Bọ cạp với hình thù nhỏ bé nhưng sở hữu nọc độc vô cùng mạnh khiến con mồi dễ dàng bị tê liệt và tử vong trong vài giây. Sinh vật đáng sợ này luôn kiến những … xem thêm…loài vật to lớn hơn phải khiếp sợ trong đó có cả con người. Cùng TopChuan.com tìm hiểu những sự thật thú vị về loài bò sát này nhé!
Sơ lược cấu tạo cơ thể của bọ cạp
Bọ cạp thuộc loại động vật không xương sống, thân phân đốt, gồm tám chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Thân bọ cạp chia làm hai phần: phần đầu ngực (đốt thân trước) và phần bụng (vùng thân sau):
- Phần bụng bao gồm phần bụng dưới và đuôi.
- Phần đầu ngực/Đốt thân trước: bao gồm lớp giáp, mắt, chân kìm (một phần của miệng), chân kìm sờ và 8 chân.
Phần bụng dưới: chia làm 8 đoạn. Đoạn đầu tiên chứa cơ quan sinh dục và dấu vết của một bộ phận phụ nay đã bị tiêu giảm gọi là nắp sinh dục. Đoạn thứ hai là 1 cặp cơ quan cảm giác giống như chất Pectine. Bốn đoạn còn lại bao gồm hai lá phổi. Phần bụng dưới được bọc giáp bằng chất sừng.
Phần đuôi: gồm 6 đốt (đốt đầu tiên như đốt bụng cuối cùng). Hậu môn của bọ cạp nằm ở đốt cuối cùng, đồng thời đốt này mang nọc độc. Đốt cuối lần lượt gồm một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc.
Giáp: bao quanh cơ thể, 1 số chỗ có lông làm cơ quan cân bằng. Một lớp phủ ngoài giáp vốn trong suốt sẽ biến thành màu xanh lục huỳnh quang dưới tia tử ngoại. Những con bọ cạp mới lột xác sẽ không phát sáng cho tới khi lớp giáp nó cứng cáp. Lớp phủ đó có thể không bị sứt mẻ trong hóa thạch suốt hàng trăm triệu năm.
Trong 1 số trường hợp hiếm hoi, bọ cạp sinh ra có thể có hai đuôi. Nó không phải là một loài mới mà chỉ là một sự bất thường trong di truyền học.
Hóa thạch bọ cạp phát hiện đã cách đây 415 triệu năm
Bọ cạp là một kiến trúc sư tài hoa trong sa mạc
Các nhà khoa học phát hiện rằng bọ cạp thiết kế hang rất thông minh, bao gồm phòng ấm và phòng mát nhằm giúp chúng thích nghi với môi trường sa mạc khắc nghiệt.
Dưới sự lãnh đạo của tiến sĩ Amanda Adams, thuộc Trường đại học Ben-Gurion (Israel), nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu hang của loài bọ cạp móng vuốt lớn có tên khoa học là Scorpio Maurus palmatus ở sa mạc Negev, Israel. Sau khi bắt bọ cạp, các nhà khoa học sử dụng nhôm nóng chảy cho vào trong hang, sau khi khuôn nhôm nguội sẽ được lấy ra ngoài. Kế tiếp là quá trình phân tích kết cấu hang bằng máy quét laser trang điểm và phần mềm máy tính.
Kết quả cho thấy, hang bọ cạp Scorpio Maurus palmatus rất phức tạp chứ không đơn thuần là những lỗ nhỏ mà chúng ta nhìn thấy trên mặt đất. Theo đó, mỗi hang bắt đầu bằng một lối vào thẳng đứng, dẫn tới một khu vực bằng phẳng nằm sâu vài cm dưới mặt đất.
Cấu trúc hang chia thành các phần riêng biệt, gồm cả phòng ấm và phòng mát. Ban đêm, trước khi ra khỏi hang săn mồi dưới cái giá lạnh sa mạc thì bọ cạp vào phòng ấm để tăng thân nhiệt. Vào ban ngày, bọ cạp sẽ chui vào căn phòng ẩm mốc nằm sâu dưới lòng đất để tránh cái nóng.
Tạp chí Science Daily dẫn lời tiến sĩ Adams cho biết, có thể ứng dụng kỹ thuật tạo hang của bọ cạp vào các công trình xây dựng của con người nhằm đối phó với biến đổi khí hậu đang xảy ra.
Hóa thạch bọ cạp phát hiện đã cách đây 415 triệu năm
Một nhóm nhà khoa học đã phát hiện nhiều di tích hóa thạch của bọ cạp cánh rộng trong các lớp bột kết màu trắng, tại mỏ đá xóm Chẽ, Hải Phòng.
Nhóm các nhà khoa học gồm: TS.Phipippe Janvier (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng Cổ sinh vật học và Cổ môi trường, Pháp ); TS. Nguyễn Hữu Hùng (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), PGSTS. Tạ Hòa Phương (Đại học Khoa học Tự nhiên). Bọ cạp cánh rộng có tên khoa học là Euryptida, thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda); có kích thước từ một vài cm đến 20 cm; nhưng cũng có những loài, kích thước đạt trên 2 m như các đại biểu thuộc giống Pterypgotus được phát hiện trong các trầm tích thuôc bậc Givet (380 – 375 triệu năm trước) của kỷ Devon ở Bắc Mỹ.
Chúng là những động vật săn mồi, sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ; bơi và bám bám đáy. Bọ cạp cánh rộng xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất vào kỷ Ordovic (500 triệu năm trước), phát triển mạnh mẽ trong các kỷ Silur, Đevon, Carbon và biến mất hoàn toàn vào nửa đầu của kỷ Permi (280 triệu năm trước).
Trước đó, năm 2002, các nhà khoa học người Anh Simon J. Braddy, Paul A. Selden và TS. Đoàn Nhật Trưởng (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) lần đầu tiên đã phát hiện ra hóa thạch Bọ cạp cánh rộng, trong các lớp đá bột kết ở sườn núi phía đông làng Ngọc Xuyên, bán đảo Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng; trong đó có loài mới Rhinocrcinosoma dosonesis; được xác nhận tuổi từ Sliur muộn đến Đevon sớm (415 – 410 triệu năm trước).
Việc phát hiện hóa thạch Bọ cạp cánh rộng, cùng với các nhóm hóa thạch khác như: thực vật ngành Thạch tùng, Tay cuộn không khớp, Cá cổ, Hai mảnh vỏ, Chân đầu (thời gian qua) cho phép các nhà cổ sinh định tuổi và tái tạo lại hoàn cảnh cổ địa lý và môi trường hình thành các trầm tích chứa chúng ở khu vực duyên hải Đông Bắc Việt Nam.
Những loài bọ cạp lớn nhất thế giới
Phần bụng bao gồm phần bụng dưới và đuôi.
Vì sao nọc bọ cạp đắt đến vậy?
Nọc bọ cạp rất khó lấy. Người ta phải chiết nọc bọ cạp bằng tay và chiết nọc từng con một. Một con bọ cạp chỉ có thể sản sinh ra tối đa 2 milligram cho mỗi lần chiết.
Thử làm một phép toán, nếu bạn có một con bọ cạp, bạn sẽ phải chiết nọc 2,64 triệu lần để đổ đầy một gallon. Người lấy nọc cũng đối mặt nguy cơ bị bọ cạp cắn. Dù một vết chích không đủ giết chết một người khỏe mạnh, nhưng chắc chắn sẽ rất đau.
Một lý do khác khiến nọc bọ cạp trở nên đắt giá, đó là tính ứng dụng của nó trong y học. Bên trong nọc độc chết người của bọ cạp chứa rất nhiều thành phần giúp ích trong việc tạo ra các loại thuốc mang tính đột phá, tiên phong. Chẳng hạn, chlorotoxin trong nọc độc bọ cạp có thể liên kết với 1 số tế bào ung thư trong não và cột sống, từ đó giúp xác định kích thước và vị trí cụ thể của các khối u.
Các nhà nghiên cứu còn sử dụng bọ cạp để loại bỏ bệnh sốt rét ở muỗi. Kaliotoxin trong nọc bọ cạp cũng được thử nghiệm để chữa các bệnh về xương trên chuột. Các nhà khoa học hy vọng nó cũng có hiệu quả tương tự trên người. Càng nghiên cứu nọc bọ cạp, các nhà khoa học càng phát hiện nhiều công dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về nọc độc bọ cạp sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, họ đang cố gắng tìm ra cách chiết nọc bọ cạp nhanh hơn.
Làm gì khi bị bọ cạp cắn
Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao, nhiều người còn dùng bọ cạp ngâm rượu uống chữa chứng đau nhức. Những loài bọ cạp mang nọc độc gây chết người chỉ có ở châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ.
Vết chích của bọ cạp Việt Nam thường gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ, nhưng không gây chết người. Có khi nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị cắn nhưng liền sau đó có người bị chóng mặt, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, nước mũi, bi quan nôn, cứng chân tay, nặng hơn là co giật toàn thân, bị rối loạn nhịp tim…
Khi bị bọ cạp cắn cần làm sạch vết thương, sát trùng tại vết chích bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ, chườm lạnh để giảm sưng. Uống thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol… và thuốc kháng histamin H1 làm dịu như phenergan, chlorpheniram, diphenhydramin. Đôi khi phải dùng tới corticosteroid, dapson để cải thiện tổn thương da.
Những loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp … hoàn toàn có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng. Chúng hoàn toàn có thể gây triệu chứng body toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một vùng, nhiễm khuẩn .Các triệu chứng này không phải thường gặp, nhưng tốt nhất là sau khi sát trùng vết cắn, phải đến ngay bệnh viện để bác sĩ khám và giải quyết và xử lý .
Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại
Có thể bạn thích: