là kích thước và trọng lượng… Tuy nhiên, chúng cũng có những nhược điểm khác là sử dụng kính ngắm điện tử không phải là quang học như DSLR, một số thì trang bị 2 kính ngắm điện tử và quang nhưng giá không hề rẻ. Dưới đây là 15 máy ảnh Mirrorless tốt nhất bạn có thể mua.
Fuji X-T2
Fuji X-T2 có thiết thế tựa như X-T1 nhưng có một số cải tiến lớn là hệ thống lấy nét tự động, bắt nét di chuyển theo đối tượng nhanh hơn và chính xác hơn. Tốc độ chụp liên tiếp cao lên tới 8 khung hình/giây, máy sử dụng cảm biến 24.3 Megapixel X Trans III CMOS. Trang bị kính ngắm điện tử EVP độ phủ 100% OLED rộng và sáng rõ.
*Thông số kỹ thuật:
- Kích thước Sensor: APS-C
- Độ phân giải: 24.3 Megapixel
- Viewfinder: EVF
- Màn hình: 3.0-inch tilt-angle display, 1.040.000 dots
- Chụp liên tiếp: 8fps
- Quay phim: 4K.
- Màn hình 3 inch 1.040.000 điểm ảnh sáng rõ (500 cdm/2 so với 250 cdm/2 X-T1).
- Máy trang bị chíp xử lý X-Processor Pro cho tốc độ xử lý nhanh hơn với 325 điểm lấy nét.Dải ISO từ 200-12.800 có thể mở rộng lên 100-51.200.
- Khả năng quay video 4K UHD (3840 x 2160) ở 30, 25, 24 khung hình.
- Thời lượng pin theo nhà sản xuất có thể chụp được 1.000 hình và quay phim 4k được 30 phút.
- Máy được trang bị 2 khe cắm thẻ SD.
- Đây là một trong những máy ảnh mirrorless tốt nhất hiện nay, có những cải tiến lớn so với X-T1.
Giá bán: khoảng 36,9 triệu đồng.
Canon EOS M
Canon EOS M sử dụng cảm biến APS-C 18.1 Megapixel, hệ số crop 1.6 tương tự máy ảnh ống rời (DSLR) Canon 650D, có kích cỡ vật lí ngang bằng cảm biến trong máy ảnh compact Sony và Samsung, song lớn hơn cảm biến trong máy Micro Four-Thirds của Panasonic, Olympus và cảm biến trong Nikon 1 V1/J1.
Cảm biến CMOS Mirco Four Third 14.3 Megapixels, đây là thế hệ máy ảnh không gương lật đầu tiên của Canon. Có vẻ như là hãng máy ảnh chậm chân nhất trên thị trường. Canon đã âm thầm phát triển cho mình một sản phẩm chất lượng tốt nhất so với các hãng cạnh tranh khác với nhiều tính năng mạnh mẽ như màn hình cảm ứng tích hợp hệ thống lấy nét nhanh. Định vị toàn cầu GPS, kết hợp chụp tự động và chỉnh tay hoàn toàn.
*Thông số kỹ thuật :
- 18 megapixels cảm biến CMOS Mirco Four Third
- Hệ ống kính Canon EF-M
- Bộ xử lý hình ảnh DIGIC 5
- Màn hình 3 inch cảm ứng mật độ điểm ảnh 460.000
- Quay phim full HD với âm thanh nổi
- ISO 100-12.800
- Có 3 màu Đen, Trắng và Đỏ
Giá bán: từ 19,5 triệu đồng.
Fujifilm X-T1
Với chất lượng hình ảnh vượt trội cùng thiết kế không chỉ đẹp mà còn rất bền bỉ, X-T1 có thể được coi là sản phẩm máy ảnh compact tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Điểm mạnh:
- Thiết kế cổ điển.
- Cảm giác cầm tay và sử dụng tuyệt vời.
- Chất lượng hình ảnh vượt trội.
- Ống ngắm (viewfinder) tuyệt vời nhất trong phân khúc.
Điểm yếu:
- Không có màn hình cảm ứng.
- Xử lý JPEG chưa tốt.
Các tính năng chính của Fujifilm X-T1:
Tất cả các tính năng đáng chú ý nhất của Fujifilm X-T1 đều nằm ở sau lưng máy.
- X-T1 có ống ngắm 0.77x độ phân giải 2,36 triệu chấm.
- Màn hình độ phân giải 1.040k pixel tỉ lệ 3:2 được đặt ở ngay sau lưng máy, giống như các dòng DSLR thông thường.
Với khả năng gập/mở, màn hình của X-T1 chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi chụp từ những góc hẹp cao hoặc thấp.
Kết nối Wi-Fi được tích hợp trong X-T1. Fujifilm cũng cung cấp một ứng dụng mới cho phép người dùng điều chỉnh nhiều tính năng hơn, bao gồm cả chọn điểm lấy nét tự động. Bạn có thể lựa chọn grip cầm tay có chứa pin cỡ lớn (VG-X-T1), hoặc lựa chọn grip cầm tay nhỏ hơn bằng kim loại. X-T1 có khả năng quay phim HD, song lại không có đèn flash tích hợp. Thật may mắn, Fujifilm đã cung cấp theo máy đèn flash ngoài dạng clip-on (gắn liền) lên hotshoe tiêu chuẩn.
X-T1 sử dụng một thuật toán lấy nét tự động đã từng được sử dụng trên chiếc XE-2 nhằm cải thiện độ chính xác trong điều kiện thiếu sáng. X-T1 cũng có vi xử lý hình ảnh EXR Processor II của XE-2, với thời gian khởi động chỉ là 0,5 giây và thời gian trễ cò máy chỉ là 0,05 giây.
Giá bán: khoảng gần 30 triệu đồng.
Panasonic Lumix GF6
Panasonic Lumix GF6 là mẫu cuối cùng hiện tại trong phân khúc máy ảnh không gương lật tầm trung với kết nối Wifi và NFC với nhiều công nghệ hình ảnh tiên tiến được tích hợp bên cạnh độ phân giải cao và màn hình cảm ứng 3 inch. Khả năng lấy nét nhanh kết hợp bộ xử lý hình ảnh Venus cùng thư viện hình ảnh bao gồm 19 hiệu ứng.
Khác với các dòng sản phẩm trước, phiên bản mới nhất của dòng GF được cải tiến toàn bộ, thay vì các nâng cấp riêng lẻ. GF6 mang trong mình cảm biến 16 Megapixel, ngang với GX1. Bên cạnh đó, GF6 cũng có vi xử lý hình ảnh Venus mới nhất, một màn hình cảm ứng có thể xoay 180 độ cùng một nút xoay chọn chế độ ở phía trên.
*Thông số kỹ thuật :
- 16 megapixels cảm biến Live MOS Micro Four Thirds
- Màn hình cảm ứng chống trầy 3 inch với 1040.000 điểm ảnh
- Bộ xử lý hình ảnh Venus mới
- Tăng khả năng lấy nét tự động trong điều kiện ánh sáng yếu
- Thư viện 19 hiệu ứng hình ảnh và chế độ chụp Panorama
- Quay phim full HD với âm thanh nổi
- ISO 160-25.600
- Chụp liên tiếp với 4/2 khung hình/giây
- Kết nối Wi-Fi, NFC
- Hai màu trắng và đen
Giá bán: khoảng 14,2 triệu đồng.
Nikon J1
Nikon J1 mang cảm biến EXPEED 3 CMOS kích thước 13,2 x 8,8 mm độ phân giải 10 Megapixel như V1 nhưng không có kính ngắm điện tử và lớp vỏ bằng nhựa. Đây là sản phẩm đầu tiên không gương lật của Nikon mong muốn mang trải nghiệm mới có sẵn từ những sản phẩm lớn hơn xuống dòng máy nhỏ gọn này. Mẫu máy này sở hữu khả năng lấy nét và tốc độ chụp liên tục lên tới 10 khung hình mỗi giây với khả năng lấy nét tự động. Sản phẩm được bán kèm ống kính 10 – 30 mm.
Nikon J1 sở hữu dáng hình “chữ nhật” truyền thống của máy ảnh dòng compact nhưng được vát 4 cạnh bo cong tạo sự mềm mại. Tổng thể thiết kế và các chi tiết trên thân máy đơn giản, không cầu kỳ nhưng rất tinh tế, trong khi đó, lớp vỏ bằng nhựa cứng mang lại cảm giác chắc chắn cho máy. Mặt trước máy tích hợp micro kép, điểm phát hồng ngoại, mắt đo sáng lấy nét – đèn nháy khi tự chụp và nút tháo lắp ống kính. Tuy nhiên, mặt trước quá “trơn tru” và không có gờ bám tay cho người dùng, khiến J1 tạo cảm giác dễ rơi và không chắc chắn khi chụp với 1 tay. Dĩ nhiên, J1 sử dụng ống kính ngàm 1-mount hoàn toàn mới, có kích thước phù hợp với thân máy. Mặt sau máy nổi bật với màn hình LCD lớn, kích thước 3.0 inch, 460.000 điểm ảnh chiếm gần như toàn bộ không gian phía sau máy. Tuy nhiên, màn hình này không có khả năng xoay lật linh hoạt như các đối thủ cùng phân khúc là SonyNEX-C3, NEX 5-N và Olympus E-PL3… Cạnh màn hình là các nút chuyên dụng cho giao diện chính của ảnh, giúp dễ dàng xem lại hình ảnh, xóa hình, chọn chế độ vào Menu…
*Thông số kỹ thuật :
- 10.1 megapixels cảm biến CX CMOS
- Hệ ống kính Nikkor ngàm F
- Bộ xử lý hình ảnh EXPEED 3
- Màn hình 3 inch mật độ điểm ảnh 460.000
- Quay phim full HD với âm thanh nổi
- ISO 100 – 3.200 (6.400 chế độ nâng cao)
- Có 3 màu Đen, Trắng và Đỏ
Giá bán: khoảng 7 triệu đồng.
Sony Alpha A5000
Sony tiếp tục hợp nhất các máy ảnh của mình dưới nhãn hiệu Alpha với việc tung ra thị trường nhẹ hơn chiếc Sony A5000. Đây là một sự thay thế cho NEX-3N, nhưng hiệu quả là tái đổi thương hiệu và làm mới, thêm chức năng Wi-Fi và một bộ xử lý hình ảnh cải tiến. Vì kích thước và hình dạng cho thấy, A5000 là một trong số các máy ảnh nhỏ gọn nhất của Sony, làm cho nó trở thành một lựa chọn tiềm năng nếu bạn muốn nâng cấp từ một chiếc điện thoại nhỏ gọn hoặc thậm chí là một chiếc điện thoại thông minh.
Các điểm mới khác trên Alpha A5000:
- Chế độ chỉnh Manual đã cho phép chỉnh ISO tự động. Tức là bạn sẽ cố định khẩu độ (f) và tốc độ (speed) để ISO tự nhảy theo độ sáng và phơi sáng tự động. Tuy nhiên hãy thiết lập phím (?) để nó trở thành phím exposure. Ở α7/α7R thì nó nằm riêng, tiện hơn nhiều.
- Chế độ ISO tự động cho phép điều chỉnh độ biến thiên của dải ISO. Giả sử bạn có thể thiết lập ISO 100-16.000 hay chỉ đơn giản muốn dùng ISO từ 2.00-3.200. NEX-7 có tính năng này nhưng NEX-5T và NEX-6 không hề có.
- Dải ISO cho tính năng quay phim hỗ trợ 6.400
- Có thêm tính năng Zebra giống với α7/α7R
Giá bán: khoảng 8 triệu đồng.
Olympus PEN Mini E-PM2
Olympus giới thiệu chiếc Pen “Mini” đầu tiên, E-PM1 vào cuối năm 2011. Trong khi hầu hết các ống kính ống kính có thể thay đổi được đều nằm ở đâu đó trên quang phổ giữa một điểm – và – chụp và một máy ảnh DSLR đầy đủ tính năng, E-PM1 nghiêng nghiêng về phía compact. Không giống như những người tiền nhiệm PEN kỹ thuật số, nó không cung cấp quay số chế độ ngoài và điều khiển vật lý tương đối ít, trao đổi các tính năng này cho dấu chân nhỏ nhất và nhẹ nhất của bất kỳ Olympus ILC nào.
Olympus E-PM2 dựa trên các thông số kỹ thuật của model trước đó bằng cách thêm một màn hình cảm ứng 3.0 inch, thêm hai nút và một cái kẹp nhỏ gắn sẵn trên bảng điều khiển phía trước.
Các thông số chính của Olympus E-PM2:
- 16.1 megapixels với cảm biến Live CMOS
- Ống kính dòng Micro Four Thirds
- Hai chế độ chống rung thân máy
- Màn hình cảm ứng 3 inch với 460.000 điểm ảnh
- Chế độ chụp HDR
- Quay phim full HD với âm thanh nổi
- Chế độ trộn màu, chỉnh màu dành cho phim HD
- ISO 200 – 25.600
- Chụp liên tục 8 khung hình/giây
- Hỗ trợ thẻ nhớ SDXC và chuẩn kết nối thẻ không dây Eye-Fi
- Có 4 màu: đỏ, đen, trắng và bạc
Giá bán: khoảng 12,6 triệu đồng.
Fuji X-T20
Máy ảnh Fujifilm X-T20 vẫn được trau chuốt theo kiểu thiết kế hoài cổ thường thấy. Xét về ngoại hình thì sản phẩm giống hệt với X-T10 trước đây. Tuy nhiên, lớp vỏ được chế tạo bằng hợp kim magie bền bỉ và chắc chắn hơn. Hệ thống nút bấm bố trí khá hợp lý với các núm xoay điều chỉnh tốc độ, cộng trừ EV và các chế độ ở mặt trên. Mặt sau của máy vẫn là các nút tùy chỉnh thường thấy.
Bên trong thân máy là cảm biến X-Trans CMOS III độ phân giải 24 Megapixel cùng bộ xử lý hình ảnh X-Processor Pro giúp ảnh đạt được chất lượng khá tốt với các gam màu có độ tương phản cao, độ chi tiết tốt và mượt mà ở những vùng chuyển màu. Độ phân giải cao cũng giúp việc in ảnh khổ lớn dễ dàng mà không làm mất chi tiết hay vỡ nét.
Một điểm vượt trội của máy ảnh Fujifilm X-T20 so với đàn anh X-T10 chính là hệ thống lấy nét mới bao gồm 325 điểm lấy nét toàn khung, trong đó có 91 điểm lấy nét theo pha cực nhạy. Đi kèm với đó là công nghệ lấy nét AF thừa hưởng từ X-T2 và thuật toán xử lý có thể phát hiện những vùng tương phản cực thấp hoặc những chi tiết cực nhỏ. Vì thế, bạn có thể chụp ảnh chim chóc hay bắt dính các đối tượng đang di chuyển một cách dễ dàng. Các điểm lấy nét tập trung chủ yếu bao phủ 40% khung hình trung tâm và lấy nét từ dưới lên nên bạn có thể sáng tác trong nhiều hoàn cảnh, nhiều mục đích khác nhau. Ở tốc độ màn trập cơ tối đa 1/4.000 giây (1/32.000 giây màn trập điện tử) và tốc độ chụp liên tục 8 khung hình/giây, hệ thống lấy nét mới khá hữu dụng nếu bạn muốn chụp ảnh thể thao.
Máy ảnh Fujifilm X-T20 có dải ISO 100-12800 và đi kèm với chế độ ultra-high ISO settings khử nhiễu tiên tiến. Kết hợp với hiệu năng mạnh mẽ của cảm biến và chip xử lý, các bức ảnh được chụp ở mức ISO cao nhất 12800 vẫn giữ được độ mượt mà, không làm ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng hình ảnh. Màu đen có độ sâu mịn màn, các tone màu giữ được sự tự nhiên trong điều kiện sáng yếu.
Mặt sau của máy ảnh Fujifilm X-T20 là một màn hình LCD 3 inch 1/040k điểm ảnh và EVF công nghệ OLED 2,36 Megapixel phóng đại 0.62x. Như vậy, khả năng quan sát đối tượng được rõ ràng và người dùng cũng có thể kiểm soát tốt các thông số. Ngoài ra, màn hình LCD có khả năng cảm ứng và xoay lật đa chiều hỗ trợ khá tốt việc tùy chỉnh các thông số nhanh trên màn hình, cũng như lấy ảnh ở những góc khó.
*Thông số kỹ thuật:
- Với thiết kế cổ điển nhìn trông giống X-T2 ở phía trên, đây là phiên bản rút gọn của X-T2 nhưng vẫn thừa hưởng cấu hình mạnh mẽ của của X-T2 nhưng giá cả lại tốt hơn cho người sử dụng.
- Fuji X-T20 sử dụng cảm biến 24.3 Megapixel X-Trans CMOS III APS-C sensor so với 16.3 Megapixel của X-T10.
- Dải ISO 200-12.800 mở rộng lên 100-51.200, chế độ mở rộng cho phép bạn chụp cả JPEG và Raw, một nâng cấp mới so với X-T10 chỉ chụp JPEG.
- Kính ngắm điện tử OLED với 2.36 triệu điểm ảnh.
- Chế độ quay phim 4K (3.840 x 2.160) ở 30 khung hình, Full HD (1920 x 1080) 60 khung hình.
Giá Bán: khoảng 21 triệu đồng.
Sony NEX-3N
Sony Nex 3N được biết đến là máy ảnh không gương lật sử dụng cảm biến Crop (APS-C) trong dòng Nex nói chung và nhỏ nhất thế giới thế giới nói riêng. Sản phẩm được bán kèm với ống kính zoom Sony OSS 16 – 50 mm. Cải tiến mới nhất là hệ thống zoom trên máy, khi nhấn chụp vẫn có thể tiếp tục điều khiển ống kính trên máy. Chip xử lý hình ảnh BIONZ giảm thiểu nhiễu hạt đáng kể trong điều kiện chụp ánh sáng yếu. Chế độ tự động điều chỉnh bố cục để có khung hình đẹp cho hình chụp chân dung, cận cảnh (Macro).
*Thông số kỹ thuật:
- 16.1 megapixels cảm biến APS-C CMOS
- Hệ ống kính ngàm Sony NEX/E
- Ống kính đi kèm Sony 16-50 mm OSS Power Zoom f/3.5-5.6
- Màn hình chống trầy với 460.000 điểm ảnh
- Quay phim full HD với âm thanh nổi
- ISO200 đến ISO 16.000
- Chế độ chụp Sweep panoramic
- Chế độ chụp HDR/D-Range
- Chụp liên tiếp 4 khung hình/giây
- Tự động điều chỉnh bố cục
- Chế độ zoom sau chụp
- Flash tích hợp
- Hai màu trắng và đen
- Pin chụp 480 tấm
Giá bán: Khoảng 11 triệu đồng.
Sony Alpha A6300
Sony vừa ra mắt chiếc máy ảnh không gương lật A6300, kế nhiệm cho chiếc A6000 ra cách đây 2 năm rất thành công của họ. A6300 có khá nhiều nâng cấp đáng giá. Thứ nhất là chiếc máy ảnh không gương lật có hệ thống lấy nét nhanh nhất thế giới với 425 điểm lấy nét AF, tích hợp hệ thống tự động kích hoạt các điểm AF xung quanh một chủ thể, rồi tuỳ chỉnh điểm nét nhất đối với vật thể chuyển động trên toàn khung hình. Thứ hai là tốc độ chụp liên tiếp lên đến 11fps với lấy nét tự động và 8fps khi chụp live-view, đây là một cải tiến rất mạnh đối với một chiếc máy ảnh không gương lật vốn không được cho là thiết bị chụp các chủ đề chuyển động nhanh. A6300 sử dụng cảm biến APS-C 24.2 Megapixel, có khả năng nhạy sáng lên đến 51.200, quay video 4K.
Đây là chiếc máy ảnh mirrorless của Sony trang bị cảm biến APS-C, thiết kế nhỏ gọn với tốc độ chụp liên tiếp lên 11 khung hình/giây. Khả năng bắt nét nhanh trong điều kiện ánh sáng phức tạp và cân bằng trắng tự động rất tốt trong môi trường ánh sáng hỗn độn, đây là điều tuyệt vời để quay phim. Bên cạnh đó, chất lượng hình ảnh và video cao, trang bị Wifi và NFC để chia sẻ hình ảnh qua điện thoại, máy tính bảng,…
Giá bán: khoảng 24 triệu đồng cho thân máy.
Fujifilm X-Pro1
Fuji đã tiến một bước táo bạo vào thế giới máy ảnh không gương lật với sự ra mắt của Fujifilm X-Pro1. Được thiết kế dựa trên những nét tinh túy của X100 FinePix vốn có cảm biến lớn và chất lượng ảnh rất tốt, gây được cảm tình với người dùng. Fujifilm X-Pro1 là một dấu ấn khác khi máy tiến tới chất lượng ảnh của DSLR trong một thân máy nhỏ gọn nhờ kết cấu không gương lật.Fujifilm X-Pro1 và 3 ống kính ngàm XF đầu tiên đã được bán ra thị trường từ tháng 4/2012. Giá bán lẻ đề nghị cho thân máy là 1.700 USD (khoảng 35 triệu đồng), ống kính XF 18 mm f/2.0 và XF 35mm f/1.4 đều có giá 600 USD (khoảng 13 triệu đồng), còn ống XF 60mm f/2.4 macro có giá cao hơn một chút là 650 USD (khoảng 14 triệu đồng).
*Thông số kỹ thuật :
- 16 megapixels cảm biến crop (APS-C) X-Trans CMOS
- Hệ ống kính Fuji X
- Chụp liên tục 6 khung hình/giây
- Màn hình 3 inch mật độ điểm ảnh 1.230.000
- Quay phim full HD với âm thanh nổi
- ISO 100-25.600
- Hai chế độ ngắm quang học và điện tử
- Chế độ chụp giả lập màn chập
- Chế độ chụp Panorama
- Tích hợp xử lý chuyển đổi định dạng RAW
- Chế độ giả lập màu film
Giá bán: khoảng 50 triệu đồng.
Sony Alpha A6000
Cầm Sony Alpha A6000 gọn nhẹ, chắc tay và thuận tiện chụp đủ mọi thể loại với LCD lật, đặc biệt LCD gật gù rất tiện cho chụp hay quay video các góc khó. Chất lượng ảnh nhìn chung ấn tượng và hài hòa trong mọi thể loại ảnh khác nhau và nhiều hoàn cảnh ánh sáng khác nhau. Nên nếu có nhu cầu cần một chiếc máy gọn nhẹ, thay đổi được ống kính, nhu cầu chụp nhiều chủ đề ảnh và quay video HD thì Alpha A6000 là chiếc đáng để bạn tìm hiểu khi chọn mua máy ảnh.
- Ngàm ống kính: E-mount (tương thích cả FE)
- Mã hiệu máy: ILCE-6.000
- Cảm biến: CMOS Exmor 24.3 Megapixel, kích thước APS-C
- Bộ xử lí hình ảnh: BIONZ X
- Màn hình LCD: Xtra Fine 3 inch độ phân giải 921.600 điểm ảnh, lật lên và xuống
- EVF: 1 inch OLED, độ phân giải 1,44 triệu điểm ảnh, phủ 100%, phóng đại 1,07x
- ISO: 100-25.600
- Tốc độ màn trập: 1/4.000 giây
- Lấy nét: lai giữa lấy nét pha và lấy nét tương phản (Fast Hybrid AF)
- Số điểm lấy nét: 179 điểm (pha)
- Tốc độ chụp liên tục: 11 fps
- Đèn flash pop-up
- Chân kết nối mở rộng Multi-Interface (ISO518:2006)
- Kết nối Wi-Fi và NFC
- Cài đặt ứng dụng từ PlayMemories Camera Apps
- Pin: NP-FW50
- Kích thước: 12 x 66,9 x 4,3 cm
- Trọng lượng: 285g (thân máy) – 344g (thân máy, pin và thẻ nhớ)
Giá bán: Khoảng 12,5 triệu đồng.
Sony NEX-5TL
Sự xuất hiện của NEX-5R đánh dấu một sự thay đổi lớn trong series máy ảnh không gương lật của Sony. Nó cho thấy rằng những model tầm trung như NEX-5R vẫn có thể được điều khiển một cách linh hoạt và thuận tiện giống như những gì NEX-7 có thể làm. Hệ thống hai bánh xe và các phím nhấn mới chính là điểm mạnh hàng đầu của NEX-5R so với những những máy NEX khác cũng như các thiết bị mirrorless đến từ các nhà sản xuất khác. Cảm biến ở định dạng APS-C và bộ xử lí hình ảnh mạnh mẽ giúp NEX-5R cho ra những bức ảnh rất đẹp, cả trong điều kiện thiếu sáng lẫn đủ sáng. Kết nối Wi-Fi và các ứng dụng cài thêm cũng sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thật sự mới mẻ. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số nhược điểm trên 5R, ví dụ như màn hình không gập lên hoàn toàn khi gắn flash, cảm ứng chưa ngon, tuy nhiên chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sử dụng của chúng ta. Nếu bạn là một người yêu thích camera nhỏ gọn nhưng vẫn cần ảnh tốt và khả năng điều khiển giống với DSLR, NEX-5R là một lựa chọn cực kì lý tưởng.
Điểm mạnh:
- Chất lượng hình ảnh tốt
- Thân hình nhỏ gọn, nhẹ nhàng
- Khả năng điều khiển đã đơn giản và nhanh chóng hơn so với các đời NEX trước
- Kết nối Wi-Fi và kho ứng dụng mang lại trải nghiệm mới lạ, hỗ trợ chia sẻ ảnh nhanh chóng
- Sạc qua cổng microUSB, tiện lợi hơn
- Tốc độ lấy nét nhanh, chụp liên tục 10fps
Điểm yếu:
- Khả năng cảm ứng kém
- Bánh xe còn hơi nhạy, dễ chạm nhầm
- Việc gắn flash làm cản đường lật của màn hình
- Số lượng ứng dụng còn ít
Giá bán: khoảng 14 triệu đồng.
Có thể bạn thích: